Bài viết của Tân Thành

[MINH HUỆ 30-06-2013] Thành ngữ Trung Quốc có câu: “Nâng đá để đá rơi vào chân”, thường dùng như một phép ẩn dụ để chỉ ra rằng một người phải chịu đau khổ vì những việc làm sai trái của bản thân. Chúng ta đã chứng kiến mối quan hệ nhân quả này rất thường xuyên trong cuộc sống, nhưng thường không dám đối mặt với nó. Một số vô cớ tin rằng khổ nạn mà họ gặp phải chẳng hề liên quan đến những việc xấu mà họ đã làm. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại toàn bộ cuộc đời của một cá nhân, hay từ quan điểm của một học viên và hiểu biết về nhân quả, mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân và kết quả. Hãy xem một vài trường hợp.

Người công an ba hoa về việc bắt giữ nhiều học viên, sau đó bị thương do đá rơi

Học viên bà Trương Ngọc Lan, một giáo viên lịch sử tại Trường Trung học số 63 ở quận Nam Khai, Thiên Tân, đã bị người của Đồn công an Hướng Dương Lộ bắt giữ. Bà bị tra tấn trên một ghế sắt, trong khi một viên chức khoe khoang về số lượng các học viên Pháp Luân Công bị ông ta bắt giữ, kết án và đưa đến trại lao động – như thể ông ta đã làm một việc xuất sắc cho cộng đồng.

Năm ngày sau, khi trời đang sập tối, người công an đó khập khiễng đi hướng về bà Trương và nói: “Tôi thật xui xẻo! Tôi ra khỏi cửa, và một hòn đá từ trên mái nhà rơi ngay vào chân tôi.” Ông ta đưa chân phải ra hướng về bà Trương, người không nói bất kỳ điều gì hay thậm chí nhìn ông ta.

Người công an đứng nhìn bà Trương một lúc, sau đó hỏi: “Có phải là chúng tôi đã làm sai khi bắt giữ những người như bà?”

“Dĩ nhiên,” bà Trương nói: “Nâng một tảng đá chỉ để thả vào ngón chân của chính mình. Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói rằng một người sẽ nhận được phúc đức vô biên khi cấp một miếng thức ăn cho một người tu luyện. Nhưng các ông đã bắt giữ rất nhiều người tốt tu luyện ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ và đưa họ đến nhà tù và trại lao động cưỡng bức. Các ông nghĩ rằng bản thân đáng nhận lại gì?”

Đá rơi vào một nhóm công an đang lái xe

Công an Tịch Mẫn ở Đồn công an thị trấn Nam Cường ở Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên, đã rất tàn ác với các học viên Pháp Luân Công. Khoảng giữa trưa ngày 24 tháng 07 năm 2000, ông ta đã mắng chửi mắng một học viên đang phản đối cuộc bức hại bằng cách tuyệt thực: “Chết đói đi. Đáng đời lắm!”

Một tháng sau, một nhóm công an của Đồn công an Nam Cường và quản lý đô thị địa phương đã đi du ngoạn bằng tiền mà họ đã tống tiền từ các học viên Pháp Luân Công. Họ thông báo rằng đó là một chuyến đi huấn luyện.

Ba năm sau, khi họ đang lái xe trên một con đường gần Cam Tư vào một ngày vào tháng 08, thì một tảng đá rơi xuống từ một ngọn đồi, đâm qua cửa sổ xe và đập vào đầu của Tịch Mẫn. Ông ta bị bất tỉnh và được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Ông ta đã chết hai ngày sau đó.

Cả gia đình liên lụy vì một người hành ác

Vinh Xương Khoa là đội trưởng của một nhà tù tại Tân Kiều Loan, xã Vạn Gia thuộc quận Tùng Tư, tỉnh Hồ Bắc hơn 12 năm. Ông ta thường xuyên sách nhiễu và giám sát các học viên Pháp Luân Công địa phương, và thường xuyên lăng mạ các học viên tại các cuộc họp đội. Ngày 27 tháng 12 năm 2003, toàn bộ gia đình sáu người của ông ta đi du lịch bằng một chiếc xe đặc quyền. Khi họ sắp vào một đường hầm tại Tương Phiền, một tảng đá từ sườn đồi đã rơi về phía họ. Để tránh tảng đá, chiếc xe đã ngoặt hướng và rơi xuống một hồ chứa nước sâu 70 mét. Không ai sống sót.

Đá rơi vào người dân làng đã công bố bằng chứng giả chống lại các học viên  

Một thợ đá độ tuổi lục tuần tên Triệu Tượng Khiếu ở thôn Bùi Các, thị trấn Trang Nhị, huyện Xương Lê, Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc. Nhiều năm qua ông ta đã có một thái độ thù địch với Pháp Luân Đại Pháp và ngụy tạo bằng chứng giả để vu khống các học viên, tuyên bố rằng: “Các học viên Pháp Luân Công phải chịu trách nhiệm cho tất cả các vụ cháy trong thôn.” Vào đầu tháng 05 năm 2009, khi đang tách một mảnh đá trong một mỏ đá ở thôn Tiểu Lỗ, tảng đá đã rơi xuống và làm chân ông ta bị thương nặng. Triệu đã được đưa đến một bệnh viện nơi chân ông ta bị cắt bỏ.

Đây là một vụ tai nạn? Chúng tôi không nghĩ thế. Khi chế độ cộng sản Trung Quốc vu khống và cáo buộc sai Pháp Luân Công, Triệu là một đồng bọn và bịa đặt những lời giả dối để vu khống môn tu luyện ôn hòa. Chẳng phải ở phương Tây có câu nói rằng ‘gieo nhân nào, gặt quả đó’ hay sao?

Người chỉ điểm bị nghiền chết

Trần Cường Cường, sinh năm 1968, cư ngụ ở thôn Lương Gia Câu, thị trấn Tây Bách Pha, huyện Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc, là một người sống chỉ vì tiền. Ông ta và bạn bè vận hành một nhà máy chế biến đá cẩm thạch và sống khá thoải mái.

Khi thấy các học viên Phong Kiến Thành và Hàn Tam Mai (một cặp vợ chồng ở thôn La Gia Hội) đang phân phát tài liệu vào tối ngày 25 tháng 03 năm 2004, ông ta đã tố giác họ với đồn công an địa phương. Ba học viên đã bị bắt giữ, vào ngày hôm sau họ bị chuyển đến Sở công an huyện Bình Sơn và sau đó bị kết án ba năm lao động cưỡng bức.

Nhờ “thành tích đáng khen” này mà Trần Cường Cường đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thưởng 500 nhân dân tệ (khoảng 1.5 triệu đồng). Khi Trần đang dỡ đá vào ngày 26 tháng 06, ông ta đã bị một tảng đá lớn đè chết ngay lập tức. Khi đó ông ta 42 tuổi.

Trần yêu tiền như mạng sống của chính mình. Ông ta không bao giờ phân biệt tốt xấu, và đã làm nhiều điều đáng hổ thẹn như một người cung cấp tin mật. Bất hạnh của ông ta thực sự không phải là một tai nạn.

Các học viên Pháp Luân Công không thích nhìn người khác chịu khổ nạn. Phơi bày những trường hợp này như là lời cảnh báo những người không phân biệt tốt xấu do bị ĐCSTQ tẩy não. Chúng tôi hy vọng rằng mọi người trở nên ý thức hơn, và có khả năng phân biệt tốt xấu, và không “nâng đá để đá rơi vào chân.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/30/石头为何砸向这些人–275900.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/6/140886.html

Đăng ngày 12-08-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share