Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 18-11-2022] Con người không phải là thánh nhân và ai cũng đều phạm lỗi. Khi chúng ta còn trẻ, tuổi trẻ bồng bột có thể từng làm hại người khác, lừa dối người khác. Đặc biệt là trong thời kỳ Trung Quốc cộng sản, nhiều người đã hùa theo chế độ độc tài này, dù vô ý hay cố ý mà lạm dụng quyền lực và bức hại những người vô tội. Chúng ta cần phải làm gì nếu điều đó xảy ra?

Ký ức đau thương về Cách mạng Văn hóa

Hơn 50 năm trước, ĐCSTQ đã phát động cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976), trong thời kỳ đặc biệt hỗn loạn này, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường kích động đấu tranh giai cấp tạo ra quá nhiều thảm kịch. Nhiều người đã quay ra chống lại chính thân nhân, hàng xóm, đồng nghiệp, giáo viên và sinh viên của mình. Việc tổ chức các buổi đấu tố công khai và phát tiết bạo lực đối với những người vô tội là chuyện thường tình.

Ban đầu, Vương Ký Dự, một hồng vệ binh, vốn là người rụt rè nhút nhát. Sau khi bị phê phán là thiếu nhiệt huyết trong đấu tranh giai cấp, Vương đã thay đổi và trở nên bạo lực hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Cuối cùng, trong một cuộc đấu võ của hồng vệ binh ở Bắc Kinh, Vương, khi đó 16 tuổi, đã dùng một cây gậy lớn đánh chết một thanh niên 19 tuổi. 43 năm qua, ông thường thức dậy trong đêm tối và tự hỏi: “Mình đã giết người rồi, mình phải làm sao đây?”

Trải nghiệm đau thương này đã luôn dằn vặt ông Vương. Vào tháng 1 năm 2011, ông đã quyết định công khai sám hối tội lỗi mà mình đã gây ra. Doanh nhân 62 tuổi Vương Ký Dự viết: “Tôi sám hối không phải để được tha thứ. Nếu có báo ứng thì tôi đáng bị như vậy, tôi chấp nhận bị trả giá. Tôi nói ra là vì muốn để lại lời chứng cho lịch sử”.

Năm 2013, ông Lôi Anh Lang, 68 tuổi, người huyện Thái Ninh tỉnh Phúc Kiến, cũng bày tỏ sự hối hận vì đã làm nhục người khác trong Cách mạng Văn hóa. Ông nói: “Nhiều năm đã trôi qua, giờ đây hồi tưởng lại những việc đã làm tôi đã nhận ra rằng hành động của mình thật hèn mọn, tôi hối hận vì đã sỉ nhục người khác”.

Trần Tiểu Lỗ là con trai của Trần Nghị, một trong những người sáng lập Trung Quốc cộng sản. Năm 2013, ông cũng đã viết một bức thư ngỏ chân thành xin tha thứ cho những việc làm của mình trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Ông viết: “Hồi đó tôi làm hiệu trưởng của trường trung học số 8 và chủ nhiệm ban cách mạng của trường. Tôi đã chịu trách nhiệm khiến nhiều lãnh đạo và một số giáo viên, sinh viên bị sỉ nhục, làm kiểm điểm, và bị đưa đi cải tạo lao động nhiều. Tôi đã chủ động dấy loạn và tổ chức đấu tố nhiều lãnh đạo của trường.“ Ông nói thêm: “Dù lời xin lỗi chính thức này là quá muộn nhưng vì để thanh lọc tâm hồn, vì sự tiến bộ xã hội và tương lai của dân tộc thì vẫn cần có một lời xin lỗi như vậy”.

Những bi kịch vẫn tiếp diễn

Khi công chúng ca ngợi những cá nhân được nhắc tới ở trên bởi dũng khí dám thừa nhận sai lầm của bản thân thì ít người nhận ra rằng một sai lầm lớn mà chế độ cộng sản phạm phải vẫn chưa được sửa chữa. Đó là cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Vào tháng 7 năm 1999, Trung Cộng phát động cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công chỉ vì đức tin của họ vào Chân-Thiện-Nhẫn. Những tội ác gây ra đối với các học viên vô tội vẫn không suy giảm cho tới tận ngày nay.

Một lượng lớn các học viên đã bị bắt giữ, cầm tù và tra tấn trong suốt 23 năm qua. Chỉ riêng trong năm 2021, 132 học viên đã chết vì bị bức hại. Tính đến hiện nay, tổng số học viên Pháp Luân Công tử vong được xác nhận là 4.884 người.

Trong số những học viên đã chết có ông Khương Quốc Ba, cựu quan chức thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông. Một bài báo trên Minh Huệ đưa tin về cái chết của ông có viết: “Vì kiên định với đức tin của mình mà ông Khương đã bị bắt 13 lần. Trong 2 năm thụ án trong trại lao động và 5 năm tù giam, ông đã phải chịu 77 hình thức tra tấn, trong đó có sốc điện, ngồi trên ghế hổ và cưỡng bức tiêm thuốc độc. Thậm chí một số tù nhân còn nói rằng họ chưa từng thấy ai bị tra tấn tàn bạo đến thế”.

Nữ thẩm phán huyện Thủ Ninh, tỉnh Cam Túc, Thích Ngọc Anh, được chuẩn đoán bị ung thư sau khi tham gia vào cuộc bức hại này. Trước khi chết, cô cảm thấy hối lỗi vì đã kết án những học viên vô tội.

Một quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) ở tỉnh Quý Châu cũng gặp phải quả báo sau khi bức hại các học viên. Con trai của ông được chuẩn đoán mắc bệnh nan y và đang trong tình trạng nguy kịch. Sau khi biết được sự thật từ các học viên, vị quan chức này đã thực sự sám hối và cầu xin Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, tha thứ. Sau đó, con trai ông đã qua khỏi. Kể từ đó, vị quan chức này đã luôn tìm cách để bảo vệ các học viên, tránh gây cho hại người khác và cho bản thân ông.

Từ khi nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giết hại hàng chục triệu người vô tội. Cuộc bức hại Pháp Luân Công chỉ là sự tiếp tục của hồ sơ tàn bạo và dối trá của nó. Khi một người tham gia vào cuộc bức hại người vô tội là phạm tội, sẽ bị cả Thần và người phẫn nộ. Tại họa sẽ ập đến gia đình họ bất cứ lúc nào, thậm chí có thể ảnh hưởng cả đến con cháu họ. Chỉ bằng cách bài trừ ĐCSTQ, sám hối vì những lỗi lầm trong quá khứ và bù đắp cho những tổn hại đã gây thì con người mới nhận được phúc báo.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/18/452012.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/19/205260.html

Đăng ngày 01-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share