Bài viết của Phạm Gia Thái

[MINH HUỆ 25-12-2022] Giang Trạch Dân cuối cùng đã chết, nhưng mọi người vẫn đang bàn luận về ba biệt danh của ông ta.

Biệt danh thứ nhất: Giang Tặc Dân

Nói Giang Trạch Dân là “tặc” không phải nói ông ta là kẻ ăn cắp vặt, mà là kẻ bán nước. Người không biết thì bảo đây là giật tít, phao tin giật gân; người biết thì nói đây không phải là tin mới gì, mà đã chuyện 20 năm rồi.

Hòn đảo lớn nhất của Trung Quốc là hòn đảo nào? Đáp án cho câu hỏi này đã thay đổi theo thời gian. Hiện tại, đáp án của nó là Đài Loan. Tuy nhiên, trước khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền vào năm 1989, câu trả lời lại là Sakhalin (tên tiếng Trung: Đảo Khố Hiệt), lớn gấp đôi Đài Loan. Vậy, điều gì đã xảy ra trong thời gian đó?

Từ năm 1999 đến 2001, Giang đã ký một số hiệp ước với Nga, chính thức nhượng khu vực phía Đông của Biên giới Trung-Xô, bao gồm cả Sakhalin, cho Nga. Trong cáo phó của Giang, ĐCSTQ nêu “thành tích” của ông ta mà không hề đề cập đến tội bán nước. Hầu như không ai nhận ra tội phản quốc lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc cho tới khi Nga công khai thông tin này.

Trung Quốc có tổng diện tích 9,6 triệu km2. Nhưng trong đó, 33% là sa mạc và các khu vực bị sa mạc hóa, và 38% bị xói mòn nghiêm trọng, nghĩa là chỉ còn hơn 1/3 diện tích đất là có thể sinh sống được. Giang đã hiến cho Nga không chỉ một vùng đất rộng lớn mà rất màu mỡ. Vùng đất này có tới 9 giếng dầu sâu nhất thế giới do trữ lượng dầu lớn chưa được khai thác.

ee3f08a9d98e068b437007ad540ab8c4.jpg
Giang Trạch Dân đã trao Sakhalin (tên tiếng Trung: Đảo Khố Hiệt; đánh dấu bằng mũi tên đỏ), từng là hòn đảo lởn nhất của Trung Quốc, cho Nga. Nga nằm ở phía Tây, Trung Quốc nằm phía Tây Nam, và Nhật Bản ở phía Nam Sakhalin.

Tệ hơn nữa, Đảo Sakhalin (72.000 km2) chỉ chiếm chưa đến 10% tổng diện tích đất mà Giang đã bán. Dân chúng Trung Quốc không hề hay biết việc này cho tới khi Nga công khai thông tin. Vậy tại sao Giang lại làm vậy?

Bản chất phản quốc của Giang đã bộc lộ từ thời trẻ. Theo “Chuyện thật về Giang Trạch Dân”, cha của ông ta là Giang Thế Tuấn (江世俊), vốn là một kẻ phản bội trong cuộc xâm lược của Nhật Bản (1937 – 1945). Sau khi chính quyền bù nhìn phản bội của Nhật Bản được thành lập ở Nam Kinh, Giang Thế Tuấn đã đưa Giang Trạch Dân đến học tại Đại học Trung ương Nam Kinh. Được coi là “Khóa đào tạo lãnh đạo trẻ của Đại học Nam Kinh”, Giang Trạch Dân và những người khác được đào tạo thành đặc vụ cho chính quyền bù nhìn.

Điều này đã được khoa lưu trữ của Đại học Nam Kinh xác nhận sau khi Giang trở thành lãnh đạo tối cao vào năm 1989. Mặc dù trường đại học này đã liên lạc với Giang vào thời điểm đó để nối lại mối liên hệ, nhưng họ lại không bao giờ được hồi âm – Giang luôn tránh né phần lịch sử có liên quan đến hồ sơ phản quốc của ông ta.

83ecb50965d50918dbf9df3a50a0ec91.jpg

Thẻ thư viện của Giang Trạch Dân tại Đại học Trung ương Nam Kinh

Chương trình đào tạo đặc vụ hoạt động dưới sự chỉ đạo của tướng Kenji Doihara của Nhật Bản, tuy nhiên, hồ sơ của Giang đã được cải sửa khi Liên Xô đánh bại quân Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1945. Năm 1955, khi Giang sang thăm Liên Xô để đào tạo kỹ thuật, cơ quan tình báo Liên Xô đã phát hiện ra manh mối này. Một người phụ nữ có tên Klava đã vào bí mật vào vai diễn người tình bí mật đã được giao nhiệm vụ quyến rũ Giang. Sau khi Giang rơi vào bẫy, KGB (Ủy ban An Ninh Nhà nước Liên Xô) hứa sẽ che giấu lịch sử và sự phản bội Nhật Bản, miễn là Giang đồng ý làm theo yêu cầu của KBG. Giang đã đồng ý.

Sự việc này đã dẫn đến một loạt hiệp ước mà Giang đã ký với Nga để “cho” đất. Vì phơi bày sự thật lịch sử này, nhà báo Trình Tường (Cheng Xiang) của Hồng Kông đã bị bắt khi ông sang Trung Quốc Đại lục.

Biệt danh thứ hai: Giang Sách Dân

Mấy năm gần đây, nhiều quan chức cấp cao ở Trung Quốc đã bị bắt vì tội tham nhũng. Nhưng theo như một bài báo của tờ Global News Times ở Hồng Kông đăng vào tháng 9 năm 2015, một số lượng lớn các vụ tham nhũng này có liên quan tới Giang Trạch Dân. Ví dụ, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và những người khác đều do Giang đề bạt.

Giang đã vươn lên vị trí tối cao nhờ đàn áp phong trào dân chủ của sinh viên vào năm 1989. Để có được sự trung thành của các quan chức cấp cao, kể cả người trong quân đội, Giang đã khuyến khích họ nhận hối lộ và đút làm của riêng. Tháng 10 năm 2000, khi tiếp các nhà báo Hồng Kông, ông ta đã khẳng định điều này, “Hãy im lặng và kiếm bộn tiền – Đó là thượng sách.”

Người ta nói rằng gia đình Giang đã tích lũy được khối tài sản trị giá ít nhất 1.000 tỷ đô la Mỹ, trong đó, một nửa đã được rửa sạch. Chính vì điều này, Giang đã được mệnh danh là “Huấn luyện viên trưởng về tham nhũng”.

Hệ quả là, trong nhiệm kỳ của Giang, nạn tham nhũng lan tràn. Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội Đồng Quản trị của Quản lý Tài sản huyện Hoa Dung, bị phát hiện đang giữ 270 triệu nhân dân tệ (tương đương 42 triệu USD) tiền mặt có được nhờ nhận hối lộ tại nhà. Nhậm Thạch Phương (Ren Shifeng), một quan chức cấp địa phương ở Bắc Kinh sở hữu 31 kg vàng miếng. Từ Trường Nguyên (Xu Changyuan), Bí thư huyện ủy thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đứng tên tới 2.714 căn hộ.

Biệt danh thứ ba: Giang ma đầu

Xuyên suốt lịch sử, đã có rất nhiều nguyên thủ quốc gia khét tiếng. Hoàng đế Nero của La Mã thường bị coi là ác quỷ vì tiến hành cuộc bức hại đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo. Hitler bị coi là ác quỷ vì ác diệt chủng người Do Thái. Còn Giang đã vượt quá cả Nero và Hitler trong cuộc bức hại Pháp Luân công.

Pháp Luân Công là một môn thiền định ôn hòa với nguyên tắc chỉ đạo Chân-Thiện-Nhẫn, dạy các học viên trở thành những công dân tốt. Giang đã cho rằng sự phổ biến của Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với quyền kiểm soát của ông ta đối với người dân, vì thế ông ta đã phát động một cuộc đàn áp trên quy mô lớn đối với môn tu luyện này vào tháng 7 năm 1999.

Kể từ đó, một lượng lớn các học viên đã bị giam giữ, bỏ tù và tra tấn dưới nhiều hình thức (như tra tấn thân thể, lao động khổ sai, tra tấn tinh thần, cưỡng chế tiêm thuốc và làm dụng tình dục). Giang và ĐCSTQ cũng đã ra lệnh cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, một tội ác mà các luật sư nhân quyền gọi là một hình thức tà ác mới trên hành tinh này.

Sau các cuộc điều tra và xét xử sâu rộng, Tòa án Trung Quốc (một tòa án nhân dân điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc có trụ sở tại London) đã kết luận rằng “Nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã diến ra nhiều năm trên khắp Trung Quốc trên quy mô lớn và các học viên Pháp Luân Công là một – và có lẽ là nguồn cung cấp nội tạng chính.”

Tháng 4 năm 2022, Tạp chí Cấy ghép Hoa Kỳ đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Hành quyết bằng cách mua bán nội tạng: Vi phạm quy tắc hiến tạng của người chết ở Trung Quốc” (Execution by organ procurement: Breaching the dead donor rule in China). Bài báo có đoạn, “Chúng tôi tìm thấy bằng chứng trong 71 báo cáo này, phủ trên toàn quốc, cho thấy chết não có thể đã không được khai báo đầy đủ. Trong những trường hợp này, việc cắt bỏ tim trong quá trình thu mua nội tạng phải là nguyên nhân sát nhất dẫn đến cái chết của người hiến tặng…. Bởi vì những người hiến tặng nội tạng này chỉ có thể là tù nhân, các phát hiện của chúng tôi cho thấy rõ rằng các bác sỹ ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tham gia vào các vụ hành quyết khi mổ lấy nội tạng.”

Nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng không phải là một tội ác biệt lập. Để chính sách bức hại được thực thi toàn diện, Giang đã lập ra cơ quan ngoài vòng pháp luật là Phòng 610 vào tháng 6 năm 1999. Trong 23 năm qua, cơ quan này đã phối hợp với các quan chức chính quyền các cấp, đặc biệt là cảnh sát, tòa án và viện kiểm sát, để bắt giữ, truy tố và kết án các học viên.

Dần dần, Giang cũng ban hành nhiều mệnh lệnh bức hại Pháp Luân Công như “đánh [các học viên] đến chết được tính là tự sát. Đưa xác đi hỏa táng ngay mà không cần xác minh danh tính”, và “giết không thương tiếc”. Ông ta cũng ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể [của các học viên].”

Các nạn nhân không chỉ giới hạn ở các học viên vô tội và người nhà của họ. Khi chà đạp giá trị Chân-Thiện-Nhẫn trên các phương tiện truyền thông, cơ quan chính phủ, hệ thống giáo dục, ngành giải trí và các ngành nghề khác trong toàn xã hội, Giang còn gây ra nạn tham nhũng, suy đồi đạo đức, hủy hoại môi trường. Khi lo lắng về hàng giả, thực phẩm nhiễm độc, và các vấn đề xã hội ở Trung Quốc, chúng ta cần nhận thức rõ rằng đó là một trong những di sản khủng khiếp của Giang Trạch Dân.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/24/453508.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/25/205353.html

Đăng ngày 04-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share