Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan

[MINH HUỆ 04-02-2022] Kể từ khi tôi tu luyện Pháp Luân Công, trong nhân sinh của tôi luôn có tia hy vọng. Ý nghĩa nhân sinh là gì? Con người nên sống ra sao? Tôi đã tìm được câu trả lời cho những vấn đề lớn này.

Cụ thể mà nói, trong gia đình, sự nghiệp, các phương diện, bất kể gặp phải sự việc gì, cho dù thuận lợi hay không thuận lợi, tâm trạng tôi thường xuyên bảo trì sự lạc quan vui tươi, vì nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn luôn chỉ đạo tôi, giúp tôi không ngừng đề cao tâm tính trong quá trình tu luyện, làm người tốt trong những người tốt, vĩnh viễn không bị lạc hướng.

Kiên thủ nguyên tắc, có dũng khí chấp nhận ‘bị ghét bỏ’

Người ta có tâm lý theo số đông, đặc biệt là phụ nữ, do bản tính nhu hòa nên dễ nghe theo ý kiến ​​của những người quyền uy xung quanh hơn. Tuy nhiên, xã hội ngày nay đang trượt dốc từng ngày, ngay cả ba dạng người được mệnh danh là không thể trở nên xấu như thẩm phán, bác sỹ và giáo viên, cũng xảy ra nhiều vụ bê bối, nhiều người đã đánh mất giới tuyến đạo đức của họ, muốn gì làm nấy. Trong hoàn cảnh như vậy, vẫn muốn kiên trì luân lý đạo đức và phẩm hạnh vẹn toàn thật không dễ dàng. Nhưng, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi có thể kiên trì nguyên tắc trong thế giới trượt dốc này, thậm chí ngược dòng mà lên, tác động đến môi trường xung quanh theo hướng phát triển chính diện.

Tôi làm quản lý kinh doanh tại một trong 500 công ty hàng đầu thế giới, chức vụ hiện tại của tôi là thư ký điều hành cấp cao, trong quá trình tiếp xúc giữa giám đốc và các nhà sản xuất khác nhau, không thể tránh khỏi quà tặng xã giao, nhưng tôi đều có thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân theo tiêu chuẩn đạo đức, đạt được liêm khiết chính trực. Một lần, công ty (Bên A) mua hàng từ nhà máy (Bên B) đã lấy một số sản phẩm tinh mỹ đã được nghiệm thu và gửi tặng chúng tôi, một số đồng nghiệp trong công ty cảm thấy không có gì nên đã nhận; nhưng tôi kiên quyết không lấy, cũng tác động được bạn tôi không nhận quà. Theo tôi, món quà dù nhỏ nhưng điều quan trọng là không nên làm một việc sai trái chỉ vì nó là việc nhỏ.

Một lần khác, chủ tịch của một nhà sản xuất đã tặng cho tôi một món quà năm mới, nói rằng đó là một chiếc vòng cổ do người thân bạn bè làm, lúc đó vì lễ nghĩa nên tôi buộc phải nhận, nhưng sau đó tôi đã tặng lại một món quà có giá trị tương đương, và nói với nhà sản xuất là tôi không nhận quà, sau này không phải bận tâm chuẩn bị, không có công không nhận thưởng. Đôi khi đối với một số bữa tiệc và bữa ăn, tôi cũng đáp lễ bằng một món quà từ tiền túi của mình.

Thực chất nếu trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi thuộc kiểu người không có ý kiến ​​về hầu hết các vấn đề, nói một cách dễ hiểu, đó là một người dễ tính, nói khó nghe chính là muốn làm hài lòng tất cả mọi người, không có nguyên tắc, đàn anh hoặc sếp giao việc gì, tôi sẽ làm mà không cần suy nghĩ, đặc biệt nếu trong một tình huống áp lực, càng dễ từ bỏ các nguyên tắc luân lý. Với tính cách như vậy trong thế giới phồn hoa này, thật rất khó trụ vững, và mất đi phẩm đức nghề nghiệp. May mà tôi tu luyện, đối diện với đủ mọi vùng xám đạo đức khác nhau, mới có thể luôn luôn ghi nhớ giáo huấn của Sư phụ Lý Hồng Chí, trong mọi hoàn cảnh đều giữ vững Chân-Thiện-Nhẫn, cho dù nhất thời có người không lý giải, vẫn có “dũng khí chấp nhận bị ghét bỏ”, giữ vững tâm tính, không gì phải hổ thẹn. Tuy nhiên, mấy năm nay, ở cương vị công việc của mình, tôi kiên trì thực hiện theo chỉ đạo của Sư phụ, không chỉ không bị ghét bỏ, đổi lại, tôi còn nhận được phần lớn sự tôn trọng của các đồng nghiệp trong công ty, và khi bạn bè gặp vấn đề đều muốn lắng nghe ý kiến ​​của tôi, tôi cũng chiểu theo yêu cầu Pháp lý để giúp đỡ hết sức có thể.

Thể hội về tinh thần tập thể, gặp mâu thuẫn khiêm tốn và nhẫn nhường

Trước khi tu luyện, tôi là “công chúa” được mọi người xung quanh nâng niu, cho nên cũng mắc “bệnh công chúa”, tính cách tùy hứng và rất dễ xúc động. Mặc dù bình thường cũng ôn hòa, nhưng khi gặp phải việc mà bản thân cho là bất công, sẽ tức khắc lý luận với đối phương, đôi khi gặp phải nhân viên phục vụ có thái độ không tốt trong nhà hàng, tôi càng muốn bước tới để nói lời “công bằng”.

Sau tu luyện, tôi bắt đầu nghiêm túc yêu cầu bản thân không thể tức giận lung tung nữa, nhất định phải thực hành chữ Nhẫn trong Chân-Thiện-Nhẫn. Một lần, khi phối hợp công việc với bạn, đối phương bỗng không vui với tôi, trong tâm tôi có chút ủy khuất: Rõ ràng cũng giải thích rồi, không phải là như vậy mà. Nhưng lúc đó bản thân lập tức cảnh giác, phải chăng mình đứng ở góc độ vị tư suy nghĩ vấn đề? Vì sao không đứng ở góc độ đối phương suy nghĩ? Bạn ấy có nhiều việc phải làm mỗi ngày, rất không dễ dàng gì, trong khi đó mình chỉ mong người khác phải phối hợp với mình. Hơn nữa, mình thực sự không có vấn đề gì sao? Lại tìm tiếp, ồ! Thực sự vẫn còn rất nhiều tâm không tốt, ví như tâm cầu an dật, còn mượn cớ đẩy trách nhiệm, không đủ trách nhiệm, tôi thực sự cảm ơn đối phương, nếu anh ấy không phản ánh ra, tôi vẫn không ý thức được thiếu sót của mình!

Tôi ngộ rằng, thông thường người ta có tâm muốn mọi việc tốt đẹp, muốn chúng ta tốt, mới nói những lời khó nghe với chúng ta, đưa ra kiến nghị, vì đối phương nhìn thấy vấn đề mới nói như thế, đứng ở lập trường người tu luyện mà nghĩ, chẳng phải đối phương quá thiện lương hay sao? Chỉ là cách biểu đạt không hợp ý tôi, thật tiếc là tôi đã đẩy trở ra cơ hội đề cao tâm tính này.

Kỳ diệu là, khi tôi bắt đầu xét lại bản thân, đối phương lập tức như chẳng có chuyện gì. Cảnh giới tâm tính tôi cũng đề cao lên, bề mặt thân thể rất nhẹ nhàng thoải mái, thực sự là liễu ám hoa minh hựu nhất thôn.

Lần khác khi hợp tác theo nhóm, có người đưa ra ý kiến không thỏa đáng, tôi cứ thấy khó chịu với những ý kiến “không theo chuẩn mực” trong nhóm. Sau khi tu luyện, tôi bắt đầu có thể khắc chế cảm xúc quá kích động, vì vậy quyết định không trả lời ở lần đầu tiên. Đợi đến khi khá bình tĩnh, tôi cố gắng dùng thái độ có tính xây dựng và thiện ý, dùng ngữ khí và lập trường cân nhắc cho đối phương để viết ra cách nghĩ của tôi, trao đổi và thảo luận với nhau trong nhóm, cơ bản khởi được hiệu quả khá chính diện.

Tôi nghĩ rằng việc có những ý tưởng khác nhau khi hợp tác là điều bình thường, người tu luyện cũng cần có dung lượng lớn để tiếp nhận những ý kiến khác nhau, không thể luôn ở trên cao, cảm thấy bản thân luôn đúng; thông qua thảo luận, có thể giải quyết thì đạt được sự đồng thuận, không thể giải quyết thì bảo lưu riêng từng người. Đường nào cũng về La Mã, đồng thời có thể thông qua cách của từng người để đạt được những mục tiêu tương đồng, không nên dùng cách ép buộc yêu cầu người khác, “đừng áp đặt ý tưởng của mình lên người khác và buộc người khác làm theo ý mình” đây là sự tu dưỡng khi làm việc nhóm.

Tôi sâu sắc cảm thấy rằng, mỗi khi không vui đều do bản thân có vấn đề, đây chính là cơ hội tốt để nhận ra khuyết điểm của mình, chỉ cần sẵn sàng hướng nội tìm, thay đổi bản thân, thì chuyện xấu sẽ trở thành hảo sự khiến tập thể và bản thân càng tiến bộ hơn.

Buông bỏ oán khí, mang ánh quang huy Chân-Thiện-Nhẫn đến với mỗi người

Trước khi tu luyện, tâm tôi rất nhỏ bé, là người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, trong mắt không dung nổi một hạt cát, chuyện nhỏ vụn vặt đều có thể ghi nhớ và hận mấy năm, chưa kể thương và ghét rất rõ ràng, cảm thấy người khác làm điều gì sai thì rất oán hận. Sau khi tu luyện thì tâm rộng mở hơn, bắt đầu học cách buông bỏ tâm thái oán hận này, dùng thiện ý lý giải người khác.

Trong công việc mấy năm trước, có một chị cấp trên vô duyên vô cớ thay đổi thái độ đối với tôi, ban đầu vốn hòa ái thân thiện, lập tức trở nên nghiêm khắc khó khăn, bất kỳ hồ sơ nào đến tay chị ấy, hầu như đều rất khó (duyệt) qua, hơn nữa chỉ lệnh mà chị ấy đưa ra trước sau không logic, đôi khi một công văn thay đổi tới lui hơn chục lần. Thời điểm đó tôi là cấp dưới của chị ấy, những ngày của tôi trở nên rất khó khăn, thực sự lúc ấy cũng có chút oán khí và bất bình, cảm thấy vì sao lại đối với mình như vậy.

Sư phụ giảng:

“khi đối xử với các mâu thuẫn cụ thể, khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy nghĩ] thế không được. Còn có một vấn đề nữa, trong lúc mâu thuẫn, thì có động chạm đến vấn đề chuyển hóa nghiệp lực; do đó chúng ta khi đối xử [với trường hợp] cụ thể, cần phải có phong thái cao, chứ không như người thường.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ rằng, chị cấp trên này biểu hiện như vậy, có thể trước đây tôi đã đối xử không tốt với chị ấy, bây giờ phải hoàn trả, hơn nữa Sư phụ cũng giảng: “người tu luyện không coi người nào là kẻ thù cả” (Chuyển Luân hướng thế gian, Tinh Tấn Yếu Chỉ III). Tôi mong bản thân phải giữ vững tâm tính, đừng xung đột với đối phương. Mặc dù biết Pháp lý là vậy, nhưng thực sự làm được thật rất khó! Đôi khi tôi nghĩ về những lời nói và biểu hiện của chị ấy, thật sự rất tức giận, nhưng vẫn phải nhẫn! Tôi đặt công phu vào chữ “Nhẫn” hết lần này đến lần khác. Cho đến sau này khi tôi chuyển sang một đơn vị tốt hơn, vẫn không hoàn toàn bài trừ được nút thắt trong tâm với chị cấp trên này. Cứ tiếp tục như vậy trong một năm nữa, khi biết chị ấy sắp nghỉ hưu, ngay khi đó tôi hiểu rằng, nếu không hòa giải thì không còn cơ hội. Vì vậy, tôi triệt để buông bỏ tâm oán hận, chuẩn bị thiệp và quà tặng chị ấy, lúc đó chị ấy rất cảm động và chúng tôi ôm nhau, tất cả im lặng không nói nên lời.

Tôi cảm thấy rằng, một sinh mệnh luôn suy nghĩ cho người khác mới là sinh mệnh hạnh phúc nhất, đó là từ bi, thiện lương vĩnh viễn, đồng hóa với đặc tính vũ trụ, đây mới là đại tự tại. Nhân sinh tại thế gian, mọi người đều không dễ dàng gì, hơn nữa Sư phụ đã giảng cho chúng ta: “con người có Phật tính và cũng đồng thời có tồn tại ma tính” (Phật tính và ma tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ). Nếu không cẩn thận, người ta khó tránh khỏi lựa chọn sai lầm. Những người xung quanh đều là những người có duyên phận rất sâu sắc với tôi, sai lầm nhất thời của họ không đại biểu cho bản tính con người họ. Là người tu luyện, tôi muốn tâm mình vĩnh viễn tồn thiện lương, mang ánh quang huy Chân-Thiện-Nhẫn đến với mỗi người.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/2/4/把真善忍的光輝帶給每一個人-438562.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/28/199349.html

Đăng ngày 03-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share