Bài viết của Y Thiên Kiếm
[MINH HUỆ 23-07-2013] Vào đầu tháng 07 năm 2013, Vương Hoan, biên đạo kiêm người chủ trì Chương trình dự báo và người chịu trách nhiệm kênh Phim tuần tới của Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã chết ở tuổi 43.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin rộng rãi về cái chết của Vương và quy cái chết là do khối lượng công việc nặng nề và áp lực lớn mà bà ta phải chịu trong khi làm người chủ trì cho kênh truyền thông. Truyền thông cũng đưa tin rằng trong số các chuyên gia [thuộc nhiều lĩnh vực], các chuyên gia truyền thông luôn xếp hàng đầu về vấn đề sức khỏe yếu kém do công việc mệt nhọc. Họ đưa ra danh sách 7 người chủ trì của CCTV đã chết trong 4 năm qua.
Vậy, có thực sự là người chủ trì cho kênh truyền thông lại có nguy cơ mắc bệnh cao hay không? Những người này có thực sự là do lao lực mà chết hay không?
Đương nhiên, ở đây không có ý rằng các chuyên gia truyền thông này không làm việc vất vả. Mà có ý rằng nếu chỉ đơn thuần do khối lượng công việc, thì khó có thể tàn phá sức khỏe của họ đến mức ấy.
Một công việc với phúc lợi lớn
Chính phủ chu cấp nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn cho các chuyên gia truyền hình có chuyên môn cao này, chẳng hạn như các kiểm tra y tế định kỳ, đi nghỉ định kỳ, chỉ vừa gặp các triệu chứng nhỏ nhất thì đã có thể đến gặp các bác sỹ tốt nhất ở các bệnh viện tốt nhất v.v.. Chiểu theo cách nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một khi những người này được đảng chọn lựa, thì cuộc sống của họ sẽ không còn là của riêng họ, và ĐCSTQ không quản phải mất bao nhiêu tiền và nhân lực để đảm bảo sức khỏe tốt cho họ.
ĐCSTQ có các yêu cầu rất cao đối với các nhân viên đài Truyền hình Trung ương của nó và đồng thời, đưa ra sự đãi ngộ về vật chất ngoài sức tưởng tượng khi nói đến sinh hoạt, công tác, gia đình, sức khỏe và danh tiếng của họ. Báo cáo gần đây thực chất đã được tính toán nhằm nỗ lực quy những cái chết của họ là do các vấn đề sức khỏe chồng chất, làm việc lao lực quá sức và dẫn đến bị ung thư.
Chi phí loại bỏ lương tâm của một người
Vậy vì sao những người này chết quá trẻ như thế? Có lẽ nó thực sự liên quan đến công việc của họ. Họ nói rằng ĐCSTQ muốn họ nói chứ không phải họ lựa chọn nói điều gì. Họ biết họ đang nói dối, song họ đã tiếp tục nói những lời lừa dối trong nhiều năm. Đỉnh điểm của việc nói dối này là họ ra sức đổ rất nhiều tâm tư tình cảm vào những lời lừa dối đó. Trạng thái này diễn ra trong nhiều năm đã khiến cho họ xuất hiện bệnh tật cả tâm lẫn thân.
Y học cổ truyền Trung Quốc nhận định rằng tinh thần một người [tốt hay xấu] chính là nguyên nhân tạo thành bệnh của cá nhân đó, tinh thần khỏe mạnh sẽ tạo ra thân thể khỏe mạnh hay “nội tâm an lạc nghĩa là thân thể vô bệnh”.
Y học hiện đại cũng cho rằng nhiều vấn đề sức khỏe như ung thư, ung thư vú, bệnh tăng nhãn áp, tăng huyết áp, v.v.. liên quan đến trạng thái tinh thần của một người. Nếu một người thường xuyên nói dối và cười giả dối thì làm sao mà tránh được việc sinh bệnh?
Vào tháng 03 năm nay (2013), Bạch Yến Thăng, người chủ trì các chương trình nghệ thuật Opera của CCTV, đã chủ động nộp đơn từ chức. Sau đó, ông ta nói rằng ông cảm thấy mình đang diễn kịch trong công việc. Sau khi trở về nhà và nằm lên giường, ông ta cảm thấy thân thể và tâm hồn mình hoàn toàn tách biệt. Một lần ông ấy đã tự hỏi bản thân: “Mình đã nói bao nhiêu điều chân thực sau ngần ấy năm?” Vậy điều gì xảy ra nếu ông ấy nói sự thật? Bạch Yến Thăng trả lời như thế này: “Tôi không thể biểu đạt cảm xúc chân thực và các quan điểm thật của mình khi tôi làm việc ở CCTV. Nếu tôi làm như vậy, tôi sẽ được mời ‘nói chuyện với các lãnh đạo’ và bị kỷ luật. Rất nhiều điều mà người ta không thể tưởng tượng ra được, ngay cả trong các chương trình quảng cáo cũng bị hạn chế.”
CCTV là một trong số các phương tiện phát ngôn chính của Đảng. ĐCSTQ sử dụng CCTV để tẩy não cả nước, lần lượt gây ra tác động xấu lên các nhân viên của CCTV. Vương Hoan dùng 20 năm cuộc đời mình nói dối cho ĐCSTQ, điều này không chỉ đầu độc tâm hồn của những người dân Trung Quốc, và cũng gây ra cái chết của chính bà ta.
Từ quan điểm của nhiều hệ tư tưởng truyền thống và hiện đại, tiêu biểu là quy luật nhân quả báo ứng của Phật gia, những người này đã cố tình làm đảo lộn đúng và sai, đổi trắng thay đen, đầu độc vô số chúng sinh, gây tội nghiệp nghiêm trọng và họ sẽ phải gặp quả báo.
Hai ví dụ điển hình khác là La Kinh, trụ cột cũ của kênh thời sự CCTV, và Trần Manh, nguyên phó giám đốc Bộ phận chuyên đề xã hội của CCTV.
La Kinh
La Kinh đã nói bất kỳ lời nói dối nào mà ĐCSTQ muốn ông ta nói. Trong hơn 10 năm sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, La có lẽ là thủ phạm độc ác nhất trong chiến dịch phỉ báng Pháp Luân Công của ĐCSTQ nhằm kích động sự hận thù đối với các học viên. Vị trí đặc biệt của ông ta không cho phép ông có quan điểm hay cảm xúc của riêng mình.
Trong quá trình tự thân tiến hành tẩy não, ông ta sẵn sàng đảm nhận vai trò người phát ngôn của ĐCSTQ nhằm lăng mạ Pháp Luân Công. Chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ đã bóp méo các nguyên nhân để hợp thức hóa cuộc đàn áp, dẫn đến việc bắt giam và cái chết của vô số học viên.
Cái chết của La Kinh hoàn toàn không liên quan đến công việc mệt nhọc. Theo thông tin từ những người trong cuộc, La trông tự mãn trên máy quay ngay cả khi ông ta đến Hậu Hải và Tam Lý Đồn, hai vũ trường có tiếng xấu cho những người giàu có và địa vị xã hội ở Bắc Kinh. Ông ta liếc nhìn phụ nữ và vung tiền boa rất hào phóng.
Ông ta đã bị chóng mặt trong hộp đêm mà thường hay lui tới và được đưa vào phòng cấp cứu. Một thời gian sau, ông ta chết do ung thư mô bạch huyết vào ngày 05 tháng 06 năm 2009, ở tuổi 48.
Trần Manh
Trần Manh nguyên là Phó giám đốc Bộ phận Bình luận thời sự và nguyên Phó giám đốc Bộ phận chuyên đề xã hội của CCTV. Ông ta từng phụ trách các chương trình truyền hình như Nói thẳng nói thật, Báo cáo tin tức điều tra, Chân trời phương Đông và Không gian sống. Ông ta rất tham vọng có được danh tiếng và quyền lực trong suốt những năm làm việc ở CCTV.
Vào ngày 23 tháng 01 năm 2001, ĐCSTQ dàn cảnh vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn để phỉ báng Pháp Luân Công. (Đoạn phim đã được điều tra bởi nhiều tổ chức quốc tế và được xác định là giả mạo.) ĐCSTQ sử dụng trường hợp dàn dựng này để kích động thù hận đối với các học viên Pháp Luân Công và như một lý do để tiến hành đàn áp toàn diện ngay sau đó. Trần Manh là một trong số những nhà sản xuất chương trình về vụ tự thiêu giả này. Ông ta đã chết vào ngày 24 tháng 12 năm 2008, ở tuổi 47.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/23/央视这三人为何皆得癌症而死–277022.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/10/141479.html
Đăng ngày 19-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.