Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-06-2023] Trước khi trở thành học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi được xem là một người cứng đầu. Là một giáo viên, tôi rất coi trọng danh lợi, đặc biệt là trong ba năm đầu sự nghiệp của tôi. Trong suốt thời gian đó, mỗi năm nhà trường có một Hiệu trưởng mới. Để được lợi hơn, tôi có mâu thuẫn với mỗi từng vị Hiệu trưởng này. Bất cứ khi nào tôi nghĩ đến những mâu thuẫn, tôi cảm thấy buồn mà nghĩ rằng: “Những gì người khác không thể làm được thì mình đều làm được. Tại sao mình lại không được nhận giải thưởng giáo viên xuất sắc nhất?”

Tu khứ tư tâm và vô sở cầu nhi tự đắc

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi ngộ ra rằng danh và lợi không thể đạt được bằng cách tranh giành chúng, sự giàu sang và phát đạt của một người là do lượng đức của người đó quyết định. Chúng là đã được an bài. Vì tôi không nhận thức được nguyên lý này nên tôi đã từng tranh đấu với người khác ở chỗ làm, khiến các đồng nghiệp và các lãnh đạo phải chịu nhiều áp lực và gây ra nhiều tổn hại cho họ. Tôi vô cùng hối hận về điều đó. Để xứng đáng là một học viên, tôi cũng quyết định dùng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn làm tiêu chuẩn đạo đức của mình.

Sau đó tôi được chuyển sang một trường trung học. Ở môi trường mới này, tôi trở nên rất khiêm tốn. Khi nhà trường đánh giá xem các giải thưởng cuối năm sẽ trao cho ai, tôi đã coi nhẹ điều đó. Tôi nghĩ trong mỗi môn học đều có những giáo viên rất giỏi và ai mà nhận được giải thưởng thì đã có an bài.

Vì thế tôi trở nên bình tĩnh hơn và ít căng thẳng hơn. Khi giải quyết công việc với đồng nghiệp và phụ huynh, tôi thường đặt mình vào vị trí của họ và nghĩ cho họ trước. Dần dần ngày càng nhiều người cảm nhận được tôi là một người tu luyện khác biệt. Các đồng nghiệp và lãnh đạo cũng thừa nhận tính cách của tôi, điều này khiến họ hiểu được chân tướng về Đại Pháp ở những mức độ khác nhau.

Có lần các lãnh đạo muốn trao giải thưởng cho tôi. Tôi nghĩ: “Mình đã nhận được rất nhiều giải thưởng. Mình nên để những giáo viên nào cần được thăng chức thì nhận.” Ngay sau đó, một giáo viên chung văn phòng với tôi đã nói: “Tôi đã công tác gần 10 năm rồi mà chưa từng được nhận một giải thưởng nào cả!”

Tôi vô cùng ngạc nhiên. Anh ấy là giáo viên chủ nhiệm của một lớp trọng điểm. Anh ấy không chỉ làm việc chăm chỉ mà cả trường còn công nhận khả năng sư phạm và quản lý lớp của anh ấy. Với tư cách là Trưởng nhóm của anh ấy, tôi đã không nghĩ đến nhu cầu của anh ấy và đã không giới thiệu anh ấy sớm hơn, nên anh ấy chưa bao giờ có cơ hội được một giải thưởng nào. Tôi cảm thấy mình thật thiếu trách nhiệm!

Tôi đến thẳng phòng hiệu trưởng và nói: “Tôi không muốn giải thưởng đó. Xin hãy trao nó cho giáo viên chủ nhiệm.” Ông ấy đáp lại: “Đừng từ chối. Đó là quyết định của ban lãnh đạo trường.” Sau đó tôi nói với ông ấy tại sao tôi không muốn phần thưởng đó và muốn phần thưởng đó dành cho vị giáo viên chủ nhiệm. Sau khi nghe giải thích của tôi, ông ấy rất ngạc nhiên. Ông ấy nói: “Thật vậy à? Anh ấy chưa bao giờ được nhận một phần thưởng nào ư? Chắc chắn rồi, vậy lần này sẽ trao cho anh ấy!”

Khi được chọn tham gia “Chương trình đào tạo giáo viên nhóm lãnh đạo” và “Trưởng bộ môn,” tôi đã từ chối tham gia khi chương trình đào tạo trùng với lịch dạy của tôi. Tôi chỉ giới thiệu giáo viên khác tham gia. Thực ra, là một học viên, thì việc tôi có được nhận giải thưởng hay không cũng chẳng quan trọng, tôi sẽ làm công việc của mình một cách tận tâm hơn bao giờ hết.

Có thể là vì tôi đã tu khứ được tâm cầu danh lợi nên tất cả các loại giải thưởng đã đến với tôi.

Một lần, trong một đợt xét duyệt cho một giải thưởng, Giám đốc Vụ khen thưởng nói với tôi “Sau này sẽ không có bất cứ giải thưởng nào cho anh nữa đâu.” Tôi trả lời: “Không vấn đề gì. Tôi đã nhận được những giải thưởng mà tôi nên được nhận rồi.”

Sau đó, khi vị Giám đốc này gửi danh sách rút gọn cho bên văn phòng quản trị thì vị Hiệu phó phụ trách việc xét tuyển này đã đặc biệt nói với ông ấy là đưa tên tôi vào danh sách, nói rằng việc đánh giá là dựa trên thành tích chứ không phải là nhu cầu của mỗi người. Tôi đã được nhận giải thưởng danh giá “hạng nhì”, do chính quyền thành phố trao tặng. Qua việc này, tôi ngộ ra được rằng một học viên nên thuận theo tự nhiên. Đối với những giải thưởng mà tôi đã bỏ lỡ thì điều đó có nghĩa là chúng không phải của tôi. Nếu một phần thưởng vẫn dành cho tôi thì có nghĩa là nó thuộc về tôi.

Hóa giải mâu thuẫn bằng cách nhẫn chịu đựng sự thù ghét

Khi tôi mới được chuyển sang một trường trung học trọng điểm của quận, nhà trường thuê giáo viên để dạy kèm bốn lớp trung học cơ sở. Tôi dạy hai trong bốn lớp đó, còn một giáo viên kỳ cựu khác dạy hai lớp còn lại. Để khích lệ giáo viên, học sinh và phụ huynh, nhà trường yêu cầu có bốn bài thi thử trong một năm, và học sinh mà có tổng điểm xếp hạng trong nhóm 100 em đứng đầu thì có thể được miễn làm bài thi vào trung học phổ thông và được tuyển thẳng.

Sau bài thi thử đầu tiên, tổng điểm trung bình của môn tôi dạy cao hơn các lớp khác 10 điểm, đó là điều mà vị giáo viên kia và các phụ huynh của hai lớp kia không thể chấp nhận được. Vì họ không thấy được khoảng cách lớn ở các môn khác mà tôi không dạy nên họ bắt đầu nghi ngờ rằng tôi đã tiết lộ đáp án cho hai lớp tôi dạy. Sau khi nhà trường nhận được phản ánh này thì họ chú ý rất nhiều đến điều đó. Cuối cùng, giải pháp mà Hiệu trưởng đưa ra là để cho bốn lớp làm một bài thi khác trong vòng hai tuần.

Tôi rất minh bạch rằng tôi không làm điều mà họ đã nghi ngờ, mà tôi chỉ nỗ lực thêm để hoàn thành việc tuyển dụng đặc biệt này. Tuy nhiên, phần lớn nhân viên trong trường đã không tin tôi. Đối với hơn 200 học sinh và phụ huynh của hai lớp kia, điều này liên quan đến lợi ích của họ trong việc đảm bảo được nhận vào trung học phổ thông. Họ đã nói những lời vô trách nhiệm với tôi và tạo nên một vụ rùm beng trong và ngoài trường. Mục đích của vị Hiệu trưởng khi ra quyết định này là để cân bằng những đề nghị của các bên liên quan. Chỉ có một điều mà ông ấy bỏ qua, đó là cảm giác của tôi. Cảm giác như tôi bị đặt lên vỉ thịt nướng vậy.

Trong suốt hai tuần trước kỳ thi tiếp theo, tôi cảm thấy mình bị đối xử bất công đến mức mà tôi đã khóc vài lần. Nhưng tôi hiểu rằng không có gì là ngẫu nhiên. Tôi biết mình nên đối mặt với việc này bằng tâm thái của một người tu luyện. Để đảm bảo cho sự công bằng trong kỳ thi tiếp theo, tôi đã không tham gia vào việc trông thi, chấm điểm hoặc kiểm tra điểm số. Khi kết quả cuối cùng được công bố, mặc dù sự chênh lệch ít hơn nhưng điểm trung bình của cả hai lớp tôi dạy vẫn cao hơn điểm trung bình của hai lớp kia là 7 hoặc 8 điểm. Và lớp mà tôi đứng lớp lại là lớp có điểm trung bình cao nhất.

Niệm đầu tiên của tôi khi nhìn thấy số điểm này là tạ ơn Sư phụ. Là một học viên, điều tôi cần làm là bảo trì được tấm lòng vị tha. Sư phụ sẽ an bài tốt nhất cho tôi. Qua sự việc này, tôi không chỉ trở nên nổi tiếng mà còn được mọi người kính trọng.

Năm đó tôi được thăng chức. Trưởng nhóm của tôi nói với Hiệu trưởng ở trong một buổi họp đánh giá rằng: “Nếu anh không dùng giáo viên như thế này thì anh còn định dùng ai nữa đây?”

Giữ vững các nguyên tắc của chúng ta và chứng thực Đại Pháp

Cả vợ tôi và tôi đều là giáo viên, chúng tôi chưa bao giờ giấu diếm sự thật rằng chúng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Đại Pháp vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, việc này đã ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi cũng như môi trường của chúng tôi để chứng thực Đại Pháp. Cuộc đàn áp này đã kéo dài hơn 20 năm rồi. Tuy nhiên, dưới sự bảo hộ từ bi của Sư phụ, rất nhiều áp lực đã gần như được hóa giải.

Trong gần 20 năm, chúng tôi chứng thực Đại Pháp bằng việc là người tốt ở sở làm. Một học viên đã bị buộc phải rời khỏi nhà và liên tục di chuyển để tránh bị bức hại thấy trạng thái tu luyện của chúng tôi và đã thán phục mà nói rằng: “Ồ! Anh chị có thể thực sự tu luyện như thế này!”

Tôi nhớ lại có một buổi tiệc ở trường, vị Phó hiệu trưởng cứ khăng khăng bắt tôi uống rượu. Tôi nghĩ ông ấy đang ám chỉ là đừng quá “mê” việc tu luyện. Các giáo viên khác đang lặng lẽ quan sát xem liệu tôi có giữ vững các nguyên nguyên tắc của mình trước mặt sếp không. Tôi nghĩ tôi không cần phải sợ mà phải kiên quyết tuân thủ những yêu cầu đối với một học viên!

Tôi rất kiên định và điều đó khiến ông ấy không hài lòng. Tôi biết rằng ngày hôm sau mọi người cũng chẳng quan tâm liệu tôi có từ chối uống rượu hay không, nhưng nếu tôi uống rượu thì tôi không chỉ đánh mất sự chính trực của một học viên mà còn khiến mọi người phân vân liệu tôi có đáng tin cậy không.

Sau đó một đồng nghiệp nói với tôi một cách ngưỡng mộ rằng: “Chỉ cần nhìn vào ý chí của anh thì đã biết được anh thực sự không phải vừa!” Sau đó, bất cứ khi nào có tiệc và những người khác cố thuyết phục tôi uống rượu, chẳng cần tôi nói gì, các đồng nghiệp của tôi sẽ nói ngay rằng tôi không bao giờ uống rượu.

Tôi thường nghe thấy mọi người nói rằng: “Làm giáo viên thật tuyệt-anh có thể kiếm được khá đấy.” Ngụ ý rằng giáo viên có thể kiếm được nhiều tiền hối lộ. Xã hội ngày nay đã bị văn hóa Đảng đầu độc, nhiều người đã quen với việc đó rồi.

Là một học viên, tôi minh bạch rằng trách nhiệm của tôi là chứng thực Đại Pháp, trợ Sư chính Pháp, và đóng vai trò “Chặn trượt dốc thế gian” (“Phổ chiếu”-Hồng Ngâm II). Nhận quà biếu sẽ làm tổn hại đến danh dự Đại Pháp và khiến tôi cảm thấy rằng tôi không xứng đáng nói với họ về chân tướng của cuộc đàn áp. Mọi người sẽ mất đi cơ hội duy nhất trong đời này, đó sẽ là một tội ác. Vì thế bất cứ khi nào có ai đó đến biếu quà, tôi tự nhủ: “Mình phải giảng chân tướng cho người này và không nhận quà biếu. Sư phụ chỉ dùng cách này như là một cơ hội để đưa những người hữu duyên đến với mình.”

Có một học sinh bị điểm kém. Khi cậu ấy đang ôn thi, cậu ấy đến tìm tôi giúp đỡ. Tôi nói mà không hề do dự: “Nếu nhà trường đồng ý, tôi sẽ nhận em.” Cô của cậu ấy là kế toán viên ở trường. Ngay khi nhắc đến điều này cô ấy đã khóc: “Những giáo viên khác chỉ chú ý đến điểm số thôi. Khi thằng bé muốn vào lớp của họ thì tất cả bọn họ đều khiến nó thất vọng. Nhìn thấy nó bị áp lực rất lớn, tôi cảm thấy buồn. Tôi không dám nhờ anh, nhưng khi tôi nhờ anh thì tôi không nghĩ rằng anh sẽ đồng ý!” Khi cô ấy nhìn thấy bút của tôi bừa khắp bàn, thì cô đã đi tìm mua một cái hộp đựng bút cho tôi. Tôi từ chối sự giúp đỡ đó nhưng nhân cơ hội nói về các nguyên tắc của một học viên và chân tướng về Đại Pháp.

Sau đó, bố của học sinh này đã gửi tặng tôi một cái áo len cashmere hàng hiệu. Ngày hôm sau tôi đã đến công ty của bố cậu ấy mà giải thích vì sao tôi không thể nhận chiếc áo len đó được. Tôi cũng nhân cơ hội này để tặng ông ấy một ít tài liệu giảng chân tướng. Ông ấy hiểu ra và chấp nhận lý do cho việc trả lại chiếc áo len.

Trước kia, con gái của Hiệu trưởng là học sinh của tôi. Sau đó cháu đã được nhận vào trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Vị Hiệu trưởng bảo cháu thể hiện lòng biết ơn của cháu đối với tôi bằng cách thay mặt ông ấy tặng tôi một cái áo. Tôi từ chối ngay lập tức, nhưng để tránh gây nên bất cứ sự xấu hổ nào nên tôi đã nói đùa rằng: “Em đã thi đỗ. Thầy nên là người chúc mừng em mới phải. Chúng ta hòa nhé!”

Ấn tượng của tôi là vị Hiệu trưởng này chưa bao giờ công khai phản đối Đại Pháp. Thậm chí ở thời điểm khi mà cuộc đàn áp điên cuồng nhất thì trường học của chúng tôi không hề có bất cứ hoạt động bôi nhọ Đại Pháp nào. Tôi nghe vợ ông ấy nói rằng thời đó ông ấy chịu áp lực rất lớn. Người của Phòng 610 thậm chí còn đe dọa sẽ gỡ bỏ danh Hiệu trường điểm để ép ông ấy trừng phạt tôi. Thế nhưng vị Hiệu trưởng không hề có bất cứ hành động gì. Có một câu nói rằng: “Khi một người có thiện niệm thì cả vùng được thọ ích.” Hai năm trước khi ông ấy nghỉ hưu, có khá nhiều học sinh trường chúng tôi được nhận vào các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc. Ông ấy về hưu trong sự ngợi khen, điều này cũng là phúc báo mà ông ấy nhận được vì ủng hộ Đại Pháp.

Giúp người có mối quan hệ tiền duyên làm điều tốt

Khi cuộc đàn áp Đại Pháp mới bắt đầu, một trong những học sinh của tôi là cháu trai của bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật địa phương. Để giúp một học viên đang bị bức hại, tôi đã nhờ cậu học sinh này đưa một bức thư giảng chân tướng cho ông ấy. Tôi cũng bảo cậu ấy giải thích mục đích của bức thư đó. Khi con trai của vị bí thư này chuẩn bị học trung học phổ thông, cậu ấy đã chọn học lớp của tôi dạy.

Bố của một học sinh khác là một cán bộ Đảng. Tôi đã giúp vợ của ông ấy học Đại Pháp bằng việc đọc sách Đại Pháp. Sau khi con trai của ông ấy đỗ vào đại học, ông ấy vẫn giữ liên lạc với tôi.

Con của một vị Đội trưởng Đội An ninh Nội địa cấp quận không hợp với lớp của cậu ấy nên Hiệu trưởng đã chuyển cậu ấy vào lớp tôi dạy. Tôi biết bà của cậu bé này là một giáo viên và bố của cậu ấy, vị đội trưởng, khi đi học đại học đã đoạt giải “Cử nhân xuất sắc.” Tuy nhiên, cậu con thì học không giỏi lắm ở trường. Bằng thiện tâm của mình, tôi đã hẹn gặp được bố của cậu ấy.

Ngay khi gặp mặt, tôi đã giới thiệu với ông ấy rằng tôi là một học viên, tạo cơ hội để ông ấy tìm hiểu chân tướng về Đại Pháp. Sau đó tôi nói với ông ấy rằng con trai ông ấy học ở trường không được tốt. Tôi cũng nói với ông ấy rằng Chân, Thiện, Nhẫn là những giá trị phổ quát của vũ trụ và rằng chỉ những ai đồng hóa với đặc tính đó thì mới có thể có một tương lai tươi sáng. Trong cuộc trò chuyện, ông ấy dường như ngạc nhiên và thậm chí sốc với những gì tôi nói. Tuy nhiên, vì tôi là thầy giáo của cậu con trai nên ông ấy cố gắng giữ bình tĩnh và hiểu được một chút về pháp của vũ trụ “thiện ác hữu báo.”

Sau đó tôi biết được rằng trong những lần tiếp xúc với các học viên khác, ông ấy dần hiểu được chân tướng và đặt vị trí của ông ấy phù hợp. Con trai của ông ấy cũng đạt vừa đủ điểm trong kỳ thi đại học. Tất cả những điều này đã chứng thực sự thật rằng Đại Pháp bảo hộ những ai có hảo tâm theo đuổi sự thiện lương!

Thiện niệm của chúng ta thay đổi mọi người

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, những lời dối trá do Đảng Cộng sản Trung Quốc thêu dệt được truyền đi khắp nơi. Các giáo viên cùng văn phòng với tôi bàn tán về điều này. Nhưng mỗi lần nghe thấy những lời bàn tán đó, tôi luôn giữ cho mình có phong thái cao và không ngừng duy hộ Đại Pháp. Cuối cùng, một giáo viên rất có uy tín và chính chực đã nói với các giáo viên khác rằng miễn là tôi xuất hiện thì không ai được nói về Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, mọi người không bao giờ nói về điều đó nữa.

Năm 2017, tôi bị ảnh hưởng bởi “chiến dịch xóa sổ” tà ác nhằm vào các học viên. Tôi buộc phải nghỉ dạy và bị chuyển sang làm trợ giảng. Có lần tôi đến văn phòng của một đồng nghiệp và ông ấy tình cờ nhìn thấy tôi đang ngắm một trong những bức tranh của ông ấy. Ông ấy nói: “Để tôi tặng anh bức tranh này nhé. Nhìn này! Anh đã hoàn thành tất cả các chữ viết trên bức tranh này!” Khi đang nói, ông ấy đọc từng chữ trên bức tranh: chân thật, trung thành, chính trực, đức hạnh, đứng đắn, lịch sự và khiêm tốn.

Đầu năm 2016, vợ tôi và tôi từ chối ký vào cái gọi là bản cam kết khi chúng tôi bị Phòng 610 và chính quyền cấp cao hơn gây áp lực, nhà trường đã tước đi những quyền lợi chính đáng của chúng tôi như thăng chức, tăng lương, xét duyệt và thưởng theo hiệu quả công việc. Để buộc tội chúng tôi một cách sai trái, Đội trưởng Đội An ninh nội địa đã đi khắp nơi để xem hồ sơ của chúng tôi và bí mật điều tra chúng tôi. Sau khi dành rất nhiều thời gian để làm việc này, ông ấy chỉ thốt ra được hai câu khi gặp chúng tôi: “Tôi không hề nghĩ anh lại có được quá nhiều giải thưởng ở các cấp khác nhau như thế.” và “Không ai nói lời nào xấu về anh cả-Tôi không nghĩ anh lại có mối quan hệ với mọi người tốt đến như thế!”

Khi chúng tôi bị đuổi việc, hồ sơ của vợ tôi và tôi đều được chuyển ra ngoài và không còn ở trong Phòng giáo dục nữa. Khi biết được điều này, tôi đột nhiên có một loại cảm giác thấy hoàn toàn thư thái: Tôi cảm thấy rằng chương này của cuộc đời tôi đã đến trang cuối rồi, và một chương mới sắp sửa bắt đầu. Trong tương lai, không kể tôi đóng vai trò gì trong xã hội, tôi sẽ tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của mình là một học viên. Ý nghĩa của sự tồn tại của chúng ta trong thế gian con người là để chứng thực Đại Pháp.

Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi tôi từ một người luôn tranh đấu thành một người coi nhẹ lợi ích bản thân và thành một người vị tha. Điều này cũng trực tiếp và dán tiếp ảnh hưởng đến mọi người xung quanh tôi. Khi họ tiến hành điều tra lý lịch, họ không chỉ thất bại trong việc tìm ra tôi đã làm điều gì sai trái, mà còn thấy hình ảnh một giáo viên được lãnh đạo tuyên dương, đồng nghiệp khen ngợi và được học sinh tìm đến. Điều này chỉ cho thấy Chân, Thiện, Nhẫn là nguyên lý của vũ trụ mà một ngày nào đó sẽ được công nhận và ngưỡng mộ một cách rộng rãi.

Tôi nhớ lại có một học viên nói rằng: “Xã hội không chịu đựng được người tốt và cố gắng “Xóa sổ” họ. Ai có quyền này chứ? Đây chẳng phải là biểu hiện của “ngày tận thế” sao?”

Con tạ ơn Sư phụ vì sự bảo hộ từ bi và phổ độ hồng đại của Ngài!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/1/445296.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/31/211096.html

Đăng ngày 05-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share