Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-03-2022] Người mẹ 80 tuổi của tôi là một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu. Bà sống cùng với người em gái 50 tuổi của tôi, cô ấy đã ly hôn. Họ sống trong một ngôi nhà ở nông thôn và cùng chăm sóc cho con của chị tôi, đứa nhỏ không thể tới trường do sức khỏe không đảm bảo. Do thường xuyên đi công tác nên em gái tôi ít khi về nhà. Bất kể việc mẹ tôi phản đối, em gái tôi vẫn quyết định thuê một người làm giúp việc nhà.
Mẹ tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, luôn tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn. Bà luôn quan tâm tới những người khác và tìm kiếm thiếu sót ở bản thân mình trong các mâu thuẫn. Mặc dù phản đối việc thuê người giúp việc nhưng mẹ tôi vẫn quyết định làm theo vì bà muốn em gái tôi có thể yên tâm khi làm việc.
Em gái tôi sắp xếp cho người giúp việc dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ tiêu dùng, chuẩn bị các bữa ăn và dắt chó đi dạo. Tuy nhiên, kể từ khi người giúp việc tới, việc sinh hoạt hàng ngày của mẹ tôi đã bị gián đoạn. Người giúp việc khoảng 60 tuổi. Chị ấy không được đi học, nóng tính và không lắng nghe bất kỳ ai. Trái ngược với chị ấy, mẹ tôi được giáo dục tốt và làm việc rất cẩn thận. Bà làm việc ở bộ phận giáo dục trong quân đôi trong gần suốt cuộc đời mình. Làm thế nào mà 2 con người với hai tính cách khác nhau như vậy lại có thể hòa hợp được với nhau?
Mẹ tôi đã coi thường chị giúp việc bởi chị không biết sử dụng các thiết bị điện, làm vỡ rất nhiều bát đĩa, làm cháy sàn gỗ, đồ nội thất và nấu những bữa ăn nhạt nhẽo. Nếu mẹ tôi khiển trách, chị ấy sẽ khó chịu và viện cớ cho mình.
Những mâu thuẫn với chị giúp việc càng ngày càng lớn và đã khiến mẹ tôi tức giận. Mặc dù hiểu rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp nên nhẫn chịu nhưng bà đã không thể làm được điều đó. Bà đã không còn cười với chị ấy nữa. Mặc dù bầu không khí trong gia đình rất tệ nhưng mẹ tôi hiểu rằng bà không thể tranh cãi với chị ấy hay làm sự việc trở nên tệ hơn. Bà đã nhẫn chịu mỗi ngày cùng với bộ dạng khó chịu và cảm giác không thoải mái.
Mẹ tôi đã phàn nàn với tôi khi tôi tới thăm bà. Sau vài ngày quan sát kĩ chị giúp việc, tôi nói với mẹ “Chị giúp việc rất trung thực và vẫn còn giữ được một vài giá trị văn hóa truyền thống. Chị ấy biết con là khách và muốn chuẩn bị một số món ăn mới thay vì đồ ăn thừa. Chị ấy cũng rất lịch sự khi nói chuyện với con và mẹ, chị ngồi trên ghế đẩu thay vì ghế dài”.
Cơ hội để đề cao trong tu luyện
Cả tôi và mẹ đều hiểu rằng cần nghe theo lời dạy của Sư phụ. Chúng tôi cần nhìn nhận mẫu thuẫn như sự phán ánh tâm chấp trước của bản thân mình thay vì chỉ trích người khác. Mẹ tôi nhận ra rằng bà luôn nhìn vào những khuyết điểm của chị giúp việc thay vì nhìn vào những ưu điểm của chị. Việc nhìn vào những khuyết điểm của chị ấy khiến tâm mẹ tôi trở nên hẹp hòi.
Thực tế thì những khuyết điểm của mẹ tôi cũng chỉ dần được loại bỏ sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vậy làm sao bà có thể đánh giá chị giúp việc khi chị ấy chỉ là một người bình thường? Mẹ tôi đã không chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn trong các mâu thuẫn.
Mẹ tôi thừa nhận rằng do bận rộn với việc nhà nên bà đã không có thời gian học Pháp. Khi môi trường thay đổi, điều đó thường có nghĩa là chúng ta cần đề cao và đón nhận những thử thách lớn hơn. Là người thứ ba chứng kiến những mâu thuẫn này, tôi nhận ra rằng đây là thời điểm tôi cần đề cao bản thân bằng cách hướng nội và nhìn nhận lại việc tu luyện của mình.
Là người tu luyện, chúng tôi nên chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn và không nên để tâm quá nhiều tới chị giúp việc. Mẹ tôi bắt đầu xem nhẹ những điều này và sự bình hóa đã quay trở lại khuôn mặt của mẹ sau khi chúng tôi chia sẻ thể ngộ trong tu luyện. Bà không còn oán trách nữa mà rất quan tâm tới chị giúp việc. Bà cũng tình nguyện chuẩn bị các bữa ăn và coi chị giúp việc như con gái bà bằng cách chăm sóc và khen ngợi chị ấy.
Chị giúp việc đã rất ngạc nhiên và thậm chí còn nghi ngờ khi thấy những thay đổi của mẹ tôi.
Đối với hầu hết các gia đình, người giúp việc sẽ phải nghỉ việc hoặc bị sa thải khi các vấn đề ngày càng căng thẳng. Điều này đã không xảy ra đối với gia đình chúng tôi. Mẹ tôi đã trở nên hòa ái hơn và chị giúp việc đã không ngừng ca ngợi mẹ tôi từ tận đáy lòng, “Cô là một người tốt! Cô thực sự là một người tốt!”
Tôi nói với mẹ tôi rằng “Chúng ta cần để chị ấy hiểu chúng ta là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và giảng rõ chân tướng về cuộc bức hại Đại Pháp”.
Mẹ tôi bắt đầu nói với chị giúp việc rằng mọi người nên trở thành người tốt hơn bằng cách trung thực và từ bi, nhẫn chịu và bao dung hết thảy. Mẹ tôi cũng nhắc chị giúp việc nhẩm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Chị giúp việc đã đồng ý và không còn nghi ngờ về sự thay đổi của mẹ tôi nữa. Chị giúp việc cảm thấy thoải mái hơn khi ở cùng chúng tôi, chị bắt đầu cười và trò chuyện cùng mẹ tôi. Chị nói rằng mẹ của chị đã qua đời. Chị muốn coi mẹ tôi như mẹ của mình và được gọi tôi là “chị”.
Lần sau khi tôi tới, chị ấy đã chuẩn bị những món ngon nhất, giúp tôi gói lại đồ ăn thừa và nói tôi hãy thưởng thức chúng khi trở về nhà.
Cuối năm ngoái khi tới thăm mọi người, tôi đã nói với chị, “Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, kể từ khi tôi học Đại Pháp, trong suốt 20 năm qua tôi chưa từng phải dùng một viên thuốc nào. Đại Pháp đã giúp tôi trở nên tốt hơn và tôi có thể bao dung cho các lỗi lầm của chồng tôi. Pháp Luân Đại Pháp đề cao Chân-Thiện-Nhẫn trong khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại đi ngược với điều đó. Họ bức hại Pháp Luân Đại Pháp và các học viên bằng cách cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống. Nếu ai ủng hộ ĐCSTQ, Trời sẽ trừng phạt họ”.
Chị giúp việc lắng nghe tôi nói một cách chăm chú cùng đôi mắt mở to.
Khi tôi nói rằng một vài người đã báo cáo với chính quyền về các học viên Pháp Luân Đại Pháp để đạt được danh tiếng và lợi ích, chị đã lắc đầu và nói “Tôi sẽ không làm như vậy”.
Cách đây 2 ngày, mẹ tôi gọi cho tôi và nói rằng bà đã bị trẹo mắt cá chân trong khi đón xe buýt. Bà bắt đầu lo lắng rằng không thể bước lên cầu thang. Tiếp theo bà nói “Mẹ là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Mẹ sẽ xin Sư phụ bảo hộ”. Bà bắt đầu thành tâm nhẩm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo,” trong khi đi xe buýt. Bà đã quên hết những vấn đề về mắt cá chân khi xuống xe buýt. Ngày hôm sau bà nhận ra mắt cá chân mình đã không còn sưng hay đỏ nữa. Bà hiểu rằng Sư phụ đã bảo hộ bà và bà đã chia sẻ với chị giúp việc về điều đó. Bằng cả tấm lòng, bà nhắc chị giúp việc “Hãy nhớ nhẩm niệm 9 chữ chân ngôn! Điều đó thực sự rất hiệu quả!” Chị giúp việc đã rất mừng khi nghe nói mắt cá chân của mẹ tôi đã khỏi.
Mới đây tôi gọi điện cho mẹ, bà nói với tôi rằng chị giúp việc đã cải biến. Chị ấy làm việc nhà cẩn thận, nấu những bữa ăn ngon hơn và còn học cách làm nhiều công việc khác trong nhà. Họ đã rất vui vẻ bên nhau. Chị ấy bắt đầu không thích về nhà vì con dâu không dọn dẹp nhà cửa, chị nói rằng chị thích ở với mẹ tôi hơn.
Cả tôi và mẹ tôi đều hiểu rằng Đại Pháp đã mang lại sự ấm áp, ban phước, sự tự tin và hạnh phúc cho chị giúp việc.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/30/439851.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/1/201630.html
Đăng ngày 30-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.