Bài viết của một học viên Đại Pháp tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-08-2022] Năm 2021, đồng tu A qua đời ở tuổi 53 vì giả tướng nghiệp bệnh. Đến giờ, tôi vẫn chưa hết ám ảnh từ cái chết của chị ấy, và thường nhớ về chị ấy, cứ nghĩ mãi mà không minh bạch vì sao chị lại bị giả tướng nghiệp bệnh mà rời đi.
Đồng tu A làm việc ở một căng-tin trường học, và phụ trách mua thực phẩm. Ngày nào chị ấy cũng đổi được rất nhiều tiền in thông điệp chân tướng cho những người bán hàng.
Chị ấy thường chở tôi bằng xe điện khi đi giảng chân tướng. Chúng tôi treo bảng thông tin, dán áp phích tự dính, và phát tài liệu và giảng chân tướng trực diện cho mọi người.
Hồi tưởng lại một giấc mơ và hậu quả của nó
Rạng sáng ngày 4 tháng 4 năm 2022, tôi có một giấc mơ hết sức rõ ràng. Trong mơ, tôi tình cờ gặp đồng tu A, dáng người mập mạp ở một khu chợ, trông chị có vẻ lo lắng. Chị ấy nói: “Tôi vẫn nợ chị 2.800 nhân dân tệ (411USD), và nợ những người khác nữa. Tôi muốn trả tiền cho chị nhưng không trả được. Tôi vay tiền để mua đồ gia dụng, người nhà dùng đồ mà chẳng buồn quan tâm tôi lấy tiền đâu ra để trả nợ.”
Nghe chị ấy nói vậy, tôi nói: “Thôi bỏ qua đi. Chị khó khăn thế này, không cần phải trả cho tôi đâu, thôi quên đi.“ Tôi liền tỉnh giấc và tự hỏi: “Mình có liên quan gì đến quan nạn của A không? Tôi thậm chí còn không nhớ chị ấy đã nợ tiền tôi hồi còn sống nữa!”
Tôi đã phối hợp với đồng tu A và đồng tu B trong một hạng mục giảng chân tướng dùng tiền chân tướng. Tôi lấy tiền của mình, đem đổi được rất nhiều tiền lẻ, có lúc lên tới mấy chục nghìn nhân dân tệ.
Tôi chia cho đồng tu A, và chúng tôi ủi phẳng các tờ tiền trước khi đưa chúng cho đồng tu B để in thông điệp chân tướng. Sau đó, chúng tôi đổi những tờ tiền này với các cửa hàng để lưu thông. Mỗi tháng, chúng tôi lưu hành hơn 100.000 Nhân dân tệ, càng làm càng mạnh.
Làm được một thời gian, có lần xảy ra hiện tượng thế này: Tôi cùng đồng tu A là phẳng tiền lẻ và đưa cho đồng tu B xong, thì số tiền không khớp, bị thiếu lúc thì 2.000, 3.000, lúc thì 4.000 Nhân dân tệ, tôi không biết sai sót ở đâu. Để không khiến hạng mục cứu người bị gián đoạn, hễ tiền bị thiếu thì chủ động bù vào. Hiện tượng thiếu tiền như vậy cứ lâu lâu lại xảy ra một lần, mãi cho đến khi đồng tu B bị bắt và hạng mục đành phải dừng lại.
Những sơ hở bị lợi dụng sau khi đệ đơn kiện Giang Trạch Dân
Trên bề mặt, đồng tu B bị bắt vì chị ấy đệ đơn kiện Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp) bằng tên thật. Điện thoại di động của chị ấy đã bị theo dõi suốt một năm.
Thừa lúc đồng tu B vừa cất hơn 100.000 Nhân dân tệ tiền mặt ở nhà thì có chục viên cảnh sát tới lục soát nhà và tịch thu toàn bộ tiền mặt, thẻ ngân hàng, mười mấy điện thoại di động giảng chân tướng và các sách Pháp Luân Đại Pháp.
Người nhà đồng tu B tưởng dùng các cách người thường để cứu chị ra, nào phong bì, mời luật sư cũng tốn cả trăm nghìn dân tệ nhưng đồng tu B vẫn bị kết án phi pháp 5 năm tù, còn bị tịch thu toàn bộ tài sản, tổn thất nặng nề.
Lúc ấy, tôi, đồng tu A và đồng tu B lại không tu, không biết hướng nội tìm. Sau nhiều lần có hiện tượng tiền nong không khớp, cứ cách mấy ngày lại xảy ra một lần, mà chúng tôi không cảnh giác, không đi tìm nguyên nhân, dù là phải tạm dừng hạng mục một hồi cũng được, mà chúng tôi không làm. Chúng tôi cũng không xem xét những khoản tiền thiếu hụt. Đó là cái lậu lớn!
Sau khi đồng tu B bị bắt, chính quyền lại bắt cả đồng tu A bức hại ở trung tâm tẩy não. Đồng tu A ở đó không chịu được áp lực nên đã viết tuyên bố từ bỏ Đại Pháp trái với ý muốn. Về nhà, người nhà hỏi chị ấy ở đó có bị đánh không, thì chị ấy vì sợ họ phải đau buồn, lo lắng bèn nói dối là không bị đánh, mà thực tế là có bị đánh.
Thực ra, nói với người nhà tình huống thực tế cũng là vạch trần tội ác của kẻ hành ác, khiến người nhà biết người tốt chỉ vì tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn mà bị bức hại; đó là điều thiên lý không dung. Lẽ ra cần phải giảng ra, nhưng chị ấy không nhận thức được.
Đồng tu A, sau khi được thả khỏi trung tâm tẩy não, lại bị vật chất “sợ hãi” vây hãm, khiến trạng thái tu luyện rất kém, còn xin nghỉ việc. Mỗi lần học Pháp tập thể, chị ấy lại viện cớ để không tham gia. “nghiêm chính thanh minh” thì trì hoãn mấy tháng, lấy cớ là không biết viết nên không viết, cuối cùng con chị lại viết giúp chị ấy. Đồng tu A đã không hướng nội sâu sắc để tìm lỗi, bù đắp sai lầm, và làm lại từ đầu, mà còn lấy lý do chăm sóc mẹ già, nên hầu như không tham gia vào việc cứu người.
Đồng tu A chăm sóc mẹ mất mấy tháng thì bắt đầu xuất hiện các giả tướng nghiệp bệnh. Đến điểm học Pháp, chị ấy cũng chỉ chia sẻ với người điều phối, có lẽ là ngại mất mặt nên không muốn người khác biết. Vì vậy, chúng tôi không ai biết thân thể chị ấy xuất hiện tình trạng như thế nào.
Tôi nhiều lần hỏi thăm đồng tu A có chuyện gì, nhưng chị ấy luôn nói: “Không sao, không sao, tôi ổn rồi, ổn rồi.” Không nói cho chúng tôi thực tình, nhưng thân thể chị ấy ngày càng tệ, cuối cùng phải nhập viện. Sau khi tiêu hết hơn 100.000 Nhân dân tệ của chị ấy để chi trả viện phí, tiền tiết kiệm cũng hết, bệnh viện cũng không trị được, chị ấy đành về nhà.
Thời gian đó, các đồng tu đều giúp đỡ chị ấy, nhưng không mấy hiệu quả. Chồng, con trai và con gái của chị ấy đều tu luyện, nhưng không ai giúp được. Cuối cùng, chị ấy đã mang theo nỗi tiếc nuối mà ra đi.
Sau khi đồng tu A qua đời, con gái chị kể với tôi như sau:
“Khi cháu cùng cha đưa mẹ lên tỉnh để điều trị, cậu mợ đã mua cho mẹ cháu đồ cho người chết, để vào cái túi đen rồi đưa cho cha cháu. Thực ra, chính là cựu thế lực đã an bài cho mẹ cháu chết trong bệnh viện. Nhưng cha cháu không rõ Pháp lý, lại sợ cậu mợ sẽ gây rắc rối nên cũng mang cái túi đó đến bệnh viện. Hành động này chính là thừa nhận an bài của cựu thế lực rồi.”
Suy ngẫm vấn đề
Việc A ra đi đã để lại một khoảng trống trong tâm tôi. Giấc mơ hồi đầu tháng tư năm nay đã khiến tôi tỉnh ra, nhận ra mình có lậu lớn trong việc quản lý tiền, thực ra là tâm lười biếng, giữ thể diện, sợ đắc tội với người khác, tâm làm việc, thiếu trách nhiệm, mới kết thành hậu quả nghiêm trọng này. Tôi vô cùng ân hận.
Trước hết là tâm lười biếng. Bề mặt thì việc đổi tiền và làm sạch, là phẳng tiền thì là việc của tôi và đồng tu A. Chúng tôi lấy túi tiền từ nhà đồng tu B, xử lý xong thì đem lại nhà đồng tu B, lấy vào lấy ra, ba người chúng tôi không bao giờ đếm, cũng không nhớ là bao nhiêu, không phân định trách nhiệm rõ ràng, không đối chiếu; coi rằng đều là người tu luyện chứ không phải người thường nên không cần mấy biện pháp quản lý tài vụ của người thường. Hơn nữa, vì hoàn cảnh đặc thù ở đại lúc, chúng tôi cũng không muốn lưu lại giấy tờ gì, càng không thể đề phòng đồng tu. Vì thế mới xuất hiện hiện tượng thiếu tiền.
Tôi cũng không muốn đối diện, không nhận thức được rằng tôi có nhiều nhân tâm như thế mà làm hại đồng tu, khiến tâm lợi ích của đồng tu bị bành trướng lên mà động vào tài nguyên Đại Pháp, phạm vào điều đại kỵ. Tôi cứ bù vào phần thiếu thì chị ấy tiếp tục lấy, cuối cùng, để cho cựu thế lực dùi vào sơ hở này mà bức hại chị ấy đến chết.
Mãi 5 năm sau, gặp giấc mơ hôm nay, tôi mới nhận ra mình đã sai, cái sai lớn quá. Nếu ngay lần đầu phát hiện ra tiền không khớp, ghi lại số tiền vào ra hàng ngày và đối chiếu sổ sách thì lỗ hổng đã được lấp lại rồi.
Thứ hai, là tâm giữ thể diện và sợ mất lòng người khác, tâm bảo vệ bản thân. Có lúc thấy đồng tu A làm những việc không theo Pháp, hoặc nhân tâm nổi lên khá rõ, tôi cũng không nhắc nhở vì sợ đắc tội với chị ấy. Dù có biết đồng tu sai rồi, tôi cũng không thiện ý chỉ ra, biết rõ là đồng tu nói dối mà tôi cũng không thiện ý thức tỉnh đồng tu, sợ đồng tu bị mất mặt lại không chịu được.
Tôi đối với đồng tu B cũng như thế. Trước khi đồng tu B bị bắt cóc, tôi thấy chị ấy hay cố chấp, xem thường đồng tu, hay chế nhạo, tâm tật đố rất mạnh, không chú ý an toàn, và tâm làm việc rất nặng. Vì tư tâm, tôi đã không cảnh báo, để mặc chị ấy nuôi dưỡng những chấp trước đó, dẫn đến chị ấy sau này căn bản nghe không lọt ý kiến của đồng tu, để cho cựu thế lực dùi vào sơ hở, khiến chị ấy bị kết án phi pháp 5 năm tù, tổn thất nặng nề.
Tôi nhớ một bài viết trên Minh Huệ về tâm tật đố, sắc dục và chiếm dụng tài nguyên Đại Pháp là lý do để cựu thế lực trực tiếp bức hại đệ tử Đại Pháp.
Sau khi đồng tu B được về nhà, chị ấy nói đã tìm thấy tâm sắc dục. Mấy tháng trước khi bị bắt, chị ấy đã phải lòng một người dạy lái xe, thậm chí vào tù rồi mà còn nghĩ đến anh ta. Có thể thấy tâm sắc dục này có đáng sợ không, có phải là thứ hại người không!
Bài học kinh nghiệm
Trước đây không lâu, tôi đã nghe một bài chia sẻ trên trang Minh Huệ với tiêu đề “Trong trạng thái tiệm ngộ nhìn thấy nguyên nhân của nghiệp bệnh trường kỳ”, trong đó có một số ví dụ cụ thể. Nghe xong, tôi thấy rất cảm khái, nên muốn viết lại câu chuyện đồng tu A bị cựu thế lực hạ thủ để cảnh tỉnh đồng tu.
1. Tâm oán hận chồng. Nữ đồng tu trong bài viết vì không buông bỏ được tâm oán hận đối với chồng, vì thế mà chị không vượt được quan nghiệp bệnh. Nhưng khi chị ấy quyết định buông bỏ thì lập tức tốt trở lại. Tôi nghe một đồng tu nói tâm oán hận chồng của đồng tu A rất nặng. Bình thường, đồng tu A cũng không dễ chia sẻ với mọi người. Tôi nhớ, tôi và đồng tu khác hỏi thăm chị ấy, “Có phải chồng chị, về phương diện tiền bạc, rất keo kiệt với chị không, không đưa tiền cho chị phải không?” Lần nào chị ấy cũng phủ nhận và nói rằng chồng chị ấy đối xử với chị ấy rất tốt.
2. Sau khi bị bức hại, lại không nghiêm túc viết Nghiêm chính thanh minh, không nhận thức được tính nghiêm trọng của những sai lầm của mình, không để ý, mà cũng không bù đắp cho những tổn thất đã gây ra khi viết cam kết từ bỏ Đại Pháp.
3. Sau khi bị bức hại, đồng tu A có tâm sợ hãi nghiêm trọng, hầu như không làm việc cứu người. Cứu người là sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp, không thực hiện thệ ước đến thế gian.
4. Nói dối. Vợ chồng đồng tu A không có nguồn thu nhập cố định, chỉ sống dựa vào những công việc lặt vặt, lại nuôi hai con nhỏ cũng tốn tiền. Do vậy, hai vợ chồng họ xảy ra mâu thuẫn trong việc tiêu tiền cũng là điều dễ hiểu. Nhưng đồng tu A cần phải tu, chứ không được nói dối. Người tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn thì ít nhất cũng phải tu Chân mà.
5. Lẫn lộn giữa tiền của Đại Pháp và tiền cá nhân. Trong thời gian đồng tu A chăm sóc mẹ, chị ấy thường mượn tiền giảng chân tướng của tôi, từ mấy trăm đến mấy nghìn nhân dân tệ, tiêu hết thì lại trả lại cho tôi bằng tờ tiền to. Chị ấy nhiều khi không trả tiền, tôi cũng không nhớ rõ là bao nhiêu nữa. Có lúc, chị ấy hỏi tôi lần trước chị ấy vay bao nhiêu tiền và đã trả chưa, nhưng tôi thực sự không nhớ được.
Ngay cả khi chị ấy hỏi tôi đã trả tiền chưa, mà tôi vẫn không để ý, không nhận thức được là dù là tiền của cá nhân tôi thì cũng là tài nguyên của Đại Pháp, ghi chép tiền vay mượn không rõ ràng không phải là chuyện nhỏ, mà là chuyện có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Mỗi đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại thế gian đều có khả năng cứu được nhiều người. Vì vậy, việc mất đi một đệ tử Đại Pháp cũng tạo thành một tổn thất to lớn!
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/8/446118.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/5/203126.html
Đăng ngày 29-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.