Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-01-2023] Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ đàn áp người dân của mình mà còn là mối nguy của toàn nhân loại. Kỳ thực, nó chính là lực lượng phản nhân loại, phản Thần.

Phỉ báng Thần Phật, chà đạp nhân tính

Hàng ngàn năm qua, con người luôn tôn trọng thiên nhiên và tuân theo các giá trị truyền thống. Đặc biệt vào thời Trung Quốc cổ đại, con người có quan niệm sâu sắc về sự hợp nhất giữa Thiên-Địa-Nhân. Chẳng hạn, Nho giáo nhấn mạnh Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín, Phụ từ tử hiếu (cha mẹ hiền từ, con cái hiếu thảo); Đạo giáo dạy khắc chế tà niệm, phản bổn quy chân; Phật giáo giảng thiện.

Nhưng chủ nghĩa cộng sản đã phá hủy tất cả những giá trị này. Karl Marx chống lại các tín ngưỡng tôn giáo và nói: “Tôn giáo là thuốc phiện của con người.” Mao Trạch Đông còn trắng trợn hơn: “Đấu với trời là niềm vui vô tận, đấu với đất là niềm vui vô tận, và đấu với người là niềm vui vô tận.”

Đúng như Mao nói, ĐCSTQ chỉ quan tâm đến bản thân chứ không màng đến cuộc sống của người dân. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, nó đã phá hủy các giá trị truyền thống, khiến nhóm người này chống lại nhóm người khác, kích động thù hận giữa đồng nghiệp, hàng xóm, thậm chí là người nhà. Lệnh phong tỏa hà khắc Zero-COVID khiến mọi người bị nhốt trong các tòa nhà ngay cả khi xảy ra động đất, hỏa hoạn. Đảng viên ĐCSTQ phải tuân theo “tinh thần của Đảng” khiến họ đấu cả với trời, với tự nhiên, làm những việc xấu mà không tự biết. Hơn nữa, Đảng còn kiểm duyệt thông tin và thao túng dư luận để đánh lạc hướng người dân, kể cả Đảng viên.

Thoái ĐCSTQ, quay về chính lộ

Định nghĩa và khái niệm về con người của chủ nghĩa cộng sản khác hẳn với văn hóa truyền thống. Người xưa rất coi trọng nhân tính, coi trọng đạo đức. Ví như đương thời, Hoàng đế Đường Thái Tông của triều đại nhà Đường dạy các hoàng tử, hoàng tôn rằng: “Đức hạnh là phẩm chất quan trọng nhất để đánh giá hành vi của một người.” Trong “Đế Phạm”, tuyển tập những bài viết về Đạo làm vua dành cho cho các hoàng tử, hoàng tôn, Đường Thái Tông có viết: “Trong 13 năm tại vị, Trẫm tự ước chế bản thân không đi du ngoạn hay đắm chìm trong lạc thú nơi hậu cung. Sinh ra trong hoàng cung, nên biết rằng quy luật tự cổ chí kim của bậc đế vương thiên tử là bắt đầu từ việc nghiêm khắc tu dưỡng chính bản thân mình.”

Nghĩa là, khi trọng đức, con người có thể duy trì tiêu chuẩn đạo đức tương đối cao. Cùng với niềm tin “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, người xưa rất chú trọng đến hành vi và tâm tính của mình.

Nhưng chủ nghĩa cộng sản đã chà đạp tất cả những chuẩn mực này. Marx đã viết trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, “Lịch sử của xã hội hiện nay là lịch sử đấu tranh giai cấp.” Mao Trạch Đông cũng từng nói: “Với 800 triệu người, làm sao có thể không có đấu tranh?” Rõ ràng, hận thù và bạo tàn là đặc điểm chính của chủ nghĩa cộng sản, từ Marx đến Liên Xô, cho đến ĐCSTQ.

Trong cuốn Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản) có viết: “Một câu nói nổi tiếng tương tự khác của Mao là một chiến dịch như Cách mạng Văn hóa nên được tiến hành bảy hoặc tám năm một lần”; “Việc tái sử dụng vũ lực là một phương tiện quan trọng để ĐCSTQ duy trì sự cai trị của mình. Mục đích của việc sử dụng vũ lực là để gây ra khủng bố. Mỗi cuộc đấu tranh và phong trào đều là một cuộc diễn tập khủng bố, khiến người dân Trung Quốc luôn trong tình trạng sợ hãi, khuất phục và dần dần bị nô lệ dưới sự kiểm soát của Đảng.”

Kết liễu ĐCSTQ sẽ đưa nhân loại trở lại cuộc sống hòa bình, an toàn và bình thường.

Thoát khỏi mê cung dối trá

Có người có thể thắc mắc tại sao người dân Trung Quốc có thể chấp nhận một chế độ tà ác như ĐCSTQ. Đó là một quá trình lâu dài, ở một mức độ nào đó chẳng khác nào đang nỗ lực “uống thuốc độc để trị khát.”

Sau cuộc chiến tranh nha phiến (1830–1860), Trung Quốc bị suy yếu và tìm cách khôi phục, nhất là sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912. Giới trí thức và dân chúng mong tìm ra giải pháp nhanh chóng nhằm thúc đẩy đất nước, và “sự thành công” của Liên Xô dường như là một lựa chọn – mãi đến sau này, người ta mới nhận ra sự tàn ác của Cộng sản Xô-viết, như Nạn Đói Lớn (1932–1933).

Một số người đã đề xuất áp dụng lý luận cộng sản và Đại hội Toàn quốc đầu tiên của ĐCSTQ được tổ chức vào tháng 7 năm 1912 với 15 đại biểu tham dự, trong đó, hầu hết đã sớm bị ĐCSTQ thanh trừng vì không đủ tàn nhẫn (như Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào) và một số trở thành kẻ phản quốc (như Trần Công Bác và Chu Phật Hải ). Năm 1975 và 1976, Đổng Tất Vũ và Mao Trạch Đông lần lượt qua đời với tư cách là những đảng viên trung thành của ĐCSTQ.

Chính trong các cuộc đấu tranh nội bộ và các chiến dịch chính trị, Mao cũng như các lãnh tụ tối cao khác của ĐCSTQ đã học cách trở thành đảng viên thực thụ của ĐCSTQ qua việc đạt được 9 đặc điểm của chủ nghĩa cộng sản mà “cửu bình” đã tổng kết như: tà ác, dối trá, kích động, dung túng thành phần cặn bã xã hội, gián điệp, cướp đoạt, đấu tranh, tiêu diệt và kiểm soát.

Hơn nữa, ĐCSTQ càng có kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng tuyên truyền để kiểm soát tâm trí người dân. Sau cuộc Cải cách Tư tưởng Giới Trí thức (1951–1952), ĐCSTQ đã phát động Chiến dịch Phản Cánh hữu (1957–1959) nhằm dập tắt những ý kiến tiêu cực về Đảng. Sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa (1966–1976) còn đi xa hơn và đã xóa sạch các giá trị truyền thống khỏi tâm trí người dân, khiến họ phải luôn làm sao để lời nói và hành động nhất quán với ĐCSTQ.

Hệ quả là, trong bao nhiêu chiến dịch như vậy, kể cả Vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, cuộc bức hại Pháp Luân Công (1999–nay) và lệnh phong tỏa ba năm vì COVID (2020–2023), những người tuân theo mệnh lệnh của Đảng chẳng những không nhận ra đâu là người bị hại, mà còn còn chê trách những người không tuân theo mệnh lệnh của Đảng.

Với nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, môn thiền định ôn hòa Pháp Luân Công đưa con người quay về với các giá trị truyền thống, dạy con người trở thành những công dân tốt. Ngay sau khi được hồng truyền ra công chúng vào năm 1992, Pháp Luân Công đã thu hút hàng chục triệu người vì những lợi ích to lớn cả về tinh thần lẫn thể chất.

Song, bản chất tàn bạo và dối trá của ĐCSTQ khiến nó không muốn từ bỏ việc kiểm soát người dân. Đó là lý do tại sao cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Dù ban đầu các quan chức và người dân đều có thiện cảm với học viên Pháp Luân Công vô tội cũng như đức tin của họ vào Chân-Thiện-Nhẫn, nhưng sau đó, tuyên truyền phỉ báng triền miên của ĐCSTQ đã đẩy mọi người rời xa lương tâm.

Khi đứng về phía ĐCSTQ mà phân biệt đối xử và bức hại học viên Pháp Luân Công chỉ vì họ tu luyện và trở thành những công dân tốt hơn, mọi người đang mạo hiểm với tương lai của chính mình – cả về mặt đạo đức và pháp lý – cũng như làm suy yếu xã hội. May mắn thay, sau khi “cửu bình” được công bố, hơn 406 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, bao gồm cả Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong.

Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã viết:

“Nhân tâm không tốt nữa thì sẽ tạo nghiệp, mắc bệnh, gặp nạn”; “Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng” (Lý Tính)

Vì một ngày mai tốt đẹp hơn, giờ chính là lúc chúng ta phải nhận rõ ra những dối trá của ĐCSTQ và từ bỏ nó.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/5/454397.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/7/206080.html

Đăng ngày 15-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share