Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-11-2021] Việc trừng phạt những kẻ ngược đãi nhân quyền đã trở thành một sự đồng thuận giữa các quốc gia dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Luật Magnitsky năm 2016, Canada, Anh Quốc, và Liên minh Châu Âu gồm 27 nước thành viên đã ban hành những bộ luật tương tự. Australia và Nhật Bản đang nỗ lực để thông qua những luật của riêng mình.
Theo những bộ luật này, các học viên Pháp Luân Công đã lập các danh sách những thủ phạm tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Hàng năm họ trình nhiều danh sách lên các chính phủ dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm bị nêu tên.
Bản báo cáo này tóm tắt việc bức hại của Lưu Tử Vi, cựu lính canh trại lao động ở tỉnh Hà Bắc, đối với các học viên Pháp Luân Công.
Thông tin về thủ phạm
Họ và tên thủ phạm: Lưu Tử Vi (刘紫薇)
Giới tính: Nữ
Quốc gia: Trung Quốc
Vị trí
Lưu từng là một lính canh ở Trại lao động cưỡng bức Bảo Định từ năm 2001 đến năm 2007, trước khi cô ta được chuyển đến Trại lao động cưỡng bức nữ Thạch Gia Trang (còn được gọi là Trại lao động nữ tỉnh Hà Bắc) vào tháng 7 năm 2007 và được thăng chức lên đội trưởng. Hệ thống trại lao động của Trung Quốc đã bị bãi bỏ vào năm 2013.
Những tội ác chính
Lưu Tử Vi đã trực tiếp tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một số trong những thủ đoạn bức hại mà cô ta sử dụng bao gồm trừng phạt về thể xác, đánh đập, lạm dụng tình dục, còng tay, dùng kim đâm, giật điện bằng dùi cui điện, cấm ngủ, và giật tóc. Việc tra tấn đã khiến cho các học viên trở thành bị thương, bị tàn phế, hoặc thậm chí mất mạng.
Một số trường hợp tử vong
Bà Lý Thụy Anh
Bà Lý Thụy Anh, 54 tuổi, sống ở huyện Đỉnh Hưng, tỉnh Hà Bắc. Bà bị bắt vào năm 2003 vì đi dán những tư liệu thông tin về Pháp Luân Công. Bà sau đó đã phải chịu án 2 năm lao động cưỡng bức ở Trại lao động cưỡng bức thành phố Bảo Định, nơi bà đã từng bị trói trong 4 ngày và sau đó bị còng vào một cái giường trong 4 ngày vào năm 2004. Bà cũng bị cưỡng bức tiêm các loại thuốc không rõ tên, bị bức thực và bị tiêm vào tĩnh mạch.
Miêu tả tra tấn: Trói vào một tấm phản
Trong khi bắt bà truyền dịch qua đường tĩnh mạch, các lính canh đã đánh đập và sốc điện bà. Bà Lý bị tra tấn cho đến suýt mất mạng trong trại lao động, và bà được phóng thích sớm vì lý do y tế vào tháng 9 năm 2004. Vì bà bị thương tổn nghiêm trọng cả về tinh thần và thể xác nên bà đã bị đột quỵ và qua đời vào ngày 19 tháng 12 năm 2005.
Dựng lại cảnh tra tấn: Cho điện giật bằng dùi cui điện
Bà Triệu Dã
Vào ngày 8 tháng 5 năm 2011, bà Triệu Dã, 42 tuổi, bị chuyển từ Trại lao động cưỡng bức Khai Bình đến Trại lao động cưỡng bức nữ Thạch Gia Trang. Bà Triệu đã từ chối lao động cưỡng bức. Nhiều lính canh từ đội 3 sau đó đã tra tấn bà. Họ bắt bà đứng trong xưởng suốt cả ngày cho đến khi mọi người đã làm việc xong, và sau đó bà phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ ở sảnh trong khoảng thời gian 1 tuần.
Từ ngày 15 đến 17 tháng 8 năm 2011, lính canh họ Liễu (không rõ tên) và Lưu Tử Vi đã huy động một số lính canh nam thay phiên nhau đưa những học viên này đến các phòng tối riêng rẽ, cho điện giật họ bằng dùi cui điện và đánh đập họ trong 2 ngày. Họ cắt cánh tay phải của bà Triệu bằng một lưỡi dao bằng kim loại, gây ra vết thương nghiêm trọng và teo cơ ở cánh tay phải của bà. Sự tổn hại này là vĩnh viễn. Do bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, cơ thể bà Triệu bị mất nước và bị ngất xỉu nhiều lần. Có lần, bà bị bất tỉnh trong nhà vệ sinh.
Lưu và những lính canh khác bắt đầu sốc điện bà Triệu bằng dùi cui điện trong một thời gian dài, trước khi đổi sang dùi cui điện ngắn có điện áp cao. Cùng lúc đó bà Triệu cũng bị đánh đập, gây ra những vết thâm tím khắp thân thể bà. Bà Triệu bị Lưu làm cho bị thương nghiêm trọng hai lần. Cánh tay và vai bà trở nên sưng nặng, và bà không thể co các ngón tay bên tay phải hay cử động bàn tay. Trong một thời gian dài, bà không thể tắm rửa bình thường được. Để che giấu tội ác này, các lính canh đã khóa bà Triệu trong một phòng riêng và bắt bà đứng trong sảnh đến tháng 9, khi bà bị sắp xếp lao động không công.
Vào ngày 1 tháng 3 năm 2012, bà Triệu ở trong tình trạng nguy kịch và trại lao động cho phép bà được truyền dịch qua đường tĩnh mạch ở phòng y tế. Ngày 14 tháng 3, gia đình bà Triệu được thông báo đến gặp bà và họ vội đến trại lao động. Lúc đó, bà Triệu đã ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê và không thể tự chăm sóc chính mình. Bà bị sốt thường xuyên hơn 40 độ C và bà chỉ nặng khoảng 27 kg. Trại lao động cuối cùng đã cho phép gia đình bà bảo lãnh cho bà được tại ngoại để điều trị y tế, đẩy gánh nặng sang gia đình bà Triệu. Bà Triệu đã mất không lâu sau khi trở về nhà.
Những trường hợp bị tra tấn
Những trường hợp sau đây đều diễn ra ở Trại lao động cưỡng bức nữ Thạch Gia Trang.
1. Bà Thạch Trấn Lâu
Vào năm 2002, nhiều lính canh, bao gồm Lưu, và các tù nhân đã kéo bà Thạch vào một phòng nhỏ và thay phiên nhau tát bà. Việc đánh đập này chỉ dừng lại sau khi bà Thạch ngã xuống đất. Sau đó, họ trói bà Thạch vào một chiếc ghế tựa bằng kim loại và tiếp tục tát và đánh bà. Họ cũng cho điện giật bà bằng dùi cui điện. Sau đó, họ dán băng dính vào hai bên mắt và miệng của bà Thạch trước khi tiếp tục đánh bà. Sự đau đớn khiến cho bà Thạch giãy giụa và bị lật ghế. Việc tra tấn này kéo dài từ chiều đến 2h sáng, và mặt bà Thạch trở nên biến dạng, sưng và thâm tím.
2. Bà Cao Xuân Liên
Vào ngày 25 tháng 7 năm 2002, bà Cao Xuân Liên từ chối xem những video phỉ báng Pháp Luân Công. Vì thế Lưu kéo bà vào một phòng nhỏ và còng hai tay bà vào một cái ghế tựa. Lính canh Bạch Kiệt cũng ra lệnh cho một người còng cả hai chân bà vào ghế. Trong đêm, các con muỗi đậu khắp người bà Cao. Lưu ra lệnh cho một số phạm nhân bị giam ở đó thay phiên nhau đánh bà. Những tù nhân này túm tóc bà Cao và đập đầu bà vào tường hơn 40 lần. Họ cũng tát vào mặt bà hơn 100 lần và đánh bà vào miệng và hàm. Họ thay nhau đá vào hai chân bà. Lưu đá bà vào bụng. Kết quả là, tóc bà Cao rơi khắp sàn, cả mũi và miệng bà đều chảy máu. Hàm bà bị rạn xương và mặt bà bị sưng và biến dạng. Sau khi bị đánh, đầu bà Cao bị sưng và đau nặng và khi bà đặt đầu lên gối, đầu bà cũng bị đau.
3. Bà Trần Tú Mai
Bà Trần đã ba lần bị đưa vào trại lao động cưỡng bức vì kiên định với tín ngưỡng của mình vào Pháp Luân Công. Bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Bảo Định trong 2 lần đầu và lần thứ 3 là vào Trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 2002, các lính anh ở Trại lao động cưỡng bức Bảo Định đã lục soát đồ dùng của tất cả mọi người và tím thấy một quyển sách Pháp Luân Công thuộc về bà Trần Tú Mai. Bà Trần đã cố giằng lại quyển sách nhưng một lính canh đã lấy quyển sách đi. Lính canh đó và các tù nhân sau đó đã đấm đá bà Trần, và Lưu đã dùng một chiếc giầy đập vào đầu bà Trần khiến cho bà ngất xỉu. Sau đó bà Trần bị khiêng vào một phòng khác và bị trói vào một cái giường. Bà bị tiêm các loại thuốc không rõ tên. Các lính canh, mặc dù không được đào tạo về y tế, đã tùy tiện đâm các mũi tiêm vào hai cánh tay và hai đùi bà, khiến cho bà bị thâm tím. Khi bà giằng co, họ đã đánh bà. Vào thời gian cuối cùng ở trong trại đó, người bà đầy vết thương và bà gầy hốc hác.
Bà Trần được phóng thích trước thời hạn vào ngày 19 tháng 2 năm 2004 khi bà đã ở trên bờ vực của cái chết. Bà lại bị bắt vào năm 2007 và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Bảo Định. Vào tháng 3 năm 2007, các lính canh đã đặt bà nằm trên giường và còng hai tay hai chân bà vào khung giường để tứ chi của bà bị căng ra hết cỡ. Hai cổ tay bà bị phồng rộp và mưng mủ vì bị còng tay cắt vào thịt. Hai bàn tay bà sưng lên như những quả bóng nhỏ. Nhịp tim của bà đập nhanh, bà bị váng đầu và bị mất tập trung. Việc tra tấn này đã kéo dài 18 ngày.
Bà Trần lại bị bắt vào tháng 1 năm 2009 và bị đưa vào Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Hà Bắc. Lính gác Lưu đã xúi giục các tù nhân lấy đi quần áo của bà Trần, bao gồm cả quần áo lót và xé đi. Bà Trần chỉ có thể mặc quần áo mỏng trong gần một tháng trong mùa đông. Vì bà từ chối mặc đồng phục của trại lao động, Lưu đã xúi giục những người khác đánh bà Trần, tát bà, giật tóc bà và đá bà. Sau nửa tiếng đánh đập, họ mở cửa sổ, còng tay bà Trần vào một bộ tản nhiệt, và bắt bà đứng. Bà bị hạn chế sử dụng nhà vệ sinh. Việc tra tấn này kết thúc vào giữa trưa.
Có lần, bà Trần đang ngồi trên giường và bị Lưu giật tóc rất mạnh. Bà Trần kháng cự lại bằng cách bám chặt vào giường. Lưu dùng sức mạnh để lôi bà Trần ra khỏi giường. Tóc bà Trần bị giật ra và bà bị quẳng xuống đất. Sau đó bà bị kéo ra để bị đánh đập trong hơn 1 tiếng đồng hồ cho đến khi mặt bà bị sưng lên và Lưu cũng kiệt sức. Sau đó bà Trần bị còng tay vào một bộ tản nhiệt.
Vào tháng 2 năm 2009, Lưu còng tay bà Trần vào một cái song sắt trong hơn 1 tháng. Trong khoảng thời gian đó, bà Trần không thể đứng thẳng lên hay ngồi xuống, và chỉ được thả ra khi bà cần vào nhà vệ sinh hay lúc ăn. Có hôm, bà chỉ được dùng nhà vệ sinh 2 lần trong ngày, khiến cho bà phải đi tiểu tiện ra quần. Lưu cũng xúi giục các tù nhân khác đánh bà Trần. Việc tra tấn này đã gây ra những cục sưng ở hai chân bà và bà không thể duỗi thẳng vai bên phải. Một tù nhân đã cào mặt bà Trần bằng 10 ngón tay, để lại những mảng sẹo trên mặt bà. Bà Trần cũng bị một tù nhân tát cho đến khi mặt bà bị biến dạng.
Ngày 23 tháng 3 năm 2009, bà Trần bắt đầu tuyệt thực để phản đối việc bức hại mình. Lưu ra lệnh cho các tù nhân sốc bà Trần ở ngực, vùng kín, và mông. Bà bị tát và đá, đầy vết thâm tím trên khắp thân thể bà. Bà đã phải chịu đựng việc tra tấn này hàng ngày. Ngày 23 tháng 4 năm 2009, chồng bà đến trại lao động. Lưu đi ra và bảo chồng bà rằng bà Trần có vấn đề về thần kinh và phủ định việc đánh đập bà Trần.
4. Bà Lý Vân Hà
Vào tháng 9 năm 2004, bà Lý Vân Hà từ chối từ bỏ việc tu luyện Pháp Luân Công của mình khi được đề nghị. Bà đã phải chịu đủ loại tra tấn của các lính canh trại lao động cưỡng bức. Để phản đối việc tra tấn và bức hại này, bà đã tuyệt thực nhiều lần. Khi các lính canh bức thực bà, họ đã kéo căng hai cánh tay bà và còng hai bàn tay bà lên hai bên của khung giường. Có lần bà đề nghị được dùng nhà vệ sinh, và Lưu đã từ chối mở khóa còng tay và thay vào đó đã dùng dùi cui điện để sốc điện bà. Vì bà Lý từ chối tập các bài tập của trại, bà đã bị bắt phải chạy vòng quanh sân và không được phép ngủ. Bà bị đánh đập, bị sốc điện bằng dùi cui điện, bị còng tay khiến cho bà bị nói líu lưỡi và phản ứng chậm.
5. Bà Cao Ngọc Trân
Vào tháng 7 năm 2001, bà Cao Ngọc Trân đang đọc sách Pháp Luân Công thì bà bị các tù nhân đang trực ca phát hiện ra. Họ đã kéo bà vào văn phòng và thẩm vấn bà. Lưu và một lính canh khác xúi giục 2 tù nhân tát vào mặt bà Cao. Việc thẩm vấn vẫn tiếp tục sau khi việc tát dừng lại.
6. Bà Lư Tố Hoa
Vào tháng 7 năm 2008, bà Lư Tố Hoa bị còng tay giữa một bộ tản nhiệt và một cửa sổ bởi 5-6 lính canh, bao gồm Lưu và tù nhân trại lao động tên là Lưu Quyên vì bà bị phát hiện là đang tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Cánh tay của bà Lư bị kéo căng ra hết cỡ. Lính canh Lưu nói: “Đừng để bà ta quá thoải mái. Làm sao để bà ta không thể đứng lên hay ngồi xuống”. Bà Lư phản đối việc ngược đãi này và hô to: “Pháp Luân Đạo Pháp hảo”. Sau đó họ dùng khăn bông và băng dính để bịt kín miệng bà lại. Tiếp đó, lính canh Lưu và tù nhân Lưu đấm bà Lư vào mặt mạnh đến mức bà không thể nhìn rõ trong 6-7 ngày sau đó.
Vào giữa tháng 9, lính canh Lưu lại một lần nữa bắt bà Lư mặc đồng phục của trại. Nếu không, bà sẽ không được dùng nhà vệ sinh. Bà Lư không có lựa chọn nào khác là tuyệt thực để đỡ phải đi vệ sinh. Sau khi việc này kéo dài trong 6 ngày, Lưu đã đánh bà Lư nghiêm trọng đến mức bà bị vô số vết thâm tím và cánh tay trái của bà bị rạn xương. Bà không thể cử động tay trong một thời gian dài.
7. Cô Trương Ngạn Xuân
Cô Trương Ngạn Xuân là một học viên chưa lập gia đình. Vào ngày 19 tháng 9 năm 2008, Lưu bắt cô Trương cắt tóc. Khi cô phản đối, Lưu và những lính canh khác đã lột quần áo của cô Trương và sốc cô bằng dùi cui điện trong 40 phút cho đến khi mặt cô trở nên nhợt nhạt và thân thể cô run lên. Để che giấu những hành động tội ác của mình, họ đã giam cô Trương vào một xà-lim riêng và còng tay cô vào bộ tản nhiệt, bắt cô ngồi trong một tư thế trong 48 giờ đồng hồ. Cô phải ăn và đi vệ sinh trong xà-lim nhỏ đó.
Vào ngày thứ hai, Lưu bắt cô Trương mặc đồng phục của trại. Sau khi lệnh của cô ta bị phớt lờ, Lưu bắt đầu đấm vào mặt cô Trương, vốn đã bị sưng nặng, cho đến khi cô ta kiệt sức. Mặt cô Trương đã bị biến dạng vì sự ngược đãi này. Hơn nữa, Lưu chỉ đạo cho hai tù nhân lột tất cả quần áo của cô Trương để đánh đập và ngược đãi cô. Họ không chỉ giật tóc ra khỏi đầu cô mà còn giật cả lông mu ra. Có lần, Lưu còn dùng một vật sắc bằng kim loại có răng để để đâm thủng hai cánh tay cô Trương, khiến cho thân thể cô bị rất nhiều lỗ nhỏ ở trên những vết sẹo mà cô đã có sau những lần bị sốc điện bằng dùi cui điện. Những vết thương chảy máu mà một cuộn giấy vệ sinh cũng không thể cầm được.
8. Bà Vương Lệ Hà
Bà Vương Lệ Hà bị án 1 năm lao động cưỡng bức trong Trại lao động cưỡng bức nữ Thạch Gia Trang vào ngày 25 tháng 9 năm 2008. Khi các lính canh ra lệnh bắt bà mặc đồng phục của trại, bà đã phản đối. Hai tù nhân lột quần áo của bà, mặc đồng phục lên người bà, và khóa bà trong một phòng bị theo dõi.
Một hôm bà Vương bị phát hiện là đang tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Lưu và một lính canh khác liền bắt đưa bà vào một phòng bí mật, đóng các rèm che cửa, và đánh đập bà tàn bạo. Sau khi bà Vương ngã xuống, Lưu dùng một tay túm tóc giật bà lên và tay kia cô ta cầm một chiếc giầy đập vào đầu và mặt bà. Một lính canh khác dùng dùi cui điện sốc bà Vương ở bộ phận sinh dục, ngực và thân thể. Họ không dừng cho đến khi kiệt sức vì đánh đập bà.
Mặt bà Vương dính đầy máu và quần áo bà cũng đẫm máu. Sợ rằng những người khác có thể nhìn thấy, Lưu đã thay quần áo của bà Vương để che giấu những gì mà họ đã làm với bà. Bà Vương sau đó bị khóa vào trong một phòng bị theo dõi. Bàn tay phải của bà bị còng vào thanh chắn trên của giường và bà không thể ngủ trong 2 ngày đêm. Bà vẫn bị còng tay ngay cả khi bà phải đi vào nhà vệ sinh. Sau đó, còng tay được mở vào ban đêm khi bà ngủ. Bà bị kiểm soát như thế trong khoảng 1 tháng.
Bất cứ khi nào bà luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công là Lưu lại dùng một cái giầy đánh và tát vào đầu và mặt bà. Bà Vương thường xuyên bị đánh đập cho đến khi mặt bà bị sưng đến nỗi bà không thể mở mắt, và tóc của bà đã bị giật ra từng mảng.
Có một lần khi bà Vương từ chối làm công việc lao động cưỡng bức, Lưu và tù nhân Chu Lệ Anh đã lột áo bông của bà ra và cầm một cái giầy quật vào lưng bà. Lưng bà Vương trở nên tím đen và sau đó bà bị khóa trong một xà-lim nhỏ suốt cả đêm. Lưu ra lệnh cho 2 tù nhân theo dõi bà. Bà không được cấp đủ đồ ăn, chỉ được một cái bánh bao và hai cốc nước mỗi ngày. Bà chỉ được dùng phòng vệ sinh 2 lần mỗi ngày. Để phản đối việc bức hại này, bà Vương bắt đầu tuyệt thực và sau đó đã bị bức thực. Trước kia nặng hơn 70 kg, sau đó bà chỉ còn nặng chưa đến 35 kg. Bà được phóng thích sau khi đã ở bên bờ vực của cái chết.
9. Bà Lưu Bỉnh Lan và bà Lưu Li
Vào tháng 11 năm 2008, bà Lưu Bỉnh Lan và bà Lưu Li bị biệt giam trong những khoảng thời gian dài bởi vì họ từ chối lao động cưỡng bức. Họ bị còng tay vào một cái giường và bị đánh đập bởi lính canh Lưu và các tù nhân. Họ không được phép sử dụng phòng vệ sinh và phải đi tiểu tiện ra quần. Việc tra tấn này kéo dài nửa tháng. Họ không thể cử động hai cánh tay khi họ được thả ra khỏi những xà-lim biệt giam đó.
Từ ngày 3 đến ngày 12 tháng 11 năm 2008, lính canh Lưu còng tay bà Lưu Li vào một cửa sổ và bộ tản nhiệt. Sau đó, Lưu sốc bà Lưu Li ở hai đầu vú và đầu cho đến khi mặt và mũi bà bị gãy, và máu chảy xuống bụng và và xuống đất. Việc đánh đập và tra tấn này đã khiến cho bà Lưu Li mất thính giác, bị chảy nước mắt, mờ mắt, đau đầu, sưng mặt, sưng hai bàn tay và hai chân, cảm thấy lạnh ở bên trái của thân thể, chuột rút ở hai bàn tay, và khó thở. Vì bà không được chăm sóc y tế chút nào nên những vết thương đó đã để lại sẹo vĩnh viễn trên nửa trái của khuôn mặt bà.
15 ngày sau đó, cả hai học viên cùng bị đấm đá và sốc khi họ từ chối giặt vải trải giường cho Lưu.
10. Bà Phùng Tiểu Mai
Bắt đầu vào tháng 5 năm 2009, Lưu ra lệnh cho các tù nhân cấm bà Phùng Tiểu Mai ngủ và bắt bà đứng suốt cả đêm. Các tù nhân bắt bà ngồi kiết già trong nhiều giờ mỗi lần, và sau đó họ giẫm đạp lên hai đùi, đầu gối và mắt cá chân của bà. Bà Phùng khóc vì đau đớn. Bà Phùng không thể đi lại vì hai chân bà đã bị sưng nặng do bị tra tấn theo cách này. Lưu tiếp tục bắt bà đứng cả đêm không được ngủ và không được sử dụng phòng vệ sinh. Bà đã bị đi ngoài ra máu nặng sau khi bị ngược đãi lâu ngày như vậy.
Lưu bảo bà, “Tao không muốn mày chết, tao chỉ muốn mày đau khổ”. Lưu không cho gia đình bà vào thăm và không cho bà tắm. Do bị ngược đãi về mặt thể xác, bà đi đại tiện ra máu trong hơn 1 năm và sức khoẻ của bà ngày càng yếu. Tuy nhiên, bà vẫn bị bắt phải gập 500 cái phong bì mỗi ngày. Nếu bà không làm xong, bà và cả nhóm của bà cùng bị bắt đứng.
11. Cô Vương Hải Húc
Cô Vương Hải Húc là một học viên chưa lập gia đình. Lưu lột quần áo của cô Vương và xúi giục các tù nhân khác đánh đập cô và vặn hai cánh tay và hai chân cô. Lưu cũng xúi giục những tù nhân khác tấn công tình dục cô Vương, và gọi một lính canh nam đến và khóa cô Vương với lính canh nam đó trong một phòng nhỏ.
12. Bà Trần Kiến Hoa
Bà Trần Kiến Hoa ở thành phố Thạch Gia Trang thường bị đánh đập bởi các quản giáo ở trại lao động. Hai quản giáo đưa bà vào một phòng tắm và dùng một bàn chải đánh răng để chà xát vào vùng kín của bà. Việc này diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009.
13. Bà Tạ Thúy Hà và bà La Mỹ Linh
Lưu gọi bà Tạ Thúy Hà và bà La Mỹ Linh đến phòng cô ta khi cả hai học viên này từ chối tham gia tập các bài tập của trại tù. Lưu túm tóc bà Tạ và đập đầu bà vào tường. Sau đó, cô ta tát bà La, sốc bà bằng dùi cui điện và đá vào bụng bà, khiến cho bà bị mất kiểm soát nước tiểu ngay tại chỗ.
14. Bà Phùng Thụy Tuyết
Vào ngày 15 tháng 8 năm 2011, Lưu và một số lính canh gọi bà Phùng Thụy Tuyết và 4 học viên khác và đưa họ vào một phòng riêng. Họ bị sốc bằng dùi cui điện trong hơn 40 phút, trong khi bị hỏi là họ có đồng ý lao động cưỡng bức và hát các bài hát ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc hay không. Các học viên từ chối. Bà Phùng, một giáo sư đại học, bị sốc điện và đánh đập, khiến cho mặt, hai chân, hai cánh tay và hai bàn chân của bà bị đầy những vết rộp đen. Bà lại bị Lưu sốc điện và đánh đập vào chiều hôm đó.
15. Bị phạt vì sở hữu các cuốn sách Pháp Luân Công
Vào ngày 16 tháng 11 năm 2008, Lưu bảo tất cả các học viên Pháp Luân Công tập trung ở sảnh sau khi ăn trưa trong khi cô ta cử một người lục soát giường của từng học viên để tìm sách Pháp Luân Công. Khi họ không thể tìm thấy sách, họ ra lệnh cho các học viên cởi quần áo ra để họ khám người. Sau khi phát hiện ra các cuốn sách Pháp Luân Công trong một phòng, 10 học viên mỗi người đã bị phạt 50 tệ, trong khi 9 học viên khác mỗi người bị phạt 250 tệ. Các học viên trong một phòng khác mỗi người bị phạt 190 tệ.
16. Bà Trương Tuấn Mai, bà Mạnh Thục Phương và bà Lưu Dược Khôn
Vào ngày 21 tháng 8, Lưu lột quần áo của bà Trương Tuấn Mai, bà Mạnh Thục Phương và bà Lưu Dược Khôn. Quần áo lót của họ cũng bị cắt và họ bị bắt đứng không mặc quần áo trong một thời gian dài. Ngày hôm sau, Lưu lại đánh đập những học viên này, từng người một, và rất nhiều tóc của họ bị giật ra. Những học viên này bị đánh đập nghiêm trọng đến mức họ bị các vết thâm tím trên khắp mặt và họ chỉ có thể hơi mở được mắt ra.
Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/22/433865.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/1/198789.html
Đăng ngày 11-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.