Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-02-2022] Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành bức hại môn tu luyện từ tháng 7 năm 1999. Viên Thư Khiêm, giám đốc Trung tâm tẩy não thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại. Chi tiết về tội ác của ông ta được trình bày dưới đây.

Thông tin thủ phạm bức hại

Tên đầy đủ: Viên (họ) Thư Khiêm (tên) (袁书谦)

Giới tính: Nam

Quốc tịch: Trung Quốc

Ngày / năm sinh: 12 tháng 5 năm 1974

Nơi sinh: Thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

Số điện thoại di động: + 86-13903115399, + 86-13383019173

2de827c54e45a3e51f08710b852e8232.jpg

Viên Thư Khiêm

Chức vụ

1999 – 2001: Cảnh sát tại Trại lao động cưỡng bức thành phố Thạch Gia Trang

2001 – nay: Giám đốc Trung tâm tẩy não tỉnh Hà Bắc

Các tội ác chính

Viên Thư Khiêm tích cực bức hại Pháp Luân Công khi ông ta còn là cảnh sát tại Trại lao động cưỡng bức thành phố Thạch Gia Trang. Sau khi được thăng chức trở thành giám đốc Trung tâm tẩy não thành phố Thạch Gia Trang vào năm 2001, ông ta chịu trách nhiệm sáng chế ra nhiều phương pháp tra tấn khác nhau để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Cá nhân ông ta chịu trách nhiệm về việc bức hại ông Đào Hồng Thăng đến chết khi ông ta vẫn còn là cảnh sát tại Trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang.

Theo thông tin do Minghui.org thu thập, Viên bắt đầu bắt giữ các học viên Pháp Luân Công vào tháng 8 năm 2001 và giam họ trong trung tâm tẩy não. Các thời hạn giam giữ từ vài ngày đến ba tháng, và một số học viên bị giam tới một năm. Viên thường ban hành hạn ngạch bắt giữ và tống tiền các học viên hoặc nơi làm việc của họ như là “chi phí” cho các buổi tẩy não.

Một số phương pháp mà ông ta đã sáng chế ra bao gồm bức thực các học viên bằng nước để làm họ ngạt thở trong khi đấm vào bụng, bức thực các học viên bằng rượu và viết những lời lẽ phỉ báng Pháp Luân Công trên cơ thể của các học viên.

Từ năm 2001 đến tháng 4 năm 2014, ít nhất 600 học viên đã bị giam giữ hoặc tra tấn trong trung tâm tẩy não với 357 trường hợp tên tuổi của họ đã được xác minh. Ít nhất 3 trong số những học viên này đã bị bức hại đến chết và 4 người mắc bệnh tâm thần.

Sau đây là tổng quan về các trường hợp bức hại do Viên Thư Khiêm gây ra.

Các trường hợp qua đời

Bà Viên Bình Quân

Vào ngày 2 tháng 8 năm 2010, bà Viên Bình Quân đang quản lý một gian hàng may mặc trong chợ, thì các nhân viên ủy ban khu phố địa phương dẫn cảnh sát từ Đồn Công an phố Ninh An đến bắt bà và đưa bà đến trung tâm tẩy não. 9 ngày sau, vào ngày 11 tháng 8, chồng của bà Viên, ông Trương Vận Động, được thông báo về cái chết của bà khi ông đang làm việc.

2022-2-14-i104210_01--ss.jpg

Bà Viên Bình Quân

Ông Trương đã nhìn thấy thi thể của vợ mình vài giờ sau đó. Ông thấy một lỗ thủng phía sau đầu của bà. Cơ thể bà lạnh ngắt. Ông hỏi bà đã qua đời như thế nào. Các lính canh cho biết bà rơi từ tầng 5 nhưng sau đó đã thay đổi câu chuyện bằng cách nói rằng bà đã tự tử bằng cách đập vỡ cửa sổ bằng đầu đĩa DVD và sau đó nhảy lầu tự tử. Họ cho rằng đầu đĩa DVD đã gây ra lỗ thủng trên đầu bà. Các cảnh sát đã cưỡng chế đưa thi thể của bà Viên đến nhà tang lễ và canh gác chặt chẽ, không cho gia đình bà đến gần.

Các cảnh sát mặc thường phục được giao nhiệm vụ theo dõi chồng và cậu con trai 21 tuổi của bà, không cho họ tiếp xúc với người khác. Sau đó, một đại diện từ đồn công an phố Ninh An đã nói chuyện với chồng và con trai bà, đề nghị trả cho họ 100.000 nhân dân tệ để “giải quyết vụ việc”. Thi thể của bà Viên được hỏa táng vào ngày 22 tháng 8. Khi qua đời bà mới 45 tuổi.

Ông Dương Vân

Ông Dương Vân từng là nhân viên của bộ phận kỹ thuật Hành Thủy của Đường sắt Thạch Gia Trang. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, ông đã bị mắc bệnh tim, phổi, viêm phế quản và nhiều bệnh khác. Ông cũng bị dị ứng với hơn 20 loại thức ăn.

Vào ngày 1 tháng 3 năm 2002, ông Dương bị bắt và bị đưa đến Trung tâm tẩy não tỉnh Hà Bắc để bức hại. Từ 8 giờ sáng đến nửa đêm, cảnh sát thay nhau tẩy não ông. Họ tra tấn ông cho đến khi ông không thở được và toàn thân tím tái. Mặt ông tái mét, mồ hôi nhễ nhại. Chiều hôm sau, ông Dương được người từ nơi làm việc của mình đến đón. Tuy nhiên, sự tra tấn nghiêm trọng trong trung tâm tẩy não đã khiến sức khỏe của ông bị tổn hại. Ông qua đời chỉ vài tuần sau đó, vào ngày 19 tháng 4 năm 2003, ở tuổi 42.

Ông Đào Hồng Thăng

Ông Đào Hồng Thăng làm việc tại Văn phòng An ninh Quốc gia tỉnh Hà Bắc. Vào ngày 25 tháng 12 năm 1999, ông bị kết án lao động cưỡng bức ba năm. Viên phụ trách việc cải tạo ông Đào và nhốt ông trong phòng biệt giam gần hai tháng.

Do thức ăn trong trại lao động cưỡng bức không đảm bảo vệ sinh, nhiều học viên bắt đầu bị tiêu chảy từ tháng 8 năm 2000. Ông Đào bị tiêu chảy mỗi ngày và có máu trong phân. Ông không thể ăn uống và mắc chứng khó thở. Ông dần trở nên yếu hơn và được đưa đến bệnh viện. Mặc dù các lính canh đã thả ông để được tạm tha điều trị y tế vào ngày 17 tháng 9, ông đã qua đời ba ngày sau khi trở về nhà. Ông mất ở tuổi 46.

Mắc bệnh tâm thần

Bà Lý Huệ Vân

Bà Lý Huệ Vân, 51 tuổi, là phó giáo sư Khoa Kỹ thuật điện tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Bắc. Bằng sáng chế của bà đã giành được nhiều giải thưởng tại các cuộc triển lãm ở Đức, Hồng Kông và những nơi khác vào năm 2003.

Năm 2001, bà Lý bị bắt và đưa đến trung tâm tẩy não.

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2004, bà Lý và chồng lại bị đưa đến trung tâm tẩy não. Bà đã bị cấm ngủ nhiều ngày và bị dí thuốc lá đang cháy vào người. Các lính canh thường đánh bà trong khi còng tay bà vào ghế và liên tục tát vào mặt. Bà đã bị tra tấn trong 5 đêm không được ngủ. Bà bị bắt phải ngồi trong tư thế kiết già trong bốn giờ. Hai người đàn ông tra tấn bà bằng cách đánh bà liên tục vào đầu và dí thuốc lá đang cháy vào người.

2022-2-14-i104210_02--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Bị trói vào ghế

Trong thời gian này, bà Lý được đưa đến bệnh viện tâm thần, nơi bà bị tiêm liều lượng lớn thuốc độc làm tổn thương hệ thần kinh, khiến bà nảy sinh ý định tự tử.

Sau đó vào ngày 10 tháng 8 năm 2004, bà bị chuyển đến Trại lao động Thạch Gia Trang để thụ án hai năm.

Khi bà từ chối từ bỏ đức tin của mình, cảnh sát tuyên bố bà Lý bị rối loạn tâm lý và đưa bà đến bệnh viện tâm thần. Trong hai tháng bị giam giữ, bà đã bị tiêm liều lượng lớn thuốc gây hại cho hệ thần kinh, khiến cơ thể suy nhược. Kết quả của việc tiếp tục bị tra tấn tinh thần, bà Lý trở nên mắc bệnh tâm thần.

Cô Chu Văn Lệ

Cô Chu Văn Lệ (còn được gọi là Chu Văn Thắng), khoảng 40 tuổi, làm việc tại xưởng số 3 trong Công ty Dược phẩm Âu Ý. Vào mùa hè năm 2002, cô bị đưa đến trung tâm tẩy não, nơi cô đã bị sỉ nhục và không được ngủ trong ít nhất 8 ngày liên tục. Cô bị buộc phải xem các bài tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công và viết các bản tuyên bố rằng cô đã ngừng tu luyện Pháp Luân Công.

Không lâu sau khi được thả, cô Chu lại bị đưa đến trung tâm tẩy não. Trước khi phiên tẩy não kết thúc, cô bị tra tấn đến mức suy sụp tinh thần và được đưa vào bệnh viện tâm thần. Chi phí y tế lên tới 8.000 nhân dân tệ. Sau khi cô khỏi bệnh, nơi làm việc không cho phép cô quay trở lại làm việc. Cô Chu sau đó liên tục phải nhập viện do những tổn thương tinh thần mà cô đã phải trải qua.

Bà Vương Tố Trinh

Bà Vương Tố Trinh, ngoài 70 tuổi, bị đưa đến Trại tạm giam số 1 thành phố Thạch Gia Trang vào năm 2001. Một tháng sau, bà bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức nhưng trại đã từ chối tiếp nhận vì lý do sức khỏe. Nhà chức trách đưa bà đến trung tâm tẩy não và giam bà ở đó trong hai tháng, nơi bà bị suy sụp tinh thần. Vào thời điểm đó, mẹ già đã ngoài 80 tuổi và đứa cháu đang phải vất vả mưu sinh qua ngày.

Bà Vương Ngọc Anh

Vào cuối tháng 10 năm 2002, bà Vương Ngọc Anh, ngoài 50 tuổi, bị đưa đến trung tâm tẩy não. Bà được thả hai tháng sau đó nhưng bị mắc bệnh tâm thần trong một thời gian. Bà bị mất ngủ trầm trọng và không thể làm việc sinh hoạt bình thường.

Tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc

Ông Hoạt Phượng Tường

Vào tháng 5 năm 2007, các cảnh sát từ Đồn Công an Qingyuanjie, Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã bắt ông Hoạt Phượng Tường tại nhà của ông. Cảnh sát không cho gia đình biết ông bị đưa đi đâu.

Khi ông Hoạt bị đưa đến Trung tâm tẩy não tỉnh Hà Bắc, ông không ngừng hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Viên nói với ông: “Ông sẽ không còn la lớn sau khi tôi cho ông một mũi tiêm.” Viên ra lệnh cho các nhân viên khác bịt miệng ông Hoạt bằng một chiếc khăn và cưỡng chế tiêm ông một loại thuốc không rõ nguồn gốc. Dần dần, sức khỏe của ông Hoạt ngày càng giảm sút. Ông di chuyển chậm chạp và đi lại khó khăn. Cột sống của ông trở nên biến dạng và cổ ông bị tê cứng.

2022-2-14-i104210_03.jpg

Tái hiện tra tấn: Tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Bức thực và tra tấn

Cô Khích Lệ Lị

Cô Khích Lệ Lị, sinh năm 1978, là giáo viên tiểu học ở thành phố Tây Lý, Thạch Gia Trang. Cô bị đưa đến trung tâm tẩy não vào tháng 4 năm 2002, nơi cô bị cấm ngủ trong 12 ngày liên tục và bị bức thực bằng rượu và nước nóng hai lần mỗi ngày. Trong quá trình bức thực, đầu cô dựa vào lưng ghế, tóc bị vén ra sau và bị bóp mũi. Cô bị bạo hành đến mức không thể cử động cổ sau khi bị bức thực.

Nhà chức trách nắm lấy tay cô để cưỡng chế cô viết giấy cam kết. Họ cũng trói cô lại, hút thuốc lá bên cạnh cô và thổi khói vào mặt, bất chấp Pháp Luân Công cấm việc hút thuốc.

Họ bật nhạc từ một môn tập khí công khác và bôi thuốc cay vào mắt cô. Một thủ phạm đã véo mũi và tai của cô cho đến khi chúng sưng tấy nặng, đồng thời quấn khăn quá chặt vào mắt cô đến mức mắt cô bị sưng lên và cô không thể mở mắt được. Một người khác đã đánh cô trong khi véo tai và véo cánh tay của cô cho đến khi chúng chuyển sang màu xanh đen. Anh ta đã từng hành hạ cô liên tục trong 4 giờ đồng hồ.

Một người chuyên xoa bóp Trung Y luôn chọc vào huyệt đạo của cô, gây ra những cơn đau khủng khiếp mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Anh ta nói với mọi người rằng chính anh ta là người nghĩ ra gần như tất cả các ý tưởng tra tấn. Một người khác bôi thuốc cay vào mắt cô và dùng móc quần áo đánh cô. Cuộc tra tấn kéo dài một tháng cho đến khi cô miễn cưỡng phải từ bỏ đức tin của mình do áp lực quá lớn.

Bà Trương Vân

Bà Trương Vân là cảnh sát cấp cao tại nhà tù Lộc Tuyền ở tỉnh Hà Bắc. Khi thời hạn hai năm trong trại lao động của bà kết thúc vào ngày 24 tháng 8 năm 2008, thay vì trả tự do cho bà, nhà chức trách đã chuyển bà Trương, người cực kỳ yếu do bị tra tấn, đến trung tâm tẩy não. Lý do của vụ chuyển chỗ là Bắc Kinh sắp đăng cai Thế vận hội Olympic 2008.

Trong trung tâm tẩy não, bà Trương bị cấm ngủ trong hai tuần. Các lính canh thoa dầu mù tạt lên mắt bà, dùng dụng cụ để cù vào mũi, tai và mắt bà, và lắc tay bà liên tục. Họ kéo mạnh tay bà nếu bà nhắm mắt.

Bà Trương thường cảm thấy cực kỳ chóng mặt, nhưng các lính canh không cho phép bà ngồi xuống. Bà cũng được lệnh phải đi vòng quanh mà không được dừng lại. Sau nửa đêm, bà bất tỉnh và ngã xuống đất. Khi bà đến, căn phòng đầy lính canh. Miệng bà đầy máu. Răng cửa bị lung lay và tụt nướu.

Bà hỏi họ: “Nếu tôi chết, các ông sẽ nói gì với gia đình tôi?” Một lính canh trả lời: “Dễ thôi. Chúng tôi sẽ chỉ nói rằng bà chết vì đột quỵ.“ Một người lính canh khác nói: “Chúng tôi sẽ có một chương trình trên TV về cách bà tự tử.”

Vào ngày 24 tháng 12 năm 2008, Viên và bốn lính canh đã giữ bà Trương xuống, bức thực bà bằng rượu. Viên và một lính canh khác đã đẩy bức ảnh của Sư phụ Lý, Nhà sáng lập Pháp Luân Công, bên dưới bàn chân và hông của bà, và dí một cây bút vào tay bà để viết những lời xúc phạm Sư phụ Lý. Sự lạm dụng này khiến bà bị nôn mửa và bà không thể ăn được gì trong ba ngày, khiến bà bị đau bụng và chóng mặt trong một thời gian. Cuộc tra tấn liên tục này kéo dài 8 tháng.

Anh Khương Phàm

Anh Khương Phàm, ngoài 30 tuổi, là nhân viên tại Công ty Hoa Thắng thuộc Tập đoàn Dược phẩm Hoa Bắc. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, anh đã được các đồng nghiệp khen ngợi về công việc của mình. Vào tháng 12 năm 2001, anh Khương bị đưa đến trung tâm tẩy não và bị tra tấn trong hơn bốn tháng. Anh phải chịu sự sỉ nhục, bị cấm ngủ, bị bức thực (kể cả thức ăn và nước uống), đốt tay và sốc điện. Anh cũng không được phép sử dụng nhà vệ sinh. Hậu quả là anh bị đánh bầm tím khắp người, tứ chi không sử dụng được, tay bị thương và thủng màng nhĩ.

2022-2-14-i104210_04.jpg

Tái hiện tra tấn: Bức thực bằng nước

Ông Đinh Lập Hồng

Ông Đinh Lập Hồng là nhân viên điều hành đường sắt Thạch Gia Trang và sống ở khu Jianming của Thạch Gia Trang. Vào tháng 2 năm 2002, ông Đinh bị bắt và đưa đến trung tâm tẩy não. Ông bị 6 nhóm cảnh sát thẩm vấn suốt 24 giờ không ngừng.

Để buộc ông từ bỏ Pháp Luân Công, các cảnh sát đã hai lần cấm ngủ, lần đầu tiên trong 10 ngày và lần thứ hai trong 15 ngày. Các cảnh sát đã sử dụng nhiều cách khác nhau để ngăn ông ngủ quên, chẳng hạn như đấm vào trán, đập đùi, ngoáy tai, tách mí mắt và đánh vào đầu ông bằng bất cứ thứ gì họ có thể lấy được. Ông thường bị bức thực bằng nước muối và rượu nồng độ cao. Kết quả là chân và bàn chân của ông trở nên sưng tấy.

Ông Đinh đã tìm cách trốn khỏi trung tâm tẩy não sau hai tháng. Tuy nhiên, ông lại bị bắt và bị tra tấn đến chết vào tháng 11 năm 2002.

Bà Dương Miểu

Bà Dương Miểu đã từng làm việc cho Trường Kỹ thuật tiên tiến ở thành phố Thạch Gia Trang. Năm 2001, bà bị bức thực hai lần và bị sỉ nhục khi bị giam giữ tại Nhà tù số 2 Thạch Gia Trang trong 30 ngày. Sau đó bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang trong một năm, nơi Viên tra tấn bà bằng gậy điện, cấm ngủ và trói bà bằng dây thừng.

Vào tháng 5 năm 2010, bà Dương bị đưa đến trung tâm tẩy não và bà đã tuyệt thực trong 5 ngày 5 đêm. Một tuần sau, bà lại tuyệt thực 5 ngày 5 đêm. Bà trở nên rất yếu và đôi chân của bà trở nên sưng tấy. Vào tháng 7, bà đã tuyệt thực hơn 20 ngày và bị bức thực khoảng sáu lần. Bà bị suy nhược nghiêm trọng, mờ mắt và huyết áp thấp.

Cô Vương Bác và cha mẹ của cô

Cô Vương Bác và cha mẹ cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Cô Vương khi đó 18 tuổi đã được nhận vào Nhạc viện Trung ương Trung Quốc vào năm 1999. Tuy nhiên, vào năm 2000 cô đã bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức và bị tra tấn vì kiên định đức tin của mình. Sau đó cô đã bị chuyển đến trung tâm tẩy não. Các nhà chức trách từ chối cho cô và gia đình đi vì cô biết rằng một trong những người tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn không phải là học viên Pháp Luân Công, mà là bạn học đại học của cô ấy.

Nhà chức trách đã tìm mọi cách để khủng bố gia đình nhằm che đậy vụ tự thiêu. Cha của cô Vương, ông Vương Tân Trung, là một nhân viên tại bộ phận Bảo trì Sở đường sắt thành phố Thạch Gia Trang. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2002, ông Vương bị giam trong trung tâm tẩy não và bị cấm ngủ.

Sau khi cô Vương không chịu nổi áp lực và từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công, nhà chức trách đã cho phép cô đi học trở lại nhưng chỉ định một cảnh sát theo dõi cô 24 giờ một ngày. Cô bị đưa đến Trung tâm tẩy não Hà Bắc trong kỳ nghỉ.

Vài năm sau, cô Vương và cha mẹ cô đã trốn thoát và ghi lại một đoạn video và gửi nó cho một kênh truyền thông ở nước ngoài. Đoạn video giải thích cuộc bức hại mà cô Vương và gia đình cô đã phải chịu đựng.

Vào ngày 28 tháng 7 năm 2006, gia đình lại bị bắt tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, và lại bị đưa đến trung tâm tẩy não ở tỉnh Hà Bắc. Người thân của cô Vương đã thuê sáu luật sư để bào chữa cho cả gia đình, nhưng vô ích. Sau đó, họ bị kết án tù từ ba năm đến năm năm với tội danh bịa đặt.

Bà Phùng Hiểu Mai

Vào tháng 5 năm 2009, bà Phùng Hiểu Mai, một kỹ sư cao cấp, đã bị bắt và đưa đến trung tâm tẩy não. Trong cuộc trò chuyện với Viên, Viên nói: “Bởi vì bà đã tìm luật sư bào chữa cho Vương Bác và các học viên khác ở Thạch Gia Trang, bà hiện là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi. Cấp trên nhất quyết bắt bà và ‘chuyển hóa’ bà”.

Bà Phùng đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Khi gia đình và luật sư của bà đến trung tâm tẩy não, Viên đã lừa dối họ và nói rằng bà Phùng đã bị Đội An ninh Nội địa bắt đi. Ông ta nói thêm rằng bà Phùng đã quyết định tự tuyệt thực và trung tâm tẩy não sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với bà nếu có bất kỳ điều gì xảy ra.

Ông Trương Song Bài

Ông Trương Song Bài huyện Vô Cực đã bị bắt, bị giam giữ hơn 10 lần và bị kết án lao động cưỡng bức hai lần. Một lần, ông bị tra tấn, đánh đập và bị cấm ngủ trong suốt 7 tháng ở Nhà tù Định Châu. Cùm kim loại ở chân cứa vào da thịt ông.

Ông Trương bị đưa đến hai cơ sở giam giữ nữa, nơi ông bị giam giữ tổng cộng bảy tháng trước khi bị chuyển đến trung tâm tẩy não, nơi ông bị bắt ngồi kiết già và bị trói vào ghế trong hai giờ. Khi ông bị tra tấn, lính canh đặt các sách Pháp Luân Công dưới mông ông để tra tấn về mặt tinh thần.

2022-2-14-i104210_05.jpg

Minh họa tra tấn: Ngồi kiết già trong khi bị trói

Vào ngày 17 tháng 7 năm 2015, ông Trương 74 tuổi lại bị Viên và một nhóm cảnh sát bắt giữ. Ông bị đưa đến trung tâm tẩy não và bị giam trong 22 ngày.

Bà Để Kiến Tân

Bà Để Kiến Tân ngoài 40 tuổi khi bị bắt vào năm 2003 và bị đưa đến trung tâm tẩy não. Trong 4 tháng bị giam giữ ở đó, bà bị cấm ngủ trong 5 ngày và bị bức thực. Năm 2011, bà lại bị bắt và bị giam trong trung tâm tẩy não hơn hai tháng. Viên chỉ thị cho các lính canh đe dọa bà Để và tẩy não bà. Cuộc bức hại khiến bà mất cảm giác ăn. Bà liên tục nôn mửa và có các triệu chứng hạ đường huyết. Bà trở nên rất yếu.

Ông Lưu Lập Phong

Ông Lưu Lập Phong, người có bằng luật, từng làm việc trong chính quyền tỉnh Hà Bắc. Khi ông bị giữ tại trung tâm tẩy não, các lính canh đã không cho phép ông ngủ trong 10 ngày. Họ bôi dầu mù tạt vào mắt ông và không cho vào phòng vệ sinh. Một số lính canh đã bắt ông phải ngồi kiết già trong một thời gian dài. Khi ông vẫn từ chối từ bỏ Pháp Luân Công sau khi tất cả các phương pháp tra tấn đã sử dụng, các lính canh đã đưa ông đến trại lao động cưỡng bức cạnh bên.

Cô Mễ Hiểu Chinh

Cô Mễ Hiểu Chinh, quê ở thành phố Thạch Gia Trang, từng là sinh viên khoa Kiến trúc trường Đại học Trùng Khánh. Vào mùa hè năm 2002, cô Mễ bị bắt và đưa đến Trung tâm tẩy não Thạch Gia Trang ở tỉnh Hà Bắc. Tại đây, cô phải chịu một loạt hình thức tra tấn: Viên đổ rượu và một lính canh khác nhỏ dầu cây rum vào mắt trong khi bóp mũi cô. Họ véo tai và cánh tay cô, dán dải giấy lên mặt, quấn khăn chùm lên đầu, kéo tai, thổi bột xà phòng vào mặt và không cho phép cô sử dụng nhà vệ sinh.

Vào tháng 4 năm 2005, cô Mễ khi đó 27 tuổi lại bị giam giữ tại trung tâm tẩy não. Cô tuyệt thực trong hai tháng và bị bức thực trong hai tuần. Cô cũng thường xuyên bị tát vào mặt. Các lính canh bắt cô ngồi kiết già trong hơn hai giờ đồng hồ và quấy rối tình dục cô trong thời gian đó. Họ cũng ra lệnh cho cô viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và cấm cô ngủ trong 10 ngày khi cô từ chối tuân thủ.

Bà Đinh Lực Nghiễn

Bà Đinh Lực Nghiễn ở Thông Liêu, Nội Mông, không được ngủ trong 8 ngày đêm khi bị giam giữ tại trung tâm tẩy não. Khi cảnh sát nhận ra rằng bà sẽ không nhượng bộ và từ bỏ Pháp Luân Công, họ đã sử dụng các phương pháp tra tấn thậm chí tàn bạo hơn, bao gồm bức thực bằng rượu, đánh đập, cấm đi vệ sinh, và viết những lời vu khống về Pháp Luân Công và Sư phụ Lý trên mặt, cánh tay và bàn tay của bà.

Bà Tịch Thục Quân

Bà Tịch Thục Quân là phó giáo sư tại Viện Khoa học Giáo dục thuộc Đại học Sư phạm tỉnh Hà Bắc. Vào tháng 11 năm 2001, bà bị bắt và bị giam giữ tại trung tâm tẩy não. Mẹ của bà đã qua đời sau khi bị sốc vì vụ bắt giữ, tuy nhiên các lính canh không cho phép bà về dự đám tang của mẹ mình.

Cô Lưu Đào

Cô Lưu Đào có bằng cao đẳng và là cư dân của quận Đàm Cố ở thành phố Thạch Gia Trang. Cô Lưu, khi đó 30 tuổi, buộc phải nhảy từ tầng 4 của một tòa nhà trong nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi việc bị tra tấn một lần nữa trong Trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang. Cô bị thương nặng và đang trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, Đơn vị số 1 của trại lao động đã phớt lờ hoàn cảnh của cô và từ chối cung cấp bất kỳ điều trị y tế nào. Thay vào đó, cô bị đưa đến trung tâm tẩy não và bị giam giữ trong 19 ngày. Sau đó, cô bị đưa trở lại trại lao động cưỡng bức và chịu thời hạn ba năm. Trại lao động đã kéo dài thời hạn của cô khi thời hạn kết thúc.

Anh Lưu Vĩnh Hồng

Anh Lưu Vĩnh Hồng, 33 tuổi và là kỹ sư tại Viện Nghiên cứu và Thiết kế Thạch Gia Trang, Ban Công nghiệp Than. Anh bị cảnh sát bao vây tại nhà riêng vào ngày 30 tháng 3 năm 2003. Trong một nỗ lực chạy trốn, anh đã nhảy từ tầng 5 và bị gãy chân. Tuy nhiên, Phòng 610 đã đưa anh từ bệnh viện đến thẳng trung tâm tẩy não trong khi vẫn đang chống nạng. Một cảnh sát đã sử dụng một chiếc kìm để bóp nát các ngón tay của anh khi anh ở trong đồn công an.

Bà Khâu Lập Anh

Bà Khâu Lập Anh là thanh tra chất lượng của nhà máy lọc dầu Thạch Gia Trang. Bà đã bị kết án lao động cưỡng bức ba năm vào tháng 11 năm 1999, và thời hạn sau đó được gia hạn thêm ba tháng. Vào tháng 1 năm 2003, bà bị chuyển đến trung tâm tẩy não và bị giam giữ trong một năm, nơi bà bị tra tấn. Bà được trở về nhà vào tháng 1 năm 2004.

Vào ngày 25 tháng 2 năm 2012, bà Khâu lại bị bắt và bị giam tại trại tạm giam số 2 Thạch Gia Trang trong một tháng và sau đó bị chuyển đến trung tâm tẩy não. Sau đó bà bị kết án 2,5 năm.

Một học viên ở Nhà máy Nhiệt điện Đông Phương số 4

Một học viên (không rõ tên và giới tính) ở Nhà máy Nhiệt điện Đông Phương số 4 đã từng bị Viên và các lính canh khác trói vào giường vì từ chối “chuyển hóa”. Các sợi dây quấn quanh cơ thể vài vòng, bao gồm cả cổ. Miệng của học viên bị nhét hai chiếc đũa được cho là “ngăn ngừa tự tử.”

2022-2-14-i104210_06.jpg

Minh họa tra tấn: Trói chặt vào giường

Dưới đây là danh sách các học viên bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não Hà Bắc từ năm 2001 đến tháng 4 năm 2014:

Hình Tiêu, Phùng Phong Cầm, Phiền Thụy Hải, Tống Hồng Thủy, Trần Lâm, Thạch Tú Chi, Hoàng Tố Mai, Lý Lệ Á, Ôn Xuân Anh, Ngô Tuệ Khanh, Trương Tú Trân, Mã Kim Đồng, Hầu Quyên Quyên, An Anh, Trương Tú Ái, Phùng Phá Trận, Vương Hạo, Hồ Tân Cải, Lưu Quân Anh, Phùng Thụy Tuyết, Lập Thanh, Cảnh Tân, Giả Kiện, Mễ Kiến Mẫn, Quách Bảo Châu, Tôn Kim Hổ, Vũ Tú Linh, Lịch Tân Hoa, Mã Lan Hương, Vương Bành Bành, Lộ Lệ Hoa, Thôi Cảnh Hoa, Trương Vân Tài, Vu Hoa, Vương Linh Chi, Tiết Vu Xuân, Mã Thanh, Trương Văn Hội, Tề Hương Thái, Trương Lĩnh Hà,Vương Tuệ Phương, Chu Lệ Hà, Triệu Tụ Dũng, Lưu Lực Huy, Vương Tân Trung, Trương Hội Ngân, Hoàng Kiến Linh, Tống Kiếm Phong, Dương Khải Lượng, Trương Kim Ái, Triệu Vệ Hồng, Thai Thành Chí, Trần Bình, Lưu Ái Dương, Trương Tú Trân, Vương Quế Lan, Thạch Tú Trân, Ngụy Lệ Anh, Vương Bác, Phó Hoa Cảnh, Đặng Mai Trân, Trương Lệ San, Tịch Thư Quân, Trương Mỗ, Bạch Mỗ, Ngô Vĩnh Tân, Khương Phàm, Hoàng Tú Bình, Lưu Quốc Quân, Diêu Kiến Vinh, Cái Ngũ Phản, Phùng Phượng Cầm, Trương Thục Mẫn, Triệu Bảo Tỉnh, Lý Anh Mẫn, Đinh Lực Nghiễn, Vương Ái Quân, Quách Kim Bằng, Mễ Hiểu Chinh, Tiêu Thụ Siêu, Để Kiến Tân, Phạm Thục Phân, Lý Ninh, Lưu Tuệ Nga, Lý Thanh, Vu Nhã Linh, Lý Tuệ, Tôn Mạn, Trương Tiến Kinh, Đỗ Ngạn Tôn, Khích Lệ Li, Ngưu Tân Hiến, Tôn Kim Anh, Kim Vệ Bình, Quách Chiêm Vĩ, Sư Lan Huy, Phan Tư Diễm, Lộ Vinh Phân, Lý Thanh, Vương Thục Thanh, Phong Thạch Chùy, Trương Quỳ Đông, Phùng Di, Lý Hoa Chi, Vương Tuyển Dân, Tôn Tĩnh, Ngô Lan Anh, Vương Thành Cương, Doãn Chấn Ngạn, Hầu Huệ Như, Đường Bình, Đổng Sĩ Vũ, Đan Thục Phương, Tề Lệ Hoán, Ngụy Thục Phân, Dương Song Mẫn, Mã Hội Bân, Lý Thục Lâm, Lưu Tú Phương, Mạnh Liên Anh, Túc Tam Nữ, Vương Kiến Dân, Chu Huệ Anh, Lưu Huệ Nga, Trương Vũ Hán, Hoàng Hoa Vĩ, Tôn Cảnh Hồng, Chu Văn Lệ, Cảnh Kế Tài, Ngô Tố Linh, Dương Vân, Lưu Tông Thần, Phiền Thụy Hải, Lý Tố Anh, Khích Tiểu Xã, Yan Quốc Bình, Lưu Chí Anh, Vương Tuấn Bình, Ngưu Tân Hiến, Ngọc Hoa, Vương Hiện Quân, Trương Tố Du, Lý Hiện Quân, Cái Ngũ Phản, Vương Khôn Anh, Thân Ngạn Mai, Trí Tuấn Lợi, Vương Thanh, Trương Vân, Tôn Đào, Trần Á Anh, Khâu Lập Anh, Lý Kiến Quốc, Từ Quang Hà, Cát Ngạn Văn, Lưu Đào, Phạm Ái Lan, Vương Kiến Huy, Vu Phượng Vân, Tần Tú Nga, Lý Hương Kim, Tôn Tiến Hồng, Thôi Duy Na, Vương Thế Hương, Lưu Đông Mai, Vương Tra, Lê Khánh Trân, Lô Huệ Hà, Hồ Minh Như, Lý Tuệ Hân, Ngô Phượng Lan, Ngụy Kiến Như, Vương Triều Huy, Phạm Lâm Lâm, Vương Tú Linh, Dương Phượng Liên, Lưu Lực Phong, Thôi Duy Na, Lý Quý, Lý Thụy Siêu, Ôn Xuân Anh, Tuấn Diễm, Lưu Bảo Quần, Trương Tàng Phẩm, Thôi Tú Anh, Đoàn Lập Anh, Trương Mộc Dục, Trương Mẫn Thanh, Vương Mẫn Tuyết, Ân Kiến Huy, Đoàn Lập Anh, Lý Kiến Cương, Đổng Tú Châu, Giả Ngọc Liên, Tề Lan Cần, Lý Thư Cần, Lý Tố, Bành Ngọc Quân, Đặng Mai Quyên, Lý Tố Bình, Kỉ Tuấn Ngạn, Vương Nguyệt Hà, Lý Thụy Siêu, Lưu Văn Tú, Lữ Cát Đường, Dương Hoa, Trình Cảnh San, Lý Huệ Vân, Trương Tố Văn, Lý Hiểu Anh, Nhậm Ngạn Chi, Trương Tú Trân, Lão Tôn, Ôn Phượng Lan, Từ Quý Đình, Trương Thục Bình, Khổng Thục Trân, Hoàng Ngọc Lan, Hác Thu Diễm, Trương Hương Trân, Vương Tân Quý, vợ Vương Tân Quý, Chu Thanh Long, Kỉ Ngọc Lâm, Mã Hằng Sáo, Trần Khải Như, Trình Văn Phân, Phùng Hỉ Anh, Hàn Thụ Hiền, Trần Tăng Tuệ, Thân Mãn Lương, Lưu Lập Giang, vợ Lưu Lập Giang, Chu Quân Hội, Lưu Tăng Hoa, Lương Xuân Hoa, Nhạc Dương, Viên Xuân Phi, Cận Mĩ Xuân, Triệu Xuân Long, Vương Nhược Nga, Ninh Vĩnh Thiến, Tiêu Thụ Siêu, Bạch Lan Trân, Trương Tuấn Sinh, Trương Tẫn Lăng, Thái Sinh Châu, Thái Vĩnh Thanh, Trương Lan Chi, Cung Thụ Trân, Trương Hồng Kiệt, Ngô Yến Quả, Tần Thục Linh, Cổ Thục Trinh, Lý Chấn Văn, Cao Lan Khánh, Lý Thụy Thải, Lý Kim Hương, Vương Ái Cầm, Chu Kế Lan, Ngụy Thiên Sâm, Hoạt Phượng Tường, Lữ Thục Phân, Dương Dụ Lộc, Lưu Tú Miên, Thạch Viện Trường, Lý Y Sanh, Vương Chí Lương, Hàn Thư Hiền, Trương Văn Phổ, Diêu Hải Hà, Hoàng Vĩ, Lý Na, Lưu Diễm Hồng, Đổng Tuệ Mẫn, Vương Ngọc Thuyền, Triệu Lệ Mai, Bành Ngọc Quân, Đặng Nhận, Phùng Hiểu Mai, Phong Phong Cầm, cha Bạch Quốc Phong, Dương Miểu, Triệu Ngọc Quế, Phạm Ái Liên, Triệu Ngọc Lan, y tá bệnh viện số 2, Phạm Tú Vinh, Đổng Song Tỏa, Tiếu Duy Linh, Lưu Tố Mai, Trương Ngọc Cần, Trương Tiện Vinh, Cát Tú Anh, Lý Tồn Hương, Trương Vận Khanh, Đại Tú, Trương Thắng Lợi, Tân Thưởng, Trương Nhị Ba, Lưu Tuấn Hân, Từ Vận Phân, Đồng Kiến Anh, Tín Tuấn Thải, Lữ Bính, Lưu Tố Bình, Khang Như Anh, Kiến Mẫn, Nghiêm Tân Chinh, Lộ Tiểu Trà, Đỗ Tố Kiều, Lý Thụy Triều, Vương Kính Phân, Hồ Ngọc Cách, Nhạc Tú Nga, Thôi Huệ Mẫn, Triệu Xuân Lôi, Hạ Kim Mai, Vương Thủ Lan, Dương Lệnh, Niếp Phong Hợp, Biên Húc Nhật, Lý Ngọc Phân, Mã Tông Kì, Lưu Tĩnh, Lý Ngọc Phân, Hạ Siêu, Đổng Tuệ Mẫn, Vương Tiến Hỉ, Lưu Quân Đình, Trương Thục Bình, Đỗ Tu Phong, Ngô Tú Miên, Tiểu Tra, Lý Thắng Hoa, Triệu Bồn, Lý Khôn Tài, Dữu Tiểu Phàm, Lý Phúc Mai, Trương Thụy Phong, Đổng Kiện Anh, Phân Đình, Thâm Châu Nữ, Đỗ Quốc Trân, Hác Hương Đường, Tống Xảo Vinh, Lý Thắng Hoa, Triệu Bồn, Lương Phượng Tú, Trình Nguyên Lan.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/17/439028.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/6/201706.html

Đăng ngày 08-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share