Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

Tên: Triệu Diệp (赵烨)

Giới tính: Nữ

Tuổi: 43

Địa chỉ: Thành phố Đường Sơn, Hà Bắc

Nghề nghiệp: Nhân viên thiết kế Viện nghiên cứu gốm sứ Đường Sơn

Ngày bị bắt gần nhất: 25 tháng 02 năm 2011

Nơi giam giữ gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Hà Bắc (河北省女子劳教所 )

Thành phố: Đường Sơn

Tỉnh: Hà Bắc

Hình thức bức hại:  Bị sốc điện, lao động cưỡng bức, kết án bất hợp pháp, đánh đập, giam giữ, thẩm tra, cầm tù

[MINH HUỆ 28-10-2012] Một ngày vào tháng 03 tháng 2012, một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch được đưa đến Bệnh viện chữa ngực tỉnh Hà Bắc. Thật khó mà biết tuổi của bệnh nhân bởi cơ thể cô bị thiếu nước trầm trọng. Điều khó hiểu đối với các bác sĩ ở bệnh viện là bệnh nhân này hàng ngày được bốn công an đưa vào. Cô được chẩn đoán lao phổi, thiếu máu và suy dinh dưỡng trầm trọng. Sau nhiều tháng điều trị, tình trạng của cô vẫn không tiến triển nên gia đình đã đưa cô về nhà.

Người phụ nữ này tên là Triệu Diệp, là công dân 43 tuổi ở thành phố Đường Sơn. Cô là nhân viên thiết kế mỹ thuật của Viện nghiên cứu gốm sứ Đường Sơn, tại đó các thiết kế của cô nhận được nhiều giải thưởng. Sau đó cô làm thiết kế cho một công ty thiết kế nội thất. Khi ở tuổi 30, sức khỏe của cô suy yếu, bị nhiều bệnh tật và nóng tính. Sau khi luyện Pháp Luân Công, các bệnh của cô biến mất và tính tình cô trở nên ôn hòa. Tất cả người thân của cô đều rất vui mừng. Năm 2011, cô Triệu bị công an bắt đến Trại lao động cưỡng bức nữ Hà Bắc, và chưa đầy một năm bị tra tấn, người cô gầy yếu với cân nặng chưa đến 27kg (60 pound). Cánh tay phải cô bị tàn phế và tinh thần không tỉnh táo. Trại lao động không cho phép cô được bảo lãnh ra ngoài để chữa chạy cho đến khi cô không thể tự chăm sóc bản thân mình.

Trong năm tháng, gia đình cô Triệu phải chi trả hàng chục ngàn nhân dân tệ để chữa trị cho cô nhưng cô vẫn không hồi phục và chỉ có thể sống bằng truyền dịch và thuốc. Dù vậy, những người ở trại lao động cưỡng bức lao động nữ Hà Bắc vẫn bắt người thân cô báo cáo tình trạng của cô cho họ hàng tháng.

Cô Triệu Diệp

Cô Triệu Diệp bị tra tấn chỉ còn da bọc xương

Vào ngày 25 tháng 02 năm 2011, cô Triệu Diệp phát một đĩa CD Biểu diễn nghệ thuật Thần Vận và bị bắt cóc tới Đồn công an phố Hỏa Cự thành phố Đường Sơn. Đội an ninh nội địa thuộc Phòng công an Cao Tân đã lập tức bức hại cô Triệu và giam cầm cô bất hợp pháp tại Trại tạm giam thành phố Đường Sơn mà không có lời nhận tội hay chữ ký nào của cô. Vào ngày 11 tháng 03, đội trưởng Đội an ninh nội địa thuộc Phòng công an Cao Tân là Lưu Hồng cùng Tạ Lỗi đã cưỡng chế còng tay cô Triệu và đưa cô đến Trại lao động cưỡng bức Khai Bình trong 21 tháng. Vào tháng 05, cô Triệu bị đưa đến đội số 03 Trại lao động cưỡng bức nữ Hà Bắc để tiếp tục bị bức hại.

Khi cô Triệu đến trại lao động, cô cao khoảng 1m6 với diện mạo khỏe mạnh. Cô đi đứng nhanh nhẹn và nói năng lưu loát. Cô có một con gái đang học cấp hai và sẽ thi vào cấp ba trong năm 2011, và cần sự chăm sóc của cô. Vì công việc chồng cô thường phải đi công tác. Do đó, việc cô bị bắt đã hoàn toàn phá vỡ cuộc sống bình thường của gia đình cô. Khi cô đến trại lao động, công an cố gắng cưỡng ép cô từ bỏ niềm tin của mình. Cô Triệu đã chứng thực sự kỳ diệu của Đại Pháp với kinh nghiệm bản thân mình và kiên quyết cự tuyệt từ bỏ niềm tin hay hợp tác lao động nô dịch.

Cưỡng ép các học viên Pháp Luân Công đi lao động nô dịch là một trong những phương thức bức hại chính tại trại lao động. Giờ lao động thường nhiều hơn chín tiếng rưỡi mỗi ngày. Thỉnh thoảng khi các học viên không thể hoàn thành công việc, họ bị cưỡng ép làm thêm giờ vào buổi trưa hoặc buổi tối. Sau một năm lao động như vậy, nhiều người khỏe mạnh ở độ tuổi 20 trở nên cực kỳ ốm yếu. Trại lao động kết hợp với nhiều nhà máy bên ngoài với mục đích kiếm tiền. Lính canh không chỉ cưỡng ép những học viên không chịu chuyển hóa để đi lao động, mà còn gia hạn thêm thời hạn giam giữ họ.

Vào ngày 15 tháng 8 năm 2011, các học viên tại đội số 03 đã phản đối bức hại và phản đối lao động nô dịch. Cô Triệu là một trong số họ. Tất cả mọi người bị tập trung lại trong hội trường trên tầng hai. Hầu hết tất cả lính canh đều xông tới, một số cầm dùi cui điện với những tia lửa và âm thanh đáng sợ. Lã Á Cầm ra lệnh cho các học viên xếp hàng và quát tháo: “Tao không tin là tao không thể chỉnh đốn được bọn mày. Tao sẽ gia tăng thời hạn của bọn mày thêm ba tháng.” Những học viên không tham gia lao động nô dịch đều bị cô ta gọi lên.

Cô Triệu là người đầu tiên bị gọi lên và bị lôi vào phòng không có camera giám sát. Công an dùng dùi cui điện để chích điện vào người cô. Các dùi cui dài hơn 20 cm và có đường kính 3cm. Vào tháng 8, cô Triệu mặc áo sơ mi ngắn tay. Họ kéo áo cô và sốc điện vào xương đòn nơi mà tại đó những vết thương có thể nhìn thấy được. Họ chích điện vào cổ và miệng cô. Kết quả là răng và miệng cô Triệu đã bị đau trong vài ngày. Lính canh chủ yếu tra tấn cô Triệu là Lã Á Cầm và Lưu Tử Duy. Phùng Khả Trang theo dõi ở phòng bên cạnh và một số lính canh nam đứng bên ngoài quát tháo hỗ trợ tra tấn. Khoảng nửa tiếng sau cô Triệu bị đưa ra ngoài phòng và lính canh một lần nữa ép cô lao động nô dịch. Sau đó các học viên Lưu Tố Nhiên và Trương Ny bị đưa vào phòng để tra tấn.

Cảnh tượng này gợi lại Cuộc cách mạng văn hóa và thậm chí còn đáng sợ hơn. Một bên là công an quát tháo điên dại và bên kia mọi người đổ mồ hôi và run rẩy. Những người già đang run rẩy và mồ hôi chảy đầy mặt. Những người trẻ hơn bắt đầu khóc. Các học viên Pháp Luân Công không sợ hãi và đối diện một cách bình tĩnh. Tình trạng này kéo dài đến giờ ăn tối và không ai để ý bầu trời đã đầy mây đen và mưa bắt đầu rơi như thể trời xanh đang rơi lệ.

Ngày hôm sau cô Triệu bị phạt đứng một ngày. Ngày thứ ba cô vẫn không khuất phục và Lưu Tử Duy tiếp tục lôi cô vào phòng và đánh cô bằng dùi cui điện trong nửa tiếng đồng hồ. Khi ra ngoài, cô Triệu kéo tay áo và mọi người đều thấy cánh tay phải cô bầm tím. Buổi chiều cô bị đe dọa bởi lính canh Sư Giang Hà, người bắt cô học thuộc các quy định của trại lao động. Chồng của lính canh Sư có tên là Trương Ninh, cũng là một lính canh ở trại lao động. Ông ta đứng bên dọa nạt và nói: “Để tôi đưa cô ra ngoài nói chuyện một mình.” Sau đó cô Triệu bị ép ngồi trong phân xưởng cả ngày và ngủ trên sàn. Các lính canh nữ sai người theo dõi cô và không cho phép cô nói chuyện với người khác. Lính canh cách ly cô Triệu với người khác, cố gắng che giấu sự thật là họ đã đánh đập cô.

Cô Triệu ngủ trong hội trường gần ba tháng. Do đau đớn và tổn thương thần kinh, cánh tay phải cô bị teo cơ và lòng tay bàn phải trở nên nhỏ hơn so với lòng bàn tay trái gây cho cô nhiều bất tiện. Cô chỉ có thể dùng tay trái để ăn hay rửa ráy và khi giặt quần áo bởi tay phải cô không thể tạo ra lực. Tay phải cô có cảm giác như tách ra khỏi cơ thể. Cô nhiều lần yêu cầu đi kiểm tra tại một bệnh viện bình thường bên ngoài. Bác sĩ ở trại lao động có họ là Mã (nam, độ tuổi 40) nói rằng không cần kiểm tra miễn là xương không bị gãy.

Vào tháng 09 khi người thân cô Triệu đến thăm cô, cô kể những lần đánh đập mà cô phải chịu ở trại lao động và lính canh lập tức cắt cuộc nói chuyện qua điện thoại. Họ rất sợ tội ác của họ bị phơi bày. Sư Giang Hà chặn tất cả các thông tin liên quan đến cô Triệu bao gồm thư từ và các cuộc điện thoại mỗi tháng. Khi người thân của cô cuối cùng biết tình trạng của cô và yêu cầu điều trị y tế, lính canh lừa dối họ bằng cách nói rằng các bác sĩ ở trại lao động đã chữa trị cho cô.

Vào tháng 12, hai người đeo quân hàm đến trại lao động để kiểm tra một số việc. Nghi ngờ rằng một số người báo cho cơ quan cấp trên việc đánh đập ở trại lao động. Nhiều điểm trong trại được gắn camera theo dõi. Tất cả lính canh đều thận trọng và không quá đáng sợ như trước. Cô Triệu được thu xếp ngủ trong một phòng. Tuy nhiên, tình trạnh sức khỏe cô xấu đi nhanh chóng. Lúc đầu cô ho, sau đó phổi cô có đờm. Khi ngủ, tiếng thở của cô có thể được nghe ở mọi nơi. Sau đó cô ho thường xuyên và cô làm các việc hàng ngày rất khó khăn. Cuối năm 2011, cô trở nên cực kỳ ốm yếu và thính giác của cô suy giảm. Lúc đầu một tai cô mất khả năng nghe sau đó cả hai tai đều không nghe được. Phải hét thật to cô ấy mới nghe được.

Đầu năm 2012, tình trạng cô trở nên tồi tệ. Cô chỉ có thể ăn một chút và bị tiêu chảy. Đờm cô màu đen, cử động chậm chạp, đi run rẩy, ý thức yếu ớt và bị ảo giác. Cô thậm chí không thể nhận ra túi xách của mình và dường như tâm trí cô không còn tỉnh táo. Tuy nhiên các đội trưởng Vương Hãn và Lưu Giang Hà đều bảo cô giả vờ và không chú ý đến cô. Một lần trong phòng ăn tối, cô Triệu bị tiêu chảy và xin phép Vương Vĩ Vệ đi vệ sinh. Vương nóng nảy kéo cô ngồi vào chỗ của mình. Cuối cùng cô Triệu phải đi ngoài trong quần. Những người khác mua cho cô một quả trứng đã luộc chín nhưng cô nôn ra ngay sau khi cắn một miếng.

Do suy dinh dưỡng nặng và tiêu chảy, cô Triệu có triệu chứng mất nước và ngất nhiều lần. Một lần cô bị ngất trong nhà vệ sinh. Sau đó cô thậm chí không thể đi được và được đưa vào phòng hội thảo. Trạng thái tinh thần của cô còn tệ hơn. Cô thường nói rằng cô thấy bố cô đứng ngoài cửa sổ đến đưa cô về nhà. Cô đòi lính canh cho cô về nhà. Mọi người đều rơi nước mắt cho cô nhưng lính canh vẫn phớt lờ yêu cầu của cô. Họ không thể hiện bất kỳ sự cảm thông nào đối với mạng sống con người, đặc biệt là của các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 01 tháng 03 năm 2012, tình trạng cô Triệu rất nguy kịch và trại lao động cho phép cô truyền nước trong phòng y tế. Đội trưởng theo dõi cô và không cho phép bất cứ ai liên lạc với cô vì sợ rò rỉ thông tin. Sau đó cô Triệu được chuyển ra bệnh viện ở ngoài.

Ngày 14 tháng 03, người thân cô Triệu nhận được thông báo và chạy tới Trại lao động nữ tỉnh Hà Bắc. Lúc đó, cô Triệu trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê và không thể chăm sóc bản thân. Cô liên tục bị sốt trên 40 độ C và cân nặng của cô chỉ khoảng 27kg (60 pounds). Trại lao động cuối cùng cho phép gia đình đưa cô ra ngoài để điều trị y tế, đẩy gánh nặng cho người thân cô Triệu.

Gia đình cô Triệu phải chi trả hàng chục ngàn nhân dân tệ để điều trị y tế nhưng cô vẫn không hồi phục. Cô vẫn cần truyền dịch hàng ngày và tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Mặc dù vậy, trại lao động vẫn buộc người thân cô báo cáo tình trạng của cô cho họ hàng tháng.

Khi cô Triệu bị đưa đến trại lao động cô có một khuôn mặt tươi tắn và tràn đầy năng lượng. Cô hạnh phúc khi giúp đỡ người khác. Ngay cả sau khi tay phải cô bị tàn phế cô vẫn giúp người khác xách nước và dọn dẹp với hết khả năng của cô. Tuy nhiên, chưa đầy một năm, trại lao động đã tra tấn một người như vậy đến mức chỉ còn nặng khoảng 27 kg và toàn bộ cơ thể cô bị biến dạng.

Điều đáng buồn này liên tục diễn ra ở các trại lao động và nhà tù ở Trung Quốc đại lục. Điều cô Triệu trải qua chỉ là bề nổi của tảng băng trôi. Các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn ở Trung Quốc chỉ vì tin vào “Chân – Thiện – Nhẫn”. Họ là người tốt, ngay thẳng và có đạo đức cao nhưng họ phải chịu đau khổ dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Các học viên Pháp Luân Công kêu gọi mọi người giúp chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo. Trời sẽ ban cho sinh mệnh con đường được cứu bằng cách rút khỏi các tổ chức của ĐCSTQ và đứng về phía người tốt.

Đội trưởng đội ba Lữ Á Cầm tham gia bức hại cô Triệu chỉ khoảng ngoài 30 tuổi. Cô ta rất tích cực bức hại Pháp Luân Công trong những năm trong nghề. Cô ta đã bị quả báo vài ngày sau đó, khi đánh đập cô Triệu. Cô ta bị tai nạn ô tô và bốn tháng sau quay lại làm việc, chân của cô ta vẫn không thẳng được khi đi bộ. Những người khác tham gia bức hại Pháp Luân Công cũng trở nên hạn chế hơn. Lữ sau đó được điều qua đội số 02. Những người khác tham gia bức hại các học viên bao gồm: Phùng Khả Trang, Lưu Tử Duy, Sư Giang Hà, Vương Vĩ Vệ và bác sĩ Mã ở trại lao động.

Địa chỉ Trại lao động nữ tỉnh Hà Bắc: Đường Thạch Đồng, thị trấn Đồng Dã, thành phố Lộc Tuyền, tỉnh Hà Bắc, mã bưu điện 050222

Phùng Khả Trang, phó trại: +86-311-8393-9177, +86-311-83939125, +86-13933840195

Vu Diễn, trợ lý: +86-13383939166, +86-13582132059

An Hoán Nga, phó trại : +86-311-8393-9168


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/28/赵烨被河北省女子劳教所迫害致奄奄一息-264576.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/11/136244.html
Đăng ngày 21-12-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share