Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-08-2022]

Ngày 20 tháng 7 năm nay đánh dấu 23 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Vào ngày này năm nay, các học viên Pháp Luân Công ở 38 quốc gia đã trình một bản danh sách mới nhất gồm các thủ phạm trong cuộc đàn áp lên chính phủ của mình, hối thúc việc cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản của những người trong danh sách (và các thành viên gia đình của họ).

38 quốc gia này là: Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Australia, New Zealand, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Czech, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Croatia, Slovenia, Latvia, Estonia, Síp, Malta, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sĩ, Na Uy, Liechtenstein, Israel, Mexico, Chile, và Dominica. Đề nghị xem Danh sách mới nhất gồm các thủ phạm được trình lên 38 chính phủ vào ngày đánh dấu 23 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công để biết thông tin chi tiết. (https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/11/202738.html)

Đường Nhất Quân, hiện là bí thư Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng thời cũng là ủy viên của Ủy ban Chính trị và Luật pháp Trung ương, nằm trong danh sách này.

Thông tin về Đường Nhất Quân như sau:

Họ và tên: Đường Nhất Quân (唐一军)

Giới tính: Nam

Quốc gia: Trung Quốc

Ngày sinh: tháng 3/1961

Nơi sinh: Huyện Cúc, tỉnh Sơn Đông

Chức vụ hoặc vị trí: 4/2010 – 2/2011: phó bí thư Đảng ủy thành phố Ninh Ba và bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp của tỉnh Chiết Giang

1/2018 – 4/2020: phó bí thư Tỉnh ủy kiêm chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, bí thư Ban cán sự đảng chính quyền tỉnh

4/2020 đến nay: bí thư Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, và ủy viên của Ủy ban Chính trị và Luật pháp Trung ương

Những tội ác chính

1. Đưa ra và thực hiện các chính sách đàn áp và các hoạt động nhằm vào Pháp Luân Công

Trong thời gian Đường Nhất Quân làm bộ trưởng, Bộ Tư pháp đã đưa ra và thực hiện nhiều chính sách đàn áp nhằm vào Pháp Luân Công.

Vào ngày 25 tháng 3 năm 2020, trang web của Bộ Tư pháp đã đăng tài liệu “Ý kiến về việc tăng cường việc xây dựng các khu vực nông thôn dưới nền pháp quyền” của Ủy ban quản lý toàn diện đất nước bằng luật pháp thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ý kiến này tuyên bố rõ rằng cần thiết phải trấn áp mạnh các tổ chức giáo phái ở nông thôn, một cái nhãn mà đảng áp dụng một cách sai trái đối với Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công không phải là một giáo phái, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Chính trị và Luật pháp của đảng cũng như Bộ Tư pháp, đã viện dẫn Ý kiến này để tìm cớ cho vòng đàn áp mới đối với Pháp Luân Công. Sau khi Ý kiến này được đăng lên, nó được lưu hành đến các sở tư pháp ở tất cả các cấp, và sau đó những cơ quan này đã đưa ra nhiều biện pháp tương ứng để hợp tác với việc thực hiện ý kiến này. Mặc dù ý kiến này được đưa ra một tháng trước khi Đường Nhất Quân trở thành bộ trưởng tư pháp, nhưng nó đã được thực hiện trong thời gian tại vị của Đường Nhất Quân.

Vào tháng 6 năm 2021, Bộ Tư pháp đã quyết định phát động một chiến dịch 2 năm trên toàn quốc “Hồi sinh nông thôn bằng nền pháp quyền”, vốn, dưới vỏ bọc là “cải thiện khả năng và trình độ của việc quản lý nông thôn”, đã bí mật lên kế hoạch và thực hiện cái gọi là “Luật nông thôn” để nhắm vào Pháp Luân Công theo ý kiến này.

Vào ngày 24 tháng 8 năm 2021, Bộ tư pháp đã công bố “Các quy định làm việc về chấm điểm trại tù và đánh giá phạm nhân” mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2021. Lần đầu tiên, các quy định đánh giá mới được sửa đổi này đối với các tù nhân đã trắng trợn phân loại “Pháp Luân Công” là một “giáo phái”. Những quy định này công khai phỉ báng Pháp Luân Công trong khoản 5 của Điều 23, liệt kê Pháp Luân Công như một cái gọi là “không đạt tiêu chuẩn đánh giá” và vì thế cấp phép cho việc tăng cường đàn áp các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp trong các trại tù vì họ kiên định với tín ngưỡng của mình.

Đối với các tù nhân, những quy định về việc chấm điểm và đánh giá này quyết định những mức án trên thực tế mà họ phải chịu. Bởi vì ‘việc chuyển hóa’ các học viên Pháp Luân Công“ có liên quan đến “những điểm số đánh giá” và “việc giảm án”, nên đã có những trường hợp trong đó các tù nhân được tạo động lực nhằm hợp tác với các lính canh để bức hại các học viên Pháp Luân Công một cách chẳng còn kiêng nể gì.

Việc Bộ Tư pháp chỉnh sửa lại “Các điều khoản về công tác chấm điểm các trại tù và đánh giá các phạm nhân” đã đề cao và tăng cường cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công đang bị giam phi pháp ở trong tù. Số học viên bị tàn tật và bị giết chết do bị bức hại là cao. Đường Nhất Quân phụ trách việc đi đầu trong việc thực hiện những chính sách này.

2. Việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công bị giam bất hợp pháp trong các trại tù

Trong hệ thống luật pháp của Trung Quốc, các trại tù được giám sát bởi các Ban quản lý trại tù, vốn có liên hệ với hoặc là Bộ Tư pháp hoặc là Sở Tư pháp tỉnh.

Các trại tù là những nơi chủ chốt mà chính quyền giam giữ và bức hại các học viên Pháp Luân Công. Hầu hết các học viên bị kết án bất hợp pháp đã bị đưa đến các trại tù để chịu đủ loại ngược đãi về thể chất và tinh thần. Bộ Tư pháp và các Ban quản lý trại tù liên quan thường xuyên xúi giục các tù nhân tra tấn các học viên Pháp Luân Công ở trong các trại tù. Kết quả là số học viên đã bị tra tấn đến chết, bị thương hoặc bị tàn phế ở trong tù là cao.

Ví dụ như, từ tháng 1/2020 đến tháng 4 năm 2022, đã có ít nhất là 278 học viên bị chết vì tra tấn ở khắp Trung Quốc. Hầu hết họ bị giam giữ, bức hại và bị tra tấn ở trong các trại tù hoặc các cơ sở giam giữ khác. Trong số họ, 37 người đã bị tra tấn đến chết ở trong tù. Một số lượng lớn không kể hết các học viên đã bị tra tấn, bị thương và/hoặc bị tàn phế ở trong tù.

Sau đây là một số ví dụ về các học viên bị tra tấn đến chết ở trong tù:

1) Ông Lưu Tích Dũng là một cư dân ở làng Thạch Hà, quận Cẩm Châu, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Vào tháng 2 năm 2017, ông bị kết án 3 năm tù vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Vào ngày 9 tháng 4 năm 2018, ông bị đưa vào Trại tù Đông Lăng ở thành phố Thẩm Dương. Ngày 8 tháng 4 năm 2021, ông mãn hạn tù, nhưng thay vì được phóng thích, ông lại bị chuyển đến Trại tạm giam Quận Cẩm Châu, thành phố Đại Liên. Sau đó ông lại bị kết án 4 năm tù nữa, và ngày 28 tháng 9 năm 2021, ông bị đưa vào Trại tù số 3 Đại Liên. Ngày 9 tháng 12 năm 2021, ông được chuyển gấp đến Bệnh viện Trung tâm Đại Liên vì sức khỏe của ông đang xấu đi. Gia đình ông đã nhiều lần đề nghị để ông được phóng thích sớm vì lý do y tế nhưng Trại tù số 3 Đại Liên đã từ chối. Ngày 29 tháng 12 năm 2021, ông đã chết do hậu quả của việc bị bức hại ở tuổi 81.

2) Ông Lô Quan Nho là một cư dân ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2019, ông bị kết án 7 năm tù bởi Tòa án Quận Nhượng Hồ Lô, thành phố Đại Khánh. Sau khi bị bắt, ông đã phản đối việc bức hại mình nhiều lần bằng cách tuyệt thực và sau đó ông đã bị bức thực. Việc bức thực đã khiến ông bị suy tim và chảy máu dạ dày. Ông đã bị đưa đến bệnh viện cấp cứu nhiều lần. Ngày 30 tháng 7 năm 2019, ông bị đưa từ bệnh viện thẳng đến Trại tù Hồ Lan. Sau đó ông bị chuyển đến Trại tù Thái Lai vào tháng 11 năm 2019. Bất chấp tình hình sức khỏe của ông, Trại tù Thái Lai vẫn tiếp tục tra tấn ông và giam ông ở trong một xà-lim nhỏ trong hơn một tháng. Ông đã bị xuất huyết tiểu não và chết trong tù ngày 4 tháng 4 năm 2021 ở tuổi 69.

3) Ông Doãn Quốc Chí đến từ làng Lưu Gia Câu thuộc Nông trại Bát Gia của nhà nước ở huyện Kiến Bình, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 26 tháng 9 năm 2019, ông bị bắt bởi cảnh sát từ đồn cảnh sát Bát Gian Phòng ở thành phố Linh Nguyên và đồn cảnh sát Nông trại Bát Gia ở huyện Kiến Bình. Ban đầu ông bị giam ở Trại tù Cẩm Châu và sau đó bị chuyển đến Trại tù số 1 Thẩm Dương, nơi ông đã bị chết do bị tra tấn vào ngày 22 tháng 5 năm 2022 ở tuổi 56.

4) Ông Cung Phi Kỳ ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã từng là Phó tham mưu trưởng của Sư đoàn pháo phòng không dự bị tỉnh Sơn Đông, với hàm đại tá, trước khi ông nghỉ hưu. Ngày 20 tháng 7 năm 2018, ông bị kết án 7 năm rưỡi tù bởi Tòa án Quận Thị Bắc ở Thanh Đảo. Ngày 12 tháng 4 năm 2021, ông đã chết do bị tra tấn ở Trại tù Tế Nam, tỉnh Sơn Đông ở tuổi 66. Đầu ông bị sưng lên và ông bị chảy máu từ trong tai ra.

5) Bà Phó Quế Hoa ở thành phố Giao Hà, tỉnh Cát Lâm, đã bị kết án 7 năm rưỡi tù bởi Tòa án Huyện Lý Thụ, tỉnh Cát Lâm ngày 26 tháng 2 năm 2021. Ngày 27 tháng 5 cùng năm, bà đã bị đưa đến khu 8 của Trại tù Nữ tỉnh Cát Lâm. Chưa đầy 2 tháng sau đó, bà đã bị chết do bị tra tấn vào ngày 25 tháng 7 năm 2021 ở tuổi 56.

6) Bà Tô Vân Hà ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt bởi cảnh sát của Đồn cảnh sát Tam Khỏa Thụ ở quận Đạo Ngoại, thành phố Cáp Nhĩ Tân vào ngày 7 tháng 9 năm 2016. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2017, bà đã bị kết án 5 năm tù bởi Tòa án Quận Đạo Ngoại và bị đưa vào Trại tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang, nơi bà đã bị tra tấn tàn bạo. Hai ngày trước ngày bà sẽ được phóng thích, 4 tháng 9 năm 2021, bà đã bị chết ở tuổi 67.

3. Trong thời gian ông ta ở tỉnh Liêu Ninh (tháng 1 năm 2018 đến tháng 4 năm 2020) Đường Nhất Quân đã thực hiện chính sách đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm vào Pháp Luân Công

Từ năm 2018 đến năm 2020, Đường Nhất Quân làm phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch, bí thư Ban cán sự đảng chính quyền tỉnh Liêu Ninh. Trong thời gian này, các vụ bức hại học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh đã tăng đáng kể.

Theo trang web Minh Huệ, vào năm 2018, đã có tổng cộng là 663 học viên ở 14 địa khu ở tỉnh Liêu Ninh đã bị bức hại ở các mức độ khác nhau. Trong số đó, 23 người đã chết do bị tra tấn, 131 bị kết án bất hợp pháp, 29 bị kết án mà không qua xét xử, 37 người bị bắt bất hợp pháp, 176 bị giam bất hợp pháp, 164 bị kết án bất hợp pháp, 108 người bị sách nhiễu, và bị phạt tổng cộng ít nhất là 548.000 tệ. [Lưu ý: Những loại bức hại này đã được thống kê loại trừ lẫn nhau vì mục đích báo cáo. Ví dụ như, không bị trùng giữa các học viên bị kết án và các học viên bị bắt mặc dù những người bị kết án ban đầu thường là bị bắt giữ].

Theo thống kê của trang web Minh Huệ, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019, đã có 91 học viên ở tỉnh Liêu Ninh bị kết án bất hợp pháp. Nhiều người cũng đã bị bắt trong đó người nhiều tuổi nhất là 83 tuổi. Mười hai học viên Pháp Luân Công đã bị chết do bị bức hại.

4. Bức hại các học viên Pháp Luân Công trong thời gian giữ chức ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang

Trong thời gian Đường Nhất Quân giữ chức (tháng 4 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011) bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, đã có ít nhất 9 học viên Pháp Luân Công địa phương, bao gồm Ư Vĩnh Nguyên, Lý Nhã Linh, và Nhạc Tú Bình bị bắt, hai người bị kết án tù, và 5 đến 6 người bị đưa đến trung tâm tẩy não để bức hại. Bà Khương Tiểu Anh ở Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, đã bị bắt từ thành phố Ninh Ba và bị giam giữ bất hợp pháp trong hơn 3 tuần. Sau đó bà đã bị đưa đến Bệnh viện số 5 Cửu Giang (một bệnh viện tâm thần) nơi bà bị giam giữ và đối xử như thể bà bị bệnh tâm thần.

Kết luận

Trên đây chỉ là một số ví dụ nhỏ về việc đàn áp Pháp Luân Công xảy ra trong thời gian Đường Nhất Quân ở Bộ Tư pháp và chính quyền địa phương. Trên thực tế, do thông tin bị phong tỏa bởi chính quyền Trung Quốc, còn có nhiều trường hợp bức hại nữa và thế giới bên ngoài vẫn chưa biết các thông tin chi tiết. Đường Nhất Quân phải chịu trách nhiệm về những tội ác này.

4ec8173666999b5710b242dec5ec7069.jpg

Đường Nhất Quân

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/22/447956.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/23/202928.html

Đăng ngày 04-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share