Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hà Bắc
[MINH HUỆ 11-02-2023] Năm 1996, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi đang học cấp ba. Sau khi lên đại học, rồi đến nghiên cứu sinh và tốt nghiệp ra trường; tôi đã trải qua quá trình tu luyện không ngừng vấp ngã. Quay đầu hồi tưởng lại quá trình tu luyện của bản thân, từ giải đãi, an dật, chấp trước đầy thân và không biết thế nào là hướng nội tìm cho đến dần dần nhận ra trách nhiệm và sứ mệnh của mình, đi trên con đường tu luyện của đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp.
Tôi là bác sĩ tại một bệnh viện trung tâm của thành phố lớn. Cha mẹ, vợ con và bố mẹ vợ đều là người ở thành phố. Tôi thường tranh thủ những ngày nghỉ để về quê thăm người thân. Cha mẹ, vợ con và mẹ vợ tôi đều tu luyện, bố vợ cũng ủng hộ Đại Pháp. Hoàn cảnh tu luyện của gia đình tôi rất tốt.
Phần lớn thời gian của tôi là dành cho công việc. Bình thường sau khi tan làm tôi sẽ học Pháp, tận dụng ngày lễ để ra ngoài giảng chân tướng. Hóa ra trước đó tôi luôn cho rằng học Pháp, giảng chân tướng, v.v mới là tu luyện. Nhưng kỳ thực trong hoàn cảnh công việc gặp phải vô số mâu thuẫn cũng đều là cơ hội tốt để đề cao bản thân. Tôi thật là hồ đồ rồi.
Dưới đây tôi xin chia sẻ một chút thể hội của bản thân khi tu luyện trong hoàn cảnh công tác để cùng các đồng tu giao lưu.
1. Loại bỏ tâm oán hận và tâm nóng nảy
Tôi ôm giữ quan niệm mạnh mẽ, khi làm việc sẽ theo kế hoạch, đặc biệt là với nghề nghiệp đặc thù này. Đi làm vào lúc sáng sớm để giao ban, khám bệnh, kê đơn thuốc, làm phẫu thuật, v.v thì việc đúng giờ là điều vô cùng quan trọng. Nhưng có một bác sĩ thường trú trong tổ trị liệu của tôi lại thường xuyên đi trễ. Tôi đã nhắc nhở nhiều lần nhưng anh ấy vẫn không thay đổi. Vì thế tôi liền nảy sinh tâm oán hận và sau đó cũng không nói nữa.
Tâm thái nóng giận này càng ngày càng mạnh, trước mắt tôi chỉ toàn là khuyết điểm của anh ấy: không chủ động trong ca mổ, không nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ… Mặc dù trên biểu hiện không có gì nhưng nội tâm tôi lại xem thường anh ấy. Thông qua học Pháp, cuối cùng tôi cũng nhận thức ra rằng, biểu hiện của vị bác sĩ này là để giúp tôi, phơi bày ra cái tâm toán hận của tôi!
Sư phụ giảng:
“Do vậy trong bất kể tình huống nào, đừng bị hành vi của người thường làm dẫn động, đừng bị tâm người thường dẫn động, cũng đừng bị cái ‘tình’ của thế gian dẫn động. Hãy nhìn nhiều hơn vào chỗ tốt của người ta, nhìn ít hơn vào chỗ không tốt của người ta.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Cuối cùng tôi cũng chuyển biến quan niệm, thiện ý nhắc nhở cậu ấy và giúp cậu rất nhiều trong công việc cũng như thay cậu ấy đảm nhận một số việc được giao. [Cuối cùng] cậu ấy đã thay đổi. Khi gặp phải những tình huống tương tự, tôi liền hướng nội tìm. Đồng thời từ sâu trong tâm cảm ơn người đã đối xử không tốt với tôi vì họ đều giúp tôi đề cao.
Tôi là người tính tình nóng nảy, làm việc vội vội vàng vàng bao gồm cả việc phẫu thuật. Có lúc chờ thang máy cũng vội vàng nóng vội khi thang dừng ở nhiều tầng. Lúc giải thích tình trạng bệnh cho bệnh nhân, lúc ban đầu còn có sự nhẫn nại, bệnh nhân nghe không hiểu liền bắt đầu thấy nóng vội, thậm chí là tức giận: mình đã giải thích rõ ràng như vậy rồi, sao vẫn không hiểu? Trong khi phẫu thuật cũng vậy, nhìn thấy người mổ tác phong chậm hoặc không tập trung, đang làm thì nghe điện thoại là tôi cũng thấy sốt ruột. Sao tôi lại có chấp trước như vậy chứ!
Tôi hướng nội tìm, những điều này đều là để bộc lộ ra tâm nóng nảy và tâm an dật; muốn nhanh chóng kết thúc công việc mục đích là để được nghỉ ngơi. Sau khi nhận thức ra, tôi liền đặc biệt chú ý, hết mức bảo trì tâm thái bình hòa. Dần dần, tôi đã trở nên kiên nhẫn hơn khi giao tiếp với bệnh nhân. Khi vứt bỏ đi tâm nóng vội, bệnh nhân cũng rất nhanh nghe hiểu lời tôi nói. Mọi người cũng nói tôi thật là nhẫn nại. Ồ, nghĩ đến biểu hiện lúc đầu của bản thân, thật là hổ thẹn!
Ví dụ như khi đi xe lửa tôi gọi taxi, kỳ thực thời gian rất dư dả, nhưng đợi một lúc mà không có chiếc taxi nào, tôi liền thấy nóng vội, tâm không ổn định, nghĩ này nghĩ nọ, đợi như vậy liệu có muộn không. Đều là tư duy phụ diện như vậy. Hiện tại tôi đã hiểu ra, những tư duy này một khi xuất hiện, tôi liền nhật thức ra rằng đây là để tôi loại bỏ tâm nóng vội. Con đường của tôi đều được Sư phụ an bài cho rồi, nên ngồi trên chuyến tàu nào thì ngồi chuyến tàu đó. Tôi liền nhân thời gian đợi xe lửa nhẩm thuộc Luận ngữ của Sư phụ hoặc phát chính niệm. Tôi không thể lại để tâm nóng vội dẫn động nữa.
Thông qua quá trình loại bỏ tâm nóng vội, tôi còn nhận ra tư duy phụ diện rất nặng ở bản thân mình gặp phải việc gì đều nghĩ đến điều xấu. Ví như ống dây điều hòa bị tắc, vốn dĩ đã được thông rồi, tôi còn không yên tâm, một lúc lại kiểm tra xem, nhìn đi nhìn lại mà không buông tâm xuống. Máy tính không khởi động được, tôi liền nghĩ có phải do thời gian lâu rồi không dùng, các bộ phận bị hỏng rồi chăng? Kết quả máy tính đúng là xuất hiện vấn đề.
Mẹ tôi cũng thường nói rằng: “Tư duy của chúng ta là có năng lượng, không cần tạo thêm những niệm đầu bất hảo như vậy nữa”. Một khi gặp chuyện tôi liền khởi niệm của người thường chứ không phải chính niệm.
Sư phụ từng giảng Pháp lý “tướng do tâm sinh” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009]), thật đúng là như vậy. Sau này khi lại gặp chuyện gì đó, tôi liền cố gắng hết mức suy nghĩ chính diện và loại bỏ tư duy phụ diện.
Vừa nãy phát sinh một việc, tôi có nhờ một vị đồng nghiệp lấy bữa tối cho mình, việc này cần có thẻ nhân viên thì mới lấy được. Sau khi lấy cơm xong, đồng nghiệp phát hiện rằng không tìm thấy thẻ nhân viên của tôi nữa. Anh ấy liền quay lại căng tin tìm, kết quả vẫn không thấy. Sau khi tôi biết việc này, tâm nóng giận, tâm oán hận và một số tư duy phụ diện lúc đó liền nổi lên. Không có thẻ nhân viên, ra vào bệnh viện đều không thuận tiện (do đang trong thời gian dịch bệnh nên quản lý rất chặt chẽ). Hơn nữa ăn cơm cũng không thuận tiện, làm lại thẻ cũng rất phiền phức, v.v.
Đột nhiên tôi ý thức đến điều này, đây là hảo sự, là để tôi đề cao. Ngay lập tức tôi liền bình tĩnh lại, nói: “Không sao, không mất được, khẳng định là rơi vào góc nào đó rồi”. Kết quả quay lại căng tin tìm thẻ nhân viên thì liền có nhân viên khác tìm thấy rồi. Đúng thật là sau khi hướng nội tìm, sự tình liền biến thành “liễu ám hoa minh”.
2. Loại bỏ tâm hiển thị và tâm tật đố
Tâm hiển thị của tôi còn rất nặng, trước đó còn không phát hiện ra. Bởi vì làm lâm sàng nên tôi cần dẫn dắt đào tạo sinh viên, còn cần đảm nhận vị trí giảng viên trường Y. Trong vô tri vô giác, tôi đã hình thành nhiều quan niệm hiển thị, chính là ‘giỏi dạy người khác’. Bình thường tôi còn thích thu thập một vài ca bệnh mà bản thân cho là khá tốt và ca phẫu thuật khá thành công để làm tài liệu lúc giảng bài cho sinh viên. Điều này cũng mang theo tâm hiển thị mạnh mẽ.
Có lần, đột nhiên có bệnh nhân bị ngoại thương được đưa đến, là trường hợp bị ngã xe điện. Chụp ảnh CT, kết quả là bị gãy xương mặt, mặt bệnh nhân bị lệch một bên, việc há mở miệng cũng rất khó khăn. Thông thường tình huống này cần nhập viện, làm phẫu thuật gây mê toàn thân, chi phí rất lớn. Bởi vì chi phí cho vật liệu làm cố định phần xương bị gãy ở bên trong rất đắt. Hơn nữa đây còn là tự chi trả, có thể tiêu tốn từ 40.000 đến 50.000 nhân dân tệ. Hơn nữa trên mặt có thể để lại vết sẹo lớn.
Lúc đó tôi muốn tránh động chạm đến phần xương bị gãy thông qua vết mổ nhỏ đường chân tóc, như vậy bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh hơn, không cần nhập viện, tốn ít tiền hơn – chỉ hơn 1.000 tệ. Vì vậy, ca phẫu thuật này có rủi ro nhất định. Có thể xương bị gẫy không phục hồi lại được, có thể chảy máu cục bộ, tổn hại bộ phận thần kinh dẫn đến liệt,v.v. Các bác sĩ thường sẽ không đồng ý làm như vậy.
Lúc đó tâm tôi khá thuần tịnh, chính là đứng từ góc độ của bệnh nhân để suy xét. Bởi vì trước đó cũng đã thực hiện thành công hai lần, vậy nên có thể nắm chắc được phần nào. Vì vậy, tôi quyết định làm phẫu thuật cho anh ấy tại phòng khám ngoại trú. Do loại phẫu thuật kiểu này khá ít gặp, nên có bác sĩ trẻ tuổi nghe được điều này đã thường xuyên đến học tập. Kết quả phẫu thuật rất thành công, lúc đó bệnh nhân liền mở miệng được, bên mặt bị lệch cũng được phục hồi lại. Kiểm tra CT, phần xương gẫy đã phục hồi tốt, hầu như giống với trước lúc bị tai nạn nên bệnh nhân vô cùng cảm động.
Sau sự việc này, tôi đã giảng một cách hệ thống về các ca bệnh và phương pháp phẫu thuật cho các bác sĩ trẻ tuổi, mọi người đều khen ngợi thì tôi liền tự mãn. Mấy ngày liền trong đầu đều là quá trình phẫu thuật ca bệnh này, thậm chí lúc học Pháp đều không thể nhập tâm. Tôi ngay lập tức cảnh giác: đây chẳng phải là tâm hiển thị và tâm truy cầu rất mạnh hay sao? Thật quá đáng sợ! Tôi không cần nó! Phát chính niệm loại bỏ nó.
Tôi hướng nội tìm, bất kể là sự việc đúng sai thế nào, chỉ nhìn tâm của bản thân động ra sao. Tôi mang theo tâm vô tư vị tha để trị liệu cho bệnh nhân, hay là mang theo tâm hiển thị và truy cầu đây? Cẩn thận suy xét, kỳ thực trong công việc hàng ngày có rất nhiều tình huống mà tôi đối đãi bằng chủng tâm thái này. Thật quá vị tư rồi! Vì vậy tôi thời thời chú ý tâm hiển thị này, niệm đầu một khi xuất ra liền phủ định nó.
Từ nhỏ tôi học tập tốt, thành tích học tập hồi tiểu học, trung học và đại học đều là đứng top đầu; biểu hiện trong công việc cũng ưu tú và thường xuyên nghe được những lời khen ngợi. Vì vậy đã dưỡng thành tâm tật đố và chấp trước tự ngã mạnh mẽ, không nghe lọt những lời khó nghe, hơn nữa rất lâu mà tôi không nhận ra.
Ví dụ, khi chuẩn đoán bệnh, bản thân nhận thức rằng là bệnh này nhưng bác sĩ khác lại có lý giải khác thì tôi liền không vui; cứ cố để tìm lý do, căn cứ để chứng minh bản thân là đúng. Thông thường không phục, trong tâm không tĩnh lại được. Lúc xây dựng phương án cũng như vậy, nếu như phương án phẫu thuật không phù hợp với ý kiến của bản thân liền tức giận, có lúc còn không muốn phẫu thuật, không muốn phối hợp. Thậm chí tôi hy vọng bác sĩ khác tiếp nhận phương án làm phẫu thuật sẽ không thuận lợi. Đây không phải là tâm tật đố quá mạnh sao?
Một lần, có vị giám đốc làm phẫu thuật mà không chiểu theo phương án của tôi để thực hiện. Kết quả lúc phẫu thuật thời gian kéo dài rất lâu, kết quả còn không tốt. Tôi liền quay lại nói với người khác rằng phương án của anh ấy không tốt ra sao trong sự hả hê vui vẻ. Có một số ca phẫu thuật đơn giản nhưng khá phiền thì bản thân tôi cũng không muốn làm, luôn muốn làm gì đó to tát, không cam tâm làm ‘tiểu hòa thượng’. Hiện tại nghĩ thật là hổ thẹn, tâm tật đố của bản thân quá mạnh rồi!
Hiện tại tôi đã nhận ra, liền hết mức thiết thực mà làm tiểu hòa thượng, phối hợp tốt, không chấp trước vào bản thân. Chân thành nói ra ý kiến của bản thân, nếu ai không đồng ý thì cũng không sinh hận nữa. Không chấp trước vào ai đúng ai sai, chỉ hướng nội tìm. Cứ như vậy, hầu như mỗi ngày đều có cơ hội đề cao. Con xin cảm tạ Sư phụ!
3. Loại bỏ quan niệm y học
Do thói quen công việc trong nhiều năm, trong tư tưởng bản thân tôi hình thành quan niệm “y học” mạnh mẽ. Khám bệnh cho mọi người có thể dùng kiến thức y học để đối đãi. Nhưng lúc bản thân vượt quan nghiệp bệnh thì quan niệm y học này liền can nhiễu nghiêm trọng đến tôi, thậm chí có lúc khiến tôi không biết rõ đâu là chân ngã và giả ngã, và thường cho rằng đó là tư tưởng của bản thân.
Ví dụ như khi thân thể tôi xuất hiện trạng thái không đúng, niệm đầu tiên hiện ra chính là quan niệm y học, dựa vào biểu hiện trên cơ thể của mình mà đối chiếu với kiến thức y học. Từ dấu hiệu, triệu chứng, khả năng chẩn đoán, hóa nghiệm cần thiết, kiểm tra cho đến điều trị như nào, dùng thuốc gì, v.v. Ngay tức khắc trong đầu hiện ra, thật đúng là tràn ra ào ào.
Sau này tôi dần dần thanh tỉnh ra. Những tư tưởng này đều không phải là chân ngã, là giả ngã được hình thành hậu thiên, thậm chí có nhân tố rót thêm vào của cựu thế lực. Nếu như thừa nhận nó thì chính là bị nó khống chế. Từ đó trở đi, tôi bắt đầu chú trọng và nghiêm túc phát chính niệm, triệt để tiêu trừ quan niệm y học hậu thiên và nhân tố cựu thế lực cưỡng thêm vào.
Tôi hiểu ra rằng bất kể là thân thể xuất hiện trạng thái không đúng nào thì tôi đều không thừa nhận nó, đều coi là giả tướng. Thân thể tôi là kim quang lấp lánh, Sư phụ cấp cho tôi là tốt nhất. Thân thể của tôi là dùng để chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh! Nhận thức rõ những tư duy phụ diện và quan niệm y học đều là giả ngã. Tôi chỉ nghe lời Sư phụ, đi con đường Sư phụ an bài! Dưới sự dõi theo của Sư phụ, cuối cùng tôi cũng vượt được quan.
Bản thân tôi cảm ngộ rằng, trong quá trình vượt quan nghiệp bệnh, tín Sư tín Pháp đúng thật là vô cùng trọng yếu. Tôi thể ngộ rằng, vô luận là gặp phải khó khăn gì, tôi liền tâm niệm “vĩnh viễn không từ bỏ”. Chính là chính tín đối với Sư phụ, đối với Đại Pháp!
Từ đó tôi cũng ngộ ra rằng: Đây là con đường tu luyện tôi cần đi, đệ tử Đại Pháp không thể đi đến cực đoan. Tôi không thể vì những quan niệm y học này liền từ bỏ việc học tập nghiệp vụ và nâng cao năng lực. Nhất định cần cân bằng tốt quan hệ giữa tu luyện và công việc. Đệ tử Đại Pháp sinh sống trong người thường chính là lợi dụng hoàn cảnh người thường mà tu luyện, tu luyện phù hợp tối đa với người thường. Nhưng nội hàm đằng sau hai chữ “tu luyện” là vô cùng trọng yếu, không phải chỉ đơn giản là phù hợp người thường.
Vì vậy , tôi cần yêu cầu bản thân, nghiệp vụ nhất định cần học tốt và nắm vững, vì bệnh nhân mà phục vụ tốt hơn. Điều này không có mâu thuẫn gì với tu luyện. Khi bản thân gặp phải mâu thuẫn hoặc khó khăn nhất định cần chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện để hành xử, hướng nội tìm và loại bỏ quan niệm người thường. Đây là đi theo con đường Sư phụ an bài. Không thể chỉ vì bản thân lúc vượt quan nghiệp bệnh mà bị quan niệm y học can nhiễu liền không học tập tri thức y học hoặc từ chức đổi nghề. Như vậy sẽ không phù hợp với Đại Pháp. Có thể từ trong hoàn cảnh như vậy mà tu luyện lên trên là uy đức mà Sư phụ cấp cho tôi.
Quá trình trải qua quan nghiệp bệnh cũng bộc lộ ra tâm thể diện của tôi. Ví dụ như chân tôi đau nên đi lại khập khiễng. Bởi vì công việc tại bệnh viện, đồng nghiệp nhìn thấy thì người này nói: “Chân anh bị sao thế? Hãy chụp MRI đi. Để tôi liên hệ giúp anh”; người kia nói: “Hãy làm vật lý trị liệu, chiếu tia laser, tôi làm giúp anh”. Tôi đều rất khó từ chối. Tôi nói: “Không sao, rất nhanh sẽ khỏi thôi”. Nhưng tâm thể diện của bản thân vẫn không buông xuống, trong tâm chín phần nắm giữ tám phần buông, không muốn để người nhà nhìn thấy trạng thái không đúng đắn của bản thân. Đồng thời bản thân tôi không thu xếp cho chính trước sự quan tâm của đồng nghiệp. Sau này tôi hướng nội tìm, rằng vì sao đồng nghiệp lại nói như vậy? Bản thân tôi có tâm nào vậy? Chính là tâm giữ thể diện, tâm tự phụ! Sau khi buông những cái tâm này xuống, người khác cũng không nói những lời như vậy nữa.
4. Cùng đồng tu nỗ lực
Có một vị đồng tu cùng tuổi với tôi. Thời đại học, có lần ngẫu nhiên chúng tôi gặp nhau ở sân chơi lúc luyện công. Năm 1999, Trung Cộng bắt đầu bức hại Đại Pháp. Anh ấy vẫn luôn không từ bỏ tu luyện. Sau khi tốt nghiệp, anh ấy có công việc ở một thành phố lớn khác, có giai đoạn thường xuyên tìm tôi cùng nhau giao lưu. Vị đồng tu này vô cùng tinh tấn, tự mình làm tài liệu chân tướng, tiền chân tướng, v.v. ; anh còn thường xuyên mang đến cho tôi.
Lúc đó tâm sợ hãi của tôi còn nặng cũng giải đãi. Đồng tu đã khích lệ và giúp đỡ tôi rất nhiều. Gần hai năm nay, chúng tôi không có liên hệ gì. Tôi gọi điện thoại cho anh thì thấy số của anh đã bị hủy. Cho đến gần đây anh ấy gọi lại cho tôi thì chúng tôi mới liên hệ lại.
Anh kể rằng hai năm gần đây đã kinh qua nhiều ma nạn: một thời gian cha anh bị bệnh. Bởi vì cần phải chăm sóc cha, còn cần đi làm. Kết quả là học Pháp, phát chính niệm không theo kịp và xuất hiện giải đãi. Một tối nọ, anh đột nhiên xuất hiện tình trạng hôn mê, bị người nhà không tu luyện đưa đến bệnh viện và bị chẩn đoán là xuất huyết não, cần phẫu thuật mổ não. Sau khi trở lại phòng bệnh, lại bị xuất huyết não và làm phẫu thuật lần thứ hai.
Anh nói rằng: “Đây là do cựu thế lực ra tay rất tàn nhẫn, là Sư phụ giữ tôi lại và cấp cho tôi một mạng”. Sau này xuất viện, vẫn luôn có dấu hiệu do di chứng để lại mà người thường vẫn nói, một bên cơ thể mất đi sức lực, có lúc còn lên cơn động kinh. Bởi vì người nhà anh đều không tu luyện, hoàn cảnh gia đình không tốt, nhóm nhỏ học Pháp ban đầu cũng bị tan rã. Anh cảm thấy rất khó khăn và muốn giao lưu cùng tôi. Tôi liền khích lệ anh: “Không cần tự trách, không cần chán nản, Sư phụ nhìn thấy điểm sáng của chúng ta, chúng ta nhất định có thể vượt qua được”.
5. Trân quý cơ hội giảng chân tướng trực diện
Có lúc trong khi giảng chân tướng trực diện sẽ gặp người nói: “Cậu trẻ như vậy mà cũng tin (Pháp Luân Công) à?”. Tôi sẽ nói: “Bởi vì Pháp này tốt!”. Có thể là do khi giảng chân tướng trực diện đa phần đều là đồng tu lớn tuổi, hơn nữa đồng tu nữ nhiều, nam đồng tu trung niên giống như tôi ít hơn, do vậy tôi liền thêm trân quý cơ hội giảng chân tướng trực diện. Bởi vì bản thân mình chính là chứng thực Pháp, không cần phải nói quá nhiều. Thậm chí là một câu nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” chính là chứng thực Pháp, chính là đi trên con đường Sư phụ an bài.
Tôi không dùng điện thoại thông minh, không dùng Wechat, không chấp vào mạng Internet. Đối với những người cùng độ tuổi với tôi, đồng nghiệp đều nói tôi kỳ quặc. Lúc đầu họ không liễu giải, sau này dần dần chuyển thành bội phục tôi, bọn họ nói: “Ai ai đó (chỉ tôi) mới là cao nhân!”
Trong sinh hoạt thường ngày, lúc các đồng nghiệp trò chuyện thì tôi hết mức tránh xa. Thực ra lúc không thể né tránh thì tôi liền hướng nội tìm. Họ đàm luận chuyện không tốt nào đó, có phải là bản thân mình cũng có những tâm này. Ví dụ như họ nói rằng người nào đó ngoại tình, tôi liền nghĩ bản thân mình liệu có phải còn tâm sắc dục hay không. Nói xấu sau lưng ai đó không tốt, tôi liền nghĩ có phải bản thân có lúc không tu khẩu không, đằng sau bàn luận người khác hoặc có tâm tật đố. Sư phụ an bài hoàn cảnh tu luyện như vậy cho tôi, là để tôi có thể từ trong người thường mà bước vượt ra.
Lời kết
Hồi tưởng lại quá trình tu luyện của bản thân, không có chuyện gì to tát, thường thường chỉ là trong những chuyện nhỏ mới thể hiện ra sự chân thật nhất của tu luyện. Khi tôi gặp phải bất kể sự tình gì đều là không ngẫu nhiên. Trong mâu thuẫn, mỗi lần tôi đều hướng nội tìm, Sư phụ liền mỉm cười nhìn tôi.
Thường thường ghi nhớ sự từ bi của Sư phụ, Sư ân hồng đại làm thế nào mới có thể báo đáp? Trong khi giao lưu, mẹ nói với tôi rằng: “Làm sao chúng ta có thể báo đáp Sư ân? Làm sao mới tính là báo đáp Sư ân đây? Thiết thực làm tốt ba việc chính là báo đáp Sư ân”.
Tôi sẽ trân quý bản thân, trân quý đồng tu, trân quý hoàn cảnh tu luyện, trân quý thời gian quý báu để lúc bước đến đoạn cuối cùng của tu luyện thì có thể diện kiến Sư tôn mà không hổ thẹn!
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/2/11/453530.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/20/207742.html
Đăng ngày 17-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.