[MINH HUỆ 25-08-2013] Toà án Trung Sơn ở Đại Liên đã đưa 11 học viên Pháp Luân Công ra xét xử vào ngày 02 tháng 08 năm 2012. Môn tu luyện tinh thần này bị đàn áp ở Trung Quốc, và vô số học viên đã bị kết án và bỏ tù bất hợp pháp. Những công tố viên tham gia vụ việc này đã phải chịu đựng các vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng, điều này gợi ra những câu hỏi khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Công tố viên Lưu Nhật Cường được chuẩn đoán bị ung thư thận ngay sau khi ông thụ lý vụ án. Ông ta đã trải qua cuộc phẫu thuật để cắt bỏ một quả thận, và sau đó xin rút khỏi vụ án. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình của ông cũng bị các vấn đề về sức khoẻ ngay sau khi ông nhận vụ án, kết quả là con gái và mẹ của ông phải nhập viện. Sau đó, ông ta phải quay lại bệnh viện để tiếp tục điều trị.
Công tố viên thứ hai, Âu Huy Dũng, cũng không thể tham dự phiên toà vào ngày 02 tháng 08, và phải nhập viện vì bệnh tim.
Công tố viên thứ ba, Chu Lập Tường (nữ), không tham gia vụ án trước khi xét xử. Sự xuất hiện bất ngờ của cô ta tại toà án đã dẫn đến sự phản đối từ phía các luật sư bào chữa, nhưng toà án nhất định muốn để cô là công tố viên của phiên tòa – bất chấp các thủ tục pháp lý. Cô Chu đã hùng hổ tấn công cả hai luật sư biện hộ và khách hàng của họ và không tôn trọng các thủ tục pháp lý. Phần trình bày của cô ta trở nên rời rạc, khiến tất cả các luật sư bào chữa phải phản đối. Phiên toà đã rơi vào hỗn loạn.
Sau đó Chu Lập Tường đã khiến mọi người ngạc nhiên bằng việc đọc to bản tuyên án bịa đặt. Khi cô ta trở lại nơi làm việc của mình sau phiên toà, cô ta bắt đầu có triệu chứng lơ đãng, và thường ngồi nhìn vào khoảng không. Không lâu sau, cô bị ốm và phải nhập viện cho đến tận bây giờ.
Sau khi Lưu Nhật Cường bị bệnh, các nhân viên ở Viện kiểm sát đã nói với gia đình của ông ta rằng: “Chúng tôi cảm thấy ông Lưu đã bị quả báo vì để mình dính tới vụ án này. Nếu ông Cù Huy Dũng cũng bị bệnh, thì khi ấy Viện kiểm sát Trung Sơn sẽ rơi vào hỗn loạn, và không ai còn dám đảm nhiệm các trường hợp của Pháp Luân Công”.
Hiện ba công tố viên đã phải nhập viện – và phiên toà vẫn đang xúc tiến. Có lẽ nhân viên của Viện kiểm sát Trung Sơn, Sở Cảnh sát thành phố Đại Liên, và toà án nên nghiêm túc suy ngẫm những sự kiện này – chúng lẽ nào là ngẫu nhiên?
Thực ra, Lương Quách Vĩnh không phải là thẩm phán đầu tiên được giao xét xử vụ án này. Người nhận vụ án này đầu tiên là Thẩm phán 60 tuổi Cao Khang Bân, nhưng ông đã rút khỏi vụ án vì bị bệnh. Sau đó vụ án được chuyển sang cho thẩm phán Lương Quách Vĩnh. Lương được yêu cầu phải làm theo hướng dẫn của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật của thành phố, và thậm chí trong phiên toà, ông ta buộc phải xử theo những hướng dẫn đã được vạch sẵn.
Nhân quả là nguyên lý của vũ trụ, chứ không phải do con người hay các lực lượng chính trị quyết định. Trong văn hoá truyền thống Trung Hoa, mối quan hệ nhân quả cũng đã được ghi chép trong các cuốn sách của Nho giáo, Phật giáo, và Đạo giáo. Những nhà hiền triết cổ đại và những người có đạo đức coi sự trung thực và công bằng là đức tính cần thiết của con người. Mọi người đều kính trọng trời đất, và nghiêm khắc câu thúc đạo đức của chính mình. Ngay cả khi chỉ có một mình, họ vẫn tự kiểm điểm hành vi của mình để đảm bảo rằng nó không trái với luân thường đạo lý. Họ thận trọng và giữ gìn tâm thanh tịnh, không bao giờ làm những việc xấu trái với lương tâm của mình.
Con người trong xã hội Trung Quốc ngày nay, thấm nhuần chủ nghĩa vô thần của Đảng Cộng sản, tin rằng miễn là họ làm bí mật, thì người khác sẽ không biết được những hành vi xấu xa của họ. Trên thực tế, người ta không thể thoát khỏi quả báo vì những hành động xấu của mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/25/巧合还是报应——大连中山诉讼案倒下三个检察官-278611.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/19/142145.html
Đăng ngày 28-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.