[MINH HUỆ 10-10-2013] Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn, được tổ chức tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, gần đây đã có mặt tại một số thành phố của Pháp. Sau Caen và Périgueux, triển lãm đã diễn ra tại Cercle Saint Martin ở Colmar từ ngày 11 đến 15 tháng 07 năm 2013.

Toà nhà Cercle Saint Martin ở Colmar, nơi diễn ra Triển lãm Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn

Xuất phát từ dự án của họa sĩ – nhà điêu khắc Trương Côn Luân vào năm 2004, và sinh ra từ những thử thách đau thương của chính ông khi còn là tù nhân lương tâm ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công, Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn là bộ sưu tập các tác phẩm của một nhóm nghệ sỹ, chủ yếu là người Trung Quốc, họ đã thể hiện cảm xúc của mình trong việc tìm kiếm nghệ thuật Thần truyền của họ. Các tác phẩm lần lại lịch sử của pháp môn tu luyện Pháp Luân Công, phản ánh vẻ đẹp của môn tu luyện cổ xưa này, và cuộc đàn áp của chính phủ Trung Quốc từ năm 1999. Một phần của triển lãm gợi lên những gian khổ phi thường mà các học viên Pháp Luân Công và nghệ sỹ ở Trung Quốc đã trải qua và gánh chịu.

Nicole Schnell, Phó Thị trưởng thành phố Colmar, đặc biệt xúc động bởi bức tranh “Đêm tĩnh lặng”

Nicole Schnell, Phó Thị trường thành phố Colmar, đã tham dự lễ khai mạc triển lãm nội bộ vào ngày 11 tháng 07. Bà đặc biệt xúc động trước bức tranh “Đêm tĩnh lặng”. Bà nói: “Bức tranh này mô tả sự thanh bình, và tôi thấy nó rất tuyệt”. “Sự tương phản trong những tác phẩm miêu tả cảnh đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã cho tôi cảm nhận được sức mạnh của nó. Chủ đề này trong triển lãm là khá kịch tính và thấm đẫm bạo lực, quả thực là khá khó khăn. Chúng tôi thấy các hoạ sỹ đã có những trải nghiệm nhất định trong tâm hồn và từng thớ thịt của họ, và đồng thời cũng có sự thanh bình này, đó là điều tuyệt vời.”

Ông Thierry Ritzenthaler, Chủ tịch của Cercle Saint Martin ở Colmar, nói rằng: “Tôi rất hân hạnh được đón tiếp và tổ chức cuộc triển lãm này trong phòng triển lãm của chúng tôi.”

Ông Thierry Ritzenthaler, Chủ tịch của Cercle of Saint Martin ở Colmar, cũng có mặt tại buổi lễ khai mạc. Ông chia sẻ niềm vui được tổ chức cuộc triển lãm: “Tôi đặc biệt hài lòng khi được tổ chức cuộc triển lãm này trong phòng triển lãm của chúng tôi. Tôi hy vọng sẽ có nhiều khách đến thăm quan để họ có thể được nhìn và nghe thấy những điều tôi thấy hôm nay.”

Ông Ritzenthaler đã rất sốc khi được biết chế độ Trung Quốc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù: “Đường dây buôn bán nội tạng có tổ chức này quả là một thách thức lớn. Thật không thể tưởng tượng được là chúng ta đã để cho mình quá đui mù và câm điếc như vậy trước con quái vật này. Đây là thời điểm toàn thế giới cần phải hành động để làm cho nó biến mất. Điều tuyệt vời là cuối cùng chúng ta cũng đã có thể xây dựng luật lệ để có thể vô hiệu hóa nó và đưa nó ra trừng trị.”

Họa sĩ Anne Schmitt: “Nó thật tỉ mỉ, giống như là nhân vật sắp bước ra khỏi bức tranh. Có rất nhiều năng lượng trong các kỹ thuật và màu sắc.”

Họa sĩ Anne Schmitt đã đánh giá rất cao kỹ năng và kỹ thuật của các nghệ sỹ. “Kỹ thuật của họ thật tuyệt vời, rất tinh tế, rất chính xác, phong phú về màu sắc, và màu sắc này đem đến cho chúng ta hy vọng, mang lại cảm giác bình an và niềm vui đối lập với sự tàn bạo của cuộc đàn áp. Nó thật tỉ mỉ và cho người xem cảm giác như là nhân vật chuẩn bị bước ra khỏi bức tranh.” Thông qua những bức tranh này, Anne Schmitt đã biết được sự thật về Pháp Luân Công và bị sốc trước cuộc đàn áp. “Trung Quốc là một quốc gia rất gần. Chúng tôi thật sự không biết chuyện gì đang diễn ra. Qua cuộc triển lãm này, chúng tôi phát hiện ra nhiều hành động bạo lực, những điều khủng khiếp mà chúng tôi không nghĩ là còn có thể tồn tại trên thế giới này. Cuộc triển lãm này đã giúp chúng tôi mở rộng tầm mắt, đó là điều vô cùng cảm động và đáng buồn.”

Anne Schmitt cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình: “Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã tổ chức cuộc triển lãm này… Cảm ơn vì đã mở rộng tầm mắt cho tôi, và xin gửi lời chúc mừng của tôi đến tất cả các nghệ sỹ đã truyền đạt thông tin này thông qua kỹ thuật của họ. Tôi cảm thấy rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ.”

Jean Winterstein: “Tôi sẽ luôn luôn ghi nhớ cuộc triển lãm tuyệt vời này.”

Đối với John Winterstein, cuộc triển lãm này thật sự cảm động: “Buổi triển lãm này của Pháp Luân Công đã mang đến cho tôi sự thích thú. Vẻ đẹp của những bức tranh khiến tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Tôi sẽ luôn luôn ghi nhớ cuộc triển lãm tuyệt vời này.” Anh xúc động chia sẻ cảm nghĩ của mình về bức tranh: “Những giọt nước mắt của niềm vui và nỗi đau”, nơi mà người hoạ sỹ mô tả điều ông nhìn thấy được về ‘Ngày phán xét cuối cùng’. Điều đó đã đánh thức tôi và nhắc tôi rất nhiều về niềm tin vào thiện và ác, thăng và trầm như họ nói.”

Anh cũng chia sẻ với những đau khổ mà các học viên đang phải chịu đựng. Anh cầu chúc cho cuộc triển lãm được thành công tốt đẹp.

Yvette Meyer: “Tôi cảm thấy rất xúc động. Thật khó để thốt lên lời bởi những gì mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang phải chịu đựng làm tôi cảm thấy bị xúc phạm.”

Yvette Meyer là một trong những người xúc động mạnh mẽ trước cuộc triển lãm: “Tôi rất xúc động. Thật kinh khủng. Trong tôi có quá nhiều cảm xúc và thật khó ngăn những giọt nước mắt khi chứng kiến những gì mà những người thực hành theo Chân – Thiện – Nhẫn đang phải chịu đựng. Thật kinh khủng khi chứng kiến cách mà chính quyền Trung Quốc đối xử với Pháp Luân Công. Tôi cảm thấy rất xúc động. Thật khó để thốt lên lời bởi những gì mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang phải chịu đựng làm tôi cảm thấy bị xúc phạm. Đây quả là một việc làm vô nhân tính”, bà nói

Chantal Asenbeler: “Bất chấp những bức tranh rất khó chịu về tra tấn và đàn áp, tôi vẫn cảm thấy tràn ngập yêu thương.”

Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn đã tạo cảm hứng cho Chantal Asenbeler, người cảm thấy bình an và tĩnh tâm khi chiêm ngưỡng các bức tranh: “Kể từ lúc ở đây, tôi cảm thấy tràn ngập yêu thương và năng lượng, bất chấp những bức tranh rất khó chịu về tra tấn và đàn áp. Tôi không muốn rời đi chút nào, bởi vì nó quá đẹp!”

Cô mô tả chuyến viếng thăm của mình là một khoảng thời gian hạnh phúc: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi ở đây bất chấp những áp lực và khó khăn. Tôi nghĩ nhiều về những con người này, những người không có quyền bày tỏ bản thân, sự sinh tồn khó khăn của họ trong thế giới này, nhưng tôi cảm thấy rất vui khi biết rằng còn có những điều tuyệt vời mà chúng ta giữ trong bản thân mình và có thể nhận được từ nó. Đó là điều quan trọng.”

Về mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công, Chantal Asenbeler nói: “Đó là lòng tham… Đạo đức sẽ sớm biến mất. Ngày nay có nhiều người trong các tổ chức y tế không phải vì nghề nghiệp của họ, mà vì lòng tham, tiền bạc, và sau đó, chúng ta nhanh chóng rơi vào sự hỗn loạn và rùng rợn này. Cần phải ban hành luật để ngăn chặn những tội ác như mổ cướp nội tạng vì tiền. Điều đó thật ghê tởm!”

Cô bày tỏ cảm giác bất lực khi sống trong một thế giới mà thiện ác không cân bằng, nhưng đồng thời vẫn mang theo thông điệp hy vọng: “Với tôi, tinh thần, cách duy nhất mà tôi có là cầu nguyện, là nghĩ đến những người đã mất đi tính mạng bởi vì họ không có quyền bày tỏ bản thân.”

“Tôi thực lòng hy vọng rằng những họa sĩ vẽ các bức tranh này có một cuộc sống bình yên và có thể biểu đạt bản thân họ. Đó là điều cần thiết”, Asenbeler kết luận.

Jean-Luc Dollé, một nhân viên ngân hàng, đã ca ngợi vẻ đẹp của triển lãm: “Các tác phẩm trong triển lãm này mang lại cảm giác bình yên. Có thể nói rằng chúng tôi cảm thấy các họa sĩ này tràn đầy năng lượng và có một sự kết nối đặc biệt.” Ông nhận xét: “Cũng có sự chịu đựng trong các bức tranh khắc họa cảnh chịu đựng, đó là điều bình thường. Và trong các bức tranh thể hiện sự bình yên, chúng tôi cảm thấy bình yên. Ngay cả những người không nhạy cảm, không cởi mở với những cảm xúc loại này cũng sẽ cảm thấy thế khi chiêm ngưỡng các bức tranh”, Dollé nói thêm.

Connelle Chevigny: “Tôi cảm thấy sốc vì trên thế giới này vẫn còn những người bị đàn áp vì đức tin của họ.”

Cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc là một trong những chủ đề của buổi triển lãm, và đó cũng là điều khiến Connelle Chevigny trăn trở và bất bình. “Tôi cảm thấy sốc vì trên thế giới này vẫn còn những người bị đàn áp vì đức tin của họ, và vì một chính phủ lại sợ hãi, đến và bắt người ta ra khỏi nhà của họ để tra tấn, giết hại. Chính phủ của các quốc gia khác nên cùng gây sức ép lên chính quyền Trung Quốc.”

Bà cảm thấy rất xúc động trước những gì được biết. “Có những đứa trẻ trở thành mồ côi bởi cha mẹ chúng bị giết, những người bị lôi đi khỏi nhà của họ, bị tra tấn đến chết, và chỉ được thả về nhà với gia đình khi họ đã cận kề cái chết. Đó là điều không thể chấp nhận!” bà thốt lên.

“Những gì họ thực hành dựa trên hòa bình, có lợi cho thể chất và tinh thần. Nhưng vấn đề là số người thực hành đức tin này lại quá lớn, và điều đó làm chính quyền lo sợ. Nhưng họ không chống lại ai cả”, bà nói.

Marie-France Martin: “Chân – Thiện – Nhẫn. Điều đó rất quan trọng.”

Với Marie-France Martin, cuộc triển lãm lần này mang lại cho khán giả một cảm giác mạnh mẽ, “Điều ấn tượng là sự chân thành toát ra từ những người này; họ mang theo một tinh hoa nào đó. Nó phần nào làm tôi nhớ tới cuộc đàn áp Cơ đốc giáo. Chân – Thiện – Nhẫn. Điều đó rất quan trọng”, bà khẳng định. “Tôi nghĩ mình sẽ đọc cuốn sách Pháp Luân Công. Tôi nghĩ mình sẽ đọc nó, bởi vì có vẻ như việc đọc nó một cách cẩn thận là quan trọng với tôi”, bà kết luận.

Một nhóm khách tham quan khám phá triển lãm

Vẻ đẹp của triển lãm đã làm đắm say lòng người dân Colmar và nuôi dưỡng những cảm xúc mạnh mẽ từ phía khán giả. “Tôi biết có cuộc đàn áp, nhưng nó đã hiện lên rất thực qua những bức tranh. Tôi thật sự cảm động, cảm động không nói lên lời”, một vị khách chia sẻ. Một vị khách khác đã để lại dòng nhận xét sau trong cuốn sổ lưu bút: “Một triển lãm đáng kinh ngạc về khả năng tái hiện thảm kịch liên quan đến Pháp Luân Công mà các nghệ sĩ đã có đủ sự dũng cảm để thể hiện nó bằng nghệ thuật.”


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/10/142637.html

Đăng ngày 23-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share