Bài viết của Thanh Lan, học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-02-2022] Chồng tôi là giáo viên chủ nhiệm ở một trường trung học của địa phương. Ngày nay, ngay cả trường học cũng tham nhũng. Tôi khuyến khích chồng tôi dùng các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp để duy trì sự thuần khiết và ngay chính trong thế giới hỗn loạn này.

Nhiều học sinh và phụ huynh tham khảo ý kiến của chồng tôi để lựa chọn trường đại học phù hợp dựa trên điểm số bài kiểm tra đầu vào. Chồng tôi chào đón tất cả mọi người và chân thành giúp đỡ họ.

Anh ấy từ chối tất cả những “hồng bao” (phong bì hối lộ) mà phụ huynh cố gắng đưa cho mình. Thay vào đó, chồng tôi nói với họ rằng anh ấy rất vui khi giúp đỡ họ. Một số học sinh đã được nhận vào những trường đại học mà họ chọn và chuyển tiền thông qua WeChat để cảm ơn anh ấy. Anh cho tôi xem số tiền mình nhận được và hỏi tôi rằng liệu có thể nhận chúng không.

Tôi mỉm cười và nói: “Không, anh đừng nhận chúng. Số tiền này đối với gia đình các em ấy là không dễ dàng gì. Chúng ta nên quan tâm đến họ. Hơn nữa, anh sẽ mất đức nếu số tiền ấy không thuộc về anh. Anh làm việc chăm chỉ nhưng lại từ chối nhận thêm tiền, chẳng phải anh đang tích đức sao?” Tôi đọc lại bài giảng “Giàu mà có đức” của Sư phụ và nói: “Mặc dù chúng ta không giàu có, chúng ta cũng không nghèo. Chúng ta có cần số tiền này không? Không phải sẽ tốt hơn nếu chúng ta tích đức, gia đình khỏe mạnh hơn, con trai xuất sắc và thành công hơn? Việc ấy chẳng phải là tốt hơn sao?” Chồng tôi vui vẻ và nói: “Được, tôi sẽ nghe mình.” Tôi nói: “Đây là lý trên thiên thượng.” Chồng tôi không tham lam và cân nhắc mọi thứ từ vị trí của học sinh. Anh ấy giúp đỡ tất cả học sinh một cách vô điều kiện.

Chồng tôi giảng dạy tốt và đối xử với học sinh một cách thân thiện. Tất cả học sinh đều nói anh ấy là một giáo viên giỏi. Mặc dù là khối trưởng nhưng anh ấy rất cởi mở và giúp đỡ những giáo viên nào gặp khó khăn.

Nhiều phụ huynh muốn đăng ký cho con họ vào lớp của chồng tôi. Hiệu trưởng nói với anh ấy rằng: “Quá nhiều học sinh muốn học lớp của anh. Tôi rất khó có thể sắp xếp cho các em ấy.”

Con trai tôi vượt qua khảo nghiệm

Con trai và chồng tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhưng họ nhận thức được rằng Đại Pháp là tuyệt vời và đón nhận các nguyên lý của Đại Pháp. Tôi đã giữ một tâm trạng bình hòa khi đối diện với áp lực to lớn từ kỳ thi đại học của con trai tôi.

Sư phụ giảng:

“Trong một không gian đặc thù không có khái niệm thời gian, cuộc đời vị ấy đã đồng thời tồn tại ở đó rồi; có [những người] không chỉ là một đời [đồng thời tồn tại ở đó].”(Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Tôi dẫn dắt cháu bằng những bài giảng của Sư phụ. Tôi nói với cháu hãy nỗ lực hết mình nhưng thuận theo số phận và luôn luôn giữ một thái độ lạc quan. Tôi khuyên cháu đừng đố kỵ với những người khác, thay vào đó, cháu nên chúc mừng thành công của người khác. Cháu đã đọc bài “Giàu mà có đức” của Sư phụ. Cháu nói rằng mình nên chú ý hơn tới đạo đức của bản thân và có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn, từ đó mà các Thần sẽ cấp trí huệ cho cháu. Tuân theo các nguyên lý của Đại Pháp, cháu trở thành một học sinh khỏe mạnh, lạc quan và là học sinh xuất sắc, và đã được nhận vào một trường đại học trọng điểm.

Sau khi tốt nghiệp, cháu giành được giải thưởng danh dự cao nhất. Trong suốt thời gian nghiên cứu thạc sĩ, cháu đạt được rất nhiều thành tựu, được giáo viên hướng dẫn và các bạn học khen ngợi. Nhưng cháu đã không thành công khi ứng tuyển học bổng nghiên cứu tiến sỹ, điều này khiến giáo viên hướng dẫn và các bạn học của cháu bất ngờ. Đó là một đòn mạnh với cháu.

Cháu gọi video cho tôi và phàn nàn về điều đó. Cháu hỏi tôi tìm hiểu xem những ai đã có bình luận không tốt về cháu.

Sau khi nói chuyện với cháu, tôi nhớ lại Pháp của Sư phụ “Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân). Tôi nói với cháu rằng đừng nghĩ không tốt về người khác. Mỗi người nhìn nhận sự việc theo các cách khác nhau từ những quan điểm khác nhau và có thể đi đến những kết luận khác nhau. Tôi bảo cháu hãy bước ra khỏi trạng thái tâm lý này và cố gắng hiểu người khác từ quan điểm của họ. Cháu có thể sẽ tìm thấy miền đất mới.

Cháu ngạc nhiên và nói: “Mẹ ơi, làm thế nào mẹ lại có được cách tư duy như vậy? Đây chính xác là khái niệm liên ngành mà những nhà nghiên cứu như chúng con được đào tạo để có được. Dựa vào trình độ giáo dục của mẹ, làm thế nào mẹ lại có thể có được tư tưởng như vậy?” Tôi mỉm cười: “Con biết là mẹ biết những nguyên lý của thiên thượng mà.”

Tôi nhớ tới nguyên lý của Đại Pháp: “…tốt xấu xuất tự một niệm của người ta.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân). Tôi nói với cháu hãy nhìn nhận người khác bằng thiện tâm và đừng đưa ra quyết định rằng người ấy là tốt hay xấu. Tôi bảo cháu hãy duy trì sự tích cực và loại bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực từ đó mà cháu sẽ có nhiều cơ hội và khả năng hơn để tiến về phía trước. Tôi cũng bảo cháu hãy coi được và mất thật nhẹ nhàng. Tôi nhắc cháu rằng mọi chuyện đều là duyên phận. Cháu đồng ý với tôi và mỉm cười ấm áp.

Chiến tranh trong gia đình được giải quyết

Chồng tôi có bốn anh chị em. Gia đình anh trai của anh ấy thường ở nhà bố mẹ và hai em gái cũng làm như vậy. Gia đình chúng tôi sống xa nhà bố mẹ vì thế không thường xuyên về đây. Nhưng tôi luôn luôn mua quà và bất cứ thứ gì họ cần khi chúng tôi về thăm.

Mẹ chồng tôi bị bệnh do đó tôi đã mua thuốc và thực phẩm hỗ trợ cho bà. Bốn anh chị em thay nhau chăm sóc bà. Hai vợ chồng tôi được yêu cầu chăm sóc mẹ vào mỗi thứ Bảy và Chủ nhật. Tôi cảm thấy không thoải mái bởi vì các anh, chị em đều đã nghỉ hưu và ở nhà cùng với mẹ tôi, nhưng họ lại yêu cầu vợ chồng tôi vẫn còn đang đi làm và sống xa nơi đây phải chăm sóc mẹ vào mỗi cuối tuần.

Bởi vì tôi là một học viên vì thế không có gì tôi gặp phải là ngẫu nhiên cả. Tại sao tôi lại cảm thấy không thoải mái? Tôi hướng nội và nhận ra rằng tôi đã quá chấp trước vào tình. Tôi cảm thấy rằng họ không nên đối xử với chúng tôi như thế. Tôi vứt bỏ chấp trước và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Chồng và tôi chăm sóc mẹ chồng vào mỗi cuối tuần cho đến khi bà qua đời.

Sau đó các anh chị em mắng mỏ chúng tôi và trách móc tôi không có khả năng làm việc gì. Họ nghi ngờ liệu tôi có thể chăm sóc bố chồng tôi đang bị các vấn đề tim mạch và phổi. Em gái chồng tôi nói ngôi nhà mà cha mẹ chồng tôi đã ở nên để lại cho cô ấy. Họ tranh cãi về giấy tờ thừa kế.

Là một học viên, tôi không nên tranh đấu với người thường. Tôi nói với họ rằng tôi sẽ từ bỏ bất kỳ tài sản hay tiền bạc mà chúng tôi được thừa kế. Ngay lập tức họ im lặng. Cháu trai đứng dậy và hỏi rằng ý tôi là thế nào. Tôi khẳng định với cháu rằng tôi sẽ giữ lời hữa. Từ đó, cuộc chiến trong gia đình kết thúc một cách bình yên.

Một năm sau đó cha chồng tôi qua đời. Sau đám tang, chúng tôi rời đi với hai bàn tay trắng. Tôi không có chút oán hận nào đối với anh chị em của chồng tôi. Tôi cảm thấy tiếc cho họ bởi vì họ đã quá mê lạc trong thế giới vật chất này. Điều này cũng nhắc nhở tôi hãy trân quý cơ duyên tu luyện bản thân mình.

Tôi đã trưởng thành trong Đại Pháp. Các thành viên trong gia đình tôi cũng nhận được lợi ích từ Đại Pháp. Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm tạ Pháp Luân Đại Pháp!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/2/437379.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/13/199520.html

Đăng ngày 14-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share