Bài viết của Tiểu Mai, một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh
[MINH HUỆ 12-04-2022] Tháng 8 năm 1996, tôi may mắn bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đắm mình trong ánh quang của Đại Pháp, thân tâm vô cùng hạnh phúc, điều khiến tôi vui mừng nhất là: “Tôi có Sư phụ rồi! Tôi tu luyện rồi!”
Sư phụ dạy cho tôi tu luyện theo đặc tính tối cao Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ. Trong quá trình học Pháp thực tu, tôi ngộ được Pháp lý nào liền lập tức làm theo, đồng thời cũng chia sẻ Đại Pháp cao đức này cho người nhà. Tại đây tôi xin chia sẻ một vài sự việc với các đồng tu.
1. Tu bỏ tâm lợi ích
Xã hội con người hiện tại rất xem trọng lợi ích vật chất và tiền tài, thậm chí không từ thủ đoạn nào để kiếm tiền. Bị ô nhiễm trong thùng thuốc nhuộm lớn này, tôi cũng bị cuốn theo dòng, không ý thức được rằng đạo đức của bản thân đang trượt dốc, cũng không biết được mình đang làm sai điều gì.
Trước khi tôi tu luyện, đứa con của em gái tôi tuổi còn nhỏ, thường xuyên mắc bệnh, phải tiêm và uống thuốc, tiền thuốc rất nhiều không trả nổi. Vì để giúp em gái, tôi nói: “Con của em lúc đi khám bệnh có thể ghi tên là con của chị, cơ quan của anh rể em (chỉ chồng tôi) có thể thanh toán hóa đơn đó.” Em gái tôi nghe vậy rất cao hứng, thường đem chi phí tiền thuốc men khám bệnh của con trai đưa cho tôi, tôi cũng rất vui vẻ chuyển cho cho chồng để đưa cho cơ quan thanh toán.
Sau khi tu luyện, tôi minh bạch được mối quan hệ giữa mất và được, Sư phụ giảng:
“Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’, chư vị chẳng mất, [nó] cưỡng chế chư vị phải mất. Ai có tác dụng ấy? Chính là đặc tính vũ trụ có tác dụng ấy; vậy nên chư vị muốn chỉ có được [mà không mất] thì không thể được.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Ngộ ra pháp lý của Đại Pháp, tôi cảm thấy đối với một người không tu luyện mà nói, chiếm được chút tiện nghi không tính là gì cả; nhưng tôi là người tu luyện, cần chiểu theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân. Cho nên không thể chiếm lợi của cơ quan, làm việc tổn đức như vậy, lập tức đình chỉ việc gửi hóa đơn thanh toán viện phí.
Bởi vì lúc đó mới đắc Pháp, tôi không biết phải nói như thế nào với em gái, sợ nói không minh bạch thì em gái sẽ không lý giải được. Tôi liền nói với chồng: “Tiền thuốc của em gái em không thể tiếp tục lại báo cho cơ quan thanh toán nữa, làm như vậy là thất đức, tích đức không dễ, càng không nên làm việc tổn đức như vậy.” Chồng tôi nói: “Vậy tiền thuốc đó chúng ta làm thế nào?” Tôi trả lời: “Số tiền này chúng ta hãy trả thay cho cô ấy, vì em chưa biết nói cho cô ấy hiểu, trước tiên tạm thời chưa nói cho cô ấy, chúng ta tự bỏ tiền đưa cho cô ấy.” Chồng của tôi lập tức liền đồng ý. Tôi thực sự rất vui. Về sau tôi dùng tiền của mình để đưa cho em gái thanh toán tiền thuốc. Không lâu sau, em của tôi cũng cảm thấy không thích hợp, cũng không tìm tôi đề nghị thanh toán tiền thuốc nữa.
Chồng của tôi không tu luyện, nhưng là một người rất thiện lương, rất cẩn trọng trong công việc, chịu khó chịu khổ, về sau được làm chủ nhiệm xưởng sản xuất. Tôi nói với anh ấy: “Cơ quan có người tặng quà anh cũng đừng nhận, cần đối đãi tử tế với công nhân viên, họ kiếm được ít tiền, còn phải nuôi gia đình, đều không dễ dàng, cần thiện đãi với nhân viên của anh, anh sẽ được phúc báo.” Anh ấy rất tin tưởng nguyên lý thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Tại đơn vị không chiếm lợi của ai, cũng không tham lam.
Có một lần vào dịp nghỉ lễ, cả nhà ba người chúng tôi đi xe buýt đến nhà em gái, chúng tôi mang rất nhiều quà tặng và hoa quả. Một nữ nhân viên ở công ty chồng tôi lên xe, nhìn thấy chồng tôi liền chào hỏi, cô ấy nói: “Lãnh đạo, anh đưa chị và cháu đi ra ngoài sao không thuê xe?” Chồng tôi nói: “Ngồi một chuyến xe buýt, rất thuận tiện, không cần phải thuê xe.” Cô ấy nói: “Cả nhà ba người ra ngoài, lại đem nhiều đồ như vậy, anh hãy thuê xe rồi báo đơn vị thanh toán.” Chồng tôi nói: “Có thể tiết kiệm được chút nào thì nên tiết kiệm.” Chồng của tôi hiểu rất rõ, kể rằng có một lần, người giám đốc tiền nhiệm của xưởng sản xuất đã báo cáo tiền phí đi lại lên đến 3.000 tệ!
Một lần khác, con gái của chúng tôi đưa hóa đơn taxi cho chồng tôi, nói rằng cha hãy đưa cho cơ quan thanh toán, tôi nói với con gái: “Cha của con có đãi ngộ này, đi xe được cơ quan thanh toán, nhưng mẹ và con không có đãi ngộ đó, đi xe thì tự mình chịu phí, không thể để cho cha đưa cơ quan thanh toán. Con cũng đã đọc sách Đại Pháp rồi, cần nghiêm khắc yêu cầu bản thân. Không phải nói con không tu luyện, nhưng là một người bình thường cũng không thể muốn gì làm nấy, làm chuyện xấu sẽ tạo nghiệp, cần phải bồi hoàn.” Tôi nói thêm: “Không được cảm thấy đây là chuyện nhỏ. Xem trọng lợi ích là có tư tâm, có tham niệm, tương lai tu luyện sẽ khó khăn.”
Sư phụ giảng:
“Chẳng phải tôi đã từng giảng rằng một người luyện công, cả gia đình được lợi ích sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])
Chồng của tôi đối với vấn đề này có thể hội rất sâu sắc, khi anh ấy kiểm tra sức khỏe tại cơ quan, các chỉ tiêu đều bình thường, thân thể khỏe mạnh. Anh nói với tôi: “Em hãy luyện công cho tốt, anh cũng được thụ ích.” Tôi nói với anh rằng Sư phụ giảng:
“Ai luyện công thì đắc công.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)
Vì vậy nên nghiệp lực của ai thì tự người ấy trả, nên anh phải tu luyện mới tốt được. Hiện tại anh đang đọc sách Đại Pháp.
2. Tu tốt bản thân, thiện đãi người nhà
Tu luyện rất nghiêm túc, có lúc tôi nói chuyện với cha, lời nói rất bất thiện. Tôi liền chú ý tu thiện, vì khi gặp vấn đề tôi vẫn chưa giữ vững được tâm tính. Tôi đã không hạ công phu hướng nội tìm cái tâm của bản thân, mà lại hướng ngoại tìm, đi tìm phương pháp để khắc chế bản thân không phát hỏa, nhưng như vậy đều không có tác dụng.
Tôi nhận ra là do tình thân quyến đang khởi tác dụng, cần tu bỏ cái tình này, lời nói ra cần cân nhắc xem ông có tiếp thụ được không, có thể tiếp thụ thì mới nói, nếu không thể tiếp thụ thì đổi phương thức nói.
Cha của tôi thường nói xấu anh rể tôi trước mặt tôi, tôi không biết phải làm thế nào để khuyên cha. Có một lần, cha tôi đang nói anh rể cái này không tốt cái kia không tốt, tôi nói: “Cha thường nói người khác xấu, làm như vậy sẽ không tốt cho cha đâu, cha có tin không? Nếu cha tin thì không nên nói, đúng không? Cha không nói xấu người khác có được không?” Một lúc sau, cha của tôi lại bắt đầu nói xấu người khác. Tôi nói: “Cha, không nên nói xấu người khác, cha xem người thiện lương thì không nói xấu về người khác, nói xấu và mắng chửi người thì không phải người tốt.” Cha của tôi cười, tôi nói tiếp: “Cha nói lời xấu, con ở đây nghe là dung túng cho cha, con chính là đồng lõa.” Trải qua vài lần nói như vậy, cuối cùng ông cũng minh bạch, nói với em gái tôi: “Chị của con không để ta nói lời xấu về người khác, không để ta mắng người.” Nói xong, cha biểu hiện rất vui vẻ, về sau cha tôi rất ít khi nói xấu người khác nữa.
Có một lần cha tôi phải nhập viện, bởi vì tình hình dịch bệnh, sợ lây nhiễm, người hộ lý không thể đổi ca với người khác, tôi thấy người hộ lý rất cực khổ. Có một hôm, trong phòng bệnh có một bệnh nhân, tôi giảng chân tướng cho anh ấy, đồng thời khuyên anh ấy làm tam thoái. Một lát sau, cha tôi cười nói: “Con toàn giảng Chân, Thiện, Nhẫn nhưng con bất chân, cũng bất thiện.” Lúc đó khi nghe cha nói, tâm thái tôi rất bình tĩnh, cảm thấy bản thân mình thật sự có thể chưa làm tốt ở đâu đó, nếu không cha không thể nói như vậy. Trong tâm thành khẩn muốn biết bản thân chỗ nào chưa tốt. Tôi dùng ngữ khí bình hòa nói: “Cha, con có chỗ nào bất chân, bất thiện, con có nói lời dối trá không? Cha hãy đưa ra ví dụ, con sẽ sửa đổi.” Lời nói này là xuất ra từ nội tâm, mong muốn tu tốt bản thân đạt tiêu chuẩn, cha của tôi suy nghĩ nửa ngày, trên mặt vẫn cười nhưng không nói một câu nào.
Lúc này tôi ngộ ra, là Sư phụ mượn lời của cha tôi để khảo nghiệm tôi, xem tôi phản ứng thế nào khi bị làm nhục trước mặt người mình đang giảng chân tướng?
Từ lúc bước vào tu luyện, tôi cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất thế giới. Tôi là đệ tử Đại Pháp, đây là danh hiệu vinh quang nhất trên đời này, tôi còn có Sư phụ. Con xin cảm tạ Sư phụ đã từ bi cứu độ và bảo hộ con. Trong khi giảng chân tướng, tôi nói với người hữu duyên rằng mình luyện Pháp Luân Công, trong tâm luôn luôn vô cùng tự hào, tôi muốn đem những điều mỹ hảo của Pháp Luân Đại Pháp chia sẻ với thật nhiều người.
Nếu có chỗ nào chưa đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!
Khấu bái Sư phụ!
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/12/441159.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/7/200217.html
Đăng ngày 19-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.