Bài viết của Nhất Ngôn

[MINH HUỆ 02-08-2022] Những năm gần đây, số lượng học viên Pháp Luân Công ra hải ngoại đã vượt xa số lượng học viên ở hải ngoại nhiều năm cách đây. Nhiều người mới đến xã hội phương Tây vẫn khá bất đồng về tư duy, quan niệm và hành vi, những điều không phù hợp với văn hóa phương Tây.

Chắc chắn, phần lớn các học viên Trung Quốc rất vững chắc trong tu luyện và làm các việc tinh tấn để cứu chúng sinh ở Trung Quốc. Mặt khác, một số học viên, thậm chí sau khi sống ở các quốc gia phương Tây mấy chục năm, vẫn không bỏ được văn hóa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Sự ô nhiễm của văn hóa Đảng không chỉ giới hạn trong những người sống ở Trung Quốc đại lục. Nó có trong suy nghĩ và thói quen của người dân trên khắp thế giới. Nhưng khi các học viên dù đã sống ở các quốc gia phương Tây một thời gian dài vẫn không thể loại bỏ được văn hóa Đảng, họ đã tạo thành những hình ảnh xấu đối với những người mới đến. Tôi đã nghe một số học viên nói những điều như: “Người nào đó đã ra hải ngoại rất nhiều năm, nhưng chẳng phải anh ấy vẫn không thể hòa nhập được với văn hóa phương Tây đó sao?”

Tôi không đồng ý với cách so sánh đó, rằng đã lấy một số lượng nhỏ các học viên khái quát thành toàn thể các học viên Trung Quốc đang sống ở các nước phương Tây. Theo quan điểm của tôi, cách suy nghĩ đó là cực đoan. Văn hóa truyền thống Trung Quốc nhấn mạnh vào sự trung dung và không đi sang cực đoan. Nhưng trong văn hóa ĐCSTQ, nó nhấn mạnh vào việc khái quát tất cả mọi người để tìm cớ che đậy cho bản thân hoặc không muốn làm tốt hơn.

Bên cạnh việc so sánh bản thân họ với những người đã sống thời gian dài ở xã hội phương Tây, một số học viên mới tới còn coi thường những người phương Tây, nghĩ rằng họ nông cạn. Sư phụ đã từng giảng về vấn đề này trong các bài giảng Pháp trước đây. Một số người quan tâm tới vấn đề như xã hội phương Tây vận hành như thế nào và phàn nàn về những điều họ không thích.

Dưới đây là những quan sát của tôi về những biểu hiện của văn hóa Đảng trong các học viên mới rời Trung Quốc. Những hiện tượng phổ biến này phản ánh sự thấm sâu của văn hóa Đảng, điều ngăn trở các học viên này dùng chính niệm và thiện niệm để tẩy tịnh bản thân ở xã hội phương Tây.

1) Không tôn trọng người khác

Nhiều học viên Trung Quốc đang sống ở phương Tây nói về những người phương Tây là “người ngoại quốc” trong khi bản thân họ mới là người ngoại quốc ở các quốc gia này. Một số còn nói to ở những nơi công cộng như thể không có ai xung quanh. Điều đó phản ánh tâm lý coi mình là trung tâm và không tôn trọng người khác. Trên thực tế, hành vi như vậy cũng đã làm giảm giá trị bản thân. Là một học viên, chúng ta nên làm một người tốt và ít nhất là có thể tôn trọng người khác.

2) Không giao tiếp được và có xu hướng phán xét

Giao tiếp bao gồm hai phương diện: “nói” và “nghe.” Nhiều học viên Trung Quốc không chú ý tới những điều người khác đang nói trong suốt cuộc hội thoại nhưng lại mải mê đưa ra định nghĩa và phán xét những người khác.

Trong nhiều trường hợp, thậm chí trước khi những người khác nói xong, những học viên này còn xen vào để thể hiện ý kiến của họ hoặc hoàn toàn lạc đề ngay lúc đó, giống như họ không nghe được một từ nào của những người kia. Họ chỉ “nghe” những điều họ muốn nghe. Họ có thể bóp méo hoặc định nghĩa lại những lời mà người khác vừa nói với họ.

Kiểu người này thậm chí còn không quan tâm những người khác nghĩ gì và kiên quyết thể hiện bản thân họ và nhanh chóng đưa ra những khẳng định về người khác. Văn hóa Đảng trong họ đã mạnh đến mức khiến sự thiện lương của họ bị chôn vùi.

3) Dùng tư tưởng và tiêu chuẩn của người thường để đối đãi với tu luyện

Một số học viên không nguyện ý chịu khổ và họ thường xuyên tìm lý do, ví dụ mắc bệnh nào đó hoặc bị hạn chế về thể lực để tránh làm việc vất vả. Một số nói rằng họ bị đau do bị thương từ trước khi tu luyện hoặc một số nói rằng họ không thể ăn những loại thức ăn nào đó do dạ dày của họ nhạy cảm. Nhưng nếu các bạn hỏi họ tu luyện từ khi nào, phần lớn họ sẽ trả lời rằng họ bắt đầu tu luyện từ 10 năm, thậm chí 20 năm trước. Điều này khiến tôi băn khoăn liệu họ có chân tu hay không?

Loại tâm lý này không chỉ giới hạn trong quan niệm về bệnh tật, mà còn liên quan đến các chấp trước khác. Chúng ta không thể dùng lý do: “Tôi vẫn luôn luôn như thế” để che đậy cho những vấn đề của mình và không tu bản thân.

4) Không thể lắng nghe phê bình

Một vấn đề khác đó là một số học viên không thể nghe những góp ý hay phê bình mang tính xây dựng. Họ chỉ có thể nghe “những lời dễ nghe” và nghĩ họ thông minh hơn, biết nhiều hơn những người khác.

Sư phụ đã giảng:

“…ai tu người ấy đắc.” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân [1994])

Tôi hy vọng các bạn đồng tu có thể chú ý nhiều hơn tới những vấn đề này, từ đó tất cả chúng ta đều chân tu dưới sự dẫn dắt của nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/2/447119.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/3/203090.html

Đăng ngày 14-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share