Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-02-2022] Tôi từng bị giam giữ bất hợp pháp trong tù vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và bị mất việc làm. Khi được trả tự do, một người bạn đã giúp tôi xin việc trong một siêu thị. Trong 10 tháng làm việc ở đó, tôi đã trải qua khó khăn và cay đắng, cũng như niềm vui được đề cao trong Pháp.

Tu Chân

Sư phụ giảng:

“Bộ phận tu luyện [tại] người thường chúng ta, bất kể chư vị có bao nhiêu tiền, làm quan [chức] to đến mấy, chư vị làm kinh doanh cá thể, mở công ty, làm doanh nghiệp gì đi nữa, thì cũng không hề gì; [hãy] giao dịch công bằng, giữ tâm cho chính. Các ngành nghề trong xã hội nhân loại đều nên tồn tại; ấy là do nhân tâm không chính, chứ không phải do làm nghề gì.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Là một học viên Đại Pháp, tôi đối xử tốt với khách hàng của mình và không lừa dối họ. Xã hội bây giờ, việc để lẫn đồ thừa ngày hôm trước, chẳng hạn như sườn, thịt và đậu phụ, bán cùng hàng hóa tươi sống hôm sau là chuyện bình thường. Nếu khách hàng hỏi đó có phải là đồ của ngày hôm nay không, thì các trợ lý bán hàng vì để bán được nhanh nên sẽ nói đó là đồ của ngày hôm nay. Một ngày nọ, một khách hàng cũ đến mua thịt và hỏi tôi miếng nào là của hôm nay miếng nào là của hôm qua. Các nhân viên bán hàng thường sẽ không dám nói thật, nhưng tôi đã nói cho anh ấy. Anh ấy mua được thịt của ngày hôm đó và rất hài lòng. Anh giơ ngón tay cái với tôi và nói: “Tôi thích đến gặp bạn để mua đồ vì bạn dám nói cho tôi biết sự thật.”

Trong một lần, lúc thanh toán, tôi quẹt thẻ của một khách hàng để thanh toán hàng của một khách hàng khác. Vì vậy, khách hàng này vô tình phải trả thêm 130 nhân dân tệ trong khi khách hàng kia không mất chút chi phí nào. Khi quản lý cửa hàng phát hiện ra, anh ta đã gọi điện cho người khách hàng không trả tiền. Cô ấy khẳng định rằng đó là khoản thất thoát của cửa hàng. Người quản lý đã không gọi điện thông báo cho khách hàng mất thêm tiền. Tôi rất khó chịu và muốn bồi thường cho khách hàng đã bị trả tiền thêm.

Tôi là một học viên Đại Pháp. Vô số thần đang theo dõi từng suy nghĩ của chúng ta. Tôi phải làm tốt và xứng đáng là đệ tử của Sư phụ. Một thời gian sau, người khách hàng trả bị trả thêm tiền đến mua sắm trong cửa hàng chúng tôi một lần nữa. Tôi nhận ra cô ấy và nói với cô ấy chuyện đã xảy ra. Tôi đã dùng tiền túi của mình trả lại tiền cho cô ấy. Cô ấy rất cảm động. Tôi cũng cảm thấy vui khi được đề cao trong tu luyện.

Tu Thiện

Người tu luyện phải có tâm từ bi, tử tế và biết suy xét cho người khác, nhưng thật không dễ để tử tế trong ngành mà tôi đang làm việc, vì có rất nhiều mâu thuẫn nội bộ. Đây là một chuỗi siêu thị và được điều hành bởi một tập đoàn quản lý khách sạn gần đó. Nhân viên của khách sạn thường đến “mượn” rau củ và trái cây tươi từ chúng tôi. Vì có mâu thuẫn giữa khách sạn và siêu thị, quản lý cửa hàng chúng tôi yêu cầu nhân viên từ khách sạn chỉ được “mượn” rau củ và trái cây cũ, hoặc không cho họ “mượn” bất cứ thứ gì. Nhân viên khách sạn sẽ gặp rắc rối khi họ lấy đồ không tươi ngon.

Vì vậy mâu thuẫn giữa khách sạn và siêu thị của chúng tôi leo thang. Một ngày nọ, một nhân viên trẻ đến “mượn” một quả bưởi. Anh ấy không muốn nhận quả không tươi, vì vậy tôi không cho anh ấy mượn. Bếp trưởng của anh ta sau đó đã đến và quát mắng tôi. Tôi cảm thấy bất công.

Sau khi trở về nhà, tôi học Pháp và đọc được đoạn Pháp sau:

Sư phụ giảng:

“Người thường nói rằng việc này là đúng, thì chư vị liền theo đó mà làm, như thế không thể được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

“Là người tu luyện, thì phải dùng đặc tính vũ trụ mà nhận định, thì mới có thể phân biệt ra cái gì là thật sự tốt và thật sự xấu.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Bây giờ tôi đã minh bạch Pháp lý. Điều mà quản lý cửa hàng chúng tôi bảo chúng tôi làm là không đúng. Là một học viên Đại Pháp, tôi nên chiểu theo yêu cầu của Sư phụ. Tôi nên đối xử tốt với những nhân viên đến mượn đồ và giúp họ. Khi họ đến mượn, tôi nên nói một cách tử tế: “Bạn xem có món nào giảm giá mà dùng được không? Nếu không, đừng lo, có thể lần sau lấy cũng được.” Tôi sẽ không khiến họ cảm thấy khó xử. Theo thời gian, chúng tôi ngày càng ít mâu thuẫn hơn. Người nhân viên trẻ cũng đã mỉm cười với tôi. Tôi cũng ngộ ra được Pháp lý mà trước đây tôi không nhận thức được.

Tu Nhẫn

Khi được thả ra khỏi nhà tù, tôi rất yếu. Tôi đã phải dừng lại và nghỉ ngơi sau khi đi bộ có 200 mét. Sau khi ngồi đả tọa, tôi phải mất một lúc mới có thể đứng dậy. Bạn tôi nói rằng làm việc trong siêu thị không vất vả, tôi chỉ phải làm công việc xếp hàng hóa lên kệ. Những gì cô ấy nói là không đúng sự thật. Mỗi sáng tôi phải vận chuyển 20 hoặc 30 giỏ rau củ cộng với một lượng lớn trái cây. Tôi đã phải làm việc 8 hoặc 9 giờ đồng hồ một ngày mà không nghỉ ngơi. Không có thời gian nghỉ cho tôi. Khi bắt đầu, tôi cảm thấy kiệt sức, và tất cả xương khớp của tôi như sắp gãy. Tôi cũng phải đi bộ đến bến xe buýt. Mỗi bước chân đều rất đau. Nhưng khi tôi ngồi song bàn học Pháp vào ban đêm, tôi cảm thấy thoải mái và không bị đau.

Sau đó, tôi học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, trong bữa trưa và khi tôi đi bộ từ siêu thị đến trạm xe buýt. Khi học thuộc Pháp nhiều hơn, tôi hiểu các Pháp lý tốt hơn. Tôi cũng không cảm thấy khó chịu nữa.

Tại siêu thị của tôi, những nhân viên mới thường bị đổ lỗi nếu có bất kỳ sai sót nào, ngay cả khi đó không phải lỗi của họ. Tôi sẽ mua rau để mang về nhà sau giờ làm việc. Một nhân viên thu ngân thường mắc lỗi khi tính tiền cho tôi. Cô ấy đổ lỗi cho tôi vì sai sót của cô ấy. Một ngày, cô ấy thực sự đã tấn công tôi. Tôi rất khó chịu. Tôi muốn khiếu nại cô ấy. Nhưng niệm đầu sau đó thì tôi nhớ là Sư phụ nhắc chúng ta hướng nội khi đối diện với mâu thuẫn. Tôi bắt đầu tìm vấn đề của chính mình và nhận ra rằng quan niệm của tôi không đúng – tôi xem mình là khách hàng. Thực ra tôi là học viên Pháp Luân Đại Pháp và tôi phải tu nhẫn. Tôi cảm thấy khó chịu khi cô ấy chửi bới tôi. Không phải cô ấy đang giúp tôi loại bỏ những thứ vật chất xấu sao? Tôi nên cảm ơn cô ấy. Ngay sau khi nhận ra điều đó, tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Sau đó, tôi đã gặp những tình huống tương tự một vài lần. Đôi khi tôi vượt qua được đôi khi không. Tôi biết rằng mình tu không vững phương diện này. Tôi phải đề cao tâm tính.

Thông qua 10 tháng làm việc tại siêu thị, tôi nhận ra rằng người ta có tiền hay không không phải do bản thân làm việc chăm chỉ mà có, mà là do Thần an bài. Nếu tâm bạn chính, Thần sẽ an bài mọi việc để bạn có tiền. Ngày nay, các tiêu chuẩn đạo đức đã suy đồi, người ta cho rằng kinh doanh là để kiếm tiền. Điều đó thực ra không đúng, kinh doanh trên cơ điểm là để giúp người khác chứ không phải vì lợi ích cá nhân. Các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp trong mọi giai tầng xã hội. Chúng ta quan tâm đến người khác. Thông qua công việc của mình, chúng ta làm phong phú thêm cho cuộc sống của mọi người và mang lại lợi ích cho họ. Trong suốt quá trình đó, chúng ta tu tâm và đề cao bản thân khi bước trên con đường trở về với chân ngã của mình.

Đây là nhận thức tại tầng thứ của tôi. Nếu có điểm nào không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/23/439222.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/29/199704.html

Đăng ngày 05-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share