Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Thụy Sỹ
[MINH HUỆ 15-12-2021] Xin kính chào Sư phụ và các bạn đồng tu.
Nhớ lại 71 năm qua, tôi nhận ra rằng mọi thứ trong cuộc sống của tôi đều được Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, an bài cẩn thận. Những thăng trầm là để chuẩn bị cho quá trình tu luyện của tôi sau này. Tất nhiên, tôi không hiểu tu luyện là gì vào thời điểm đó, vì hầu như không có bất kỳ thông tin nào về tu luyện trong sách vở phương Tây.
Năm 16 tuổi, tôi hẹn hò với người bạn trai đầu tiên của mình, cũng là một sinh viên. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ những lời của anh ấy, “Nếu chúng ta trở thành bạn bè, em cần nói chuyện nhiều hơn.” Kể từ đó, tôi từ bỏ thế giới cô độc yêu quý của mình và hòa vào dòng đời-rơi vào thùng thuốc nhuộm của xã hội người thường. Tuy nhiên, trôi theo dòng đời, tôi liên tục gặp phải những trải nghiệm kỳ lạ không thể hiểu được. Ví dụ, khi ở Châu Á, tôi đã bị thu hút bởi những bức tượng Phật giáo. Những hình ảnh gặp gỡ với các nhà sư cứ lướt qua tâm trí tôi. Tôi muốn sống trong những ngôi đền và tu viện Miến Điện.
Khi tìm kiếm phương pháp chữa trị căn bệnh mãn tính trong suốt 7 năm qua, tôi đã được giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cũng đã có trải nghiệm như những học viên ở Trung Quốc. Tôi đã khỏi bệnh trong vòng 10 ngày sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Tất cả chúng ta đều là những người tu luyện.
Sư phụ giảng,
“Chúng ta biết đó, đều đang giảng tu luyện, tu luyện. ‘Tu luyện’ là gì? Thực ra không có bao nhiêu người thật sự minh bạch hàm nghĩa chân chính của nó. Tu luyện ấy, chính là ‘thành tựu sinh mệnh’.” (“Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018.”)
Lúc này tôi cảm thấy rằng Sư phụ muốn tôi nhanh chóng nâng cao trạng thái tu luyện của mình. Tôi đang được khảo nghiệm xem đã tu luyện vững chắc chưa. Chỗ nào tôi vẫn còn sơ hở với những quan niệm người thường và tâm chấp trước. Tôi có thể nhìn những khó khăn với một tâm trí nhẹ nhàng hơn bao giờ hết không? Liệu tôi có thể cười xòa khi phát hiện ra những lỗi lầm của mình, giải quyết những vấn đề đã khiến tôi tức giận nhiều tháng trước không?
Liệu tôi thậm chí có thể cười xòa khi nhận ra mình đã mắc sai lầm không? Tôi học được rằng tính kiên nhẫn, khoan dung, nhẫn nại và lòng trắc ẩn của chúng ta luôn thay đổi. Không chỉ vậy, nó cần phải tiếp tục cải thiện để cuối cùng được hoàn thiện. Chúng ta được Sư phụ rèn giũa, để có thể trợ Sư Chính Pháp. Đây thường là một quá trình đầy đau đớn. Tuy nhiên, sau mỗi lần vật vã tiêu nghiệp, bản ngã của tôi sẽ thu hẹp một chút và tôi trở nên khiêm tốn hơn.
Một bài chia sẻ gần đây trên trang Minh Huệ, một lần nữa cho tôi hiểu sâu sắc hơn về tu luyện. Tác giả giải thích rằng chúng ta đã được Sư phụ chọn từ lâu. Trong suốt lịch sử, chúng ta đã tích được đại đức để chuẩn bị cho vai trò của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện tiên quyết đối với chúng ta. Có phải là một đệ tử Đại Pháp chân chính hay không là tùy thuộc vào sự tu luyện của chính mình. Lấy ví dụ: “Chăm chỉ học tập cho phép chúng ta trúng tuyển vào trường đại học. Tuy nhiên, để tốt nghiệp phụ thuộc vào cam kết nỗ lực, hiệu suất, thành tích và sự đề cao tâm tính của mỗi người.
Sư phụ giảng,
“Tuy vậy, dù khó thế nào, chư vị tới [thế gian] là vì việc này. Dù khó ra sao, sinh mệnh chư vị chính là vì việc này mà thành tựu. Tất cả các đệ tử Đại Pháp, đều không quy về Tam giới quản. Từ ngày bản thân chư vị phát tâm muốn tu luyện trở đi, chư vị đã [được] xóa tên khỏi địa ngục rồi“ (“Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018.”)
Những điều trên đã giúp tôi hiểu rõ hơn mong muốn của Sư phụ.
Chịu trách nhiệm với môi trường xung quanh chúng ta
Sư phụ giảng rằng mỗi học viên Pháp Luân Đại Pháp chịu trách nhiệm một khu vực cụ thể. Kể từ khi chuyển đến một ngôi nhà 12 căn hộ xinh đẹp, tôi nhận thấy mọi người đang để ý tôi từng chút. Ví dụ, họ quan sát khi tôi mang thùng đựng rác của mọi người ra lề đường, khi tôi dọn lá xung quanh nhà để xe và mang ra đường cho chủ nhà của chúng tôi, khi tôi dọn dẹp ghế trong khu vườn chung của chúng tôi hoặc khi tôi mang quầy thông tin của mình vào xe.
Lúc đầu, tôi hơi khó chịu với tất cả những lần chạm mặt và những câu hỏi này. Sau khi hướng nội, tôi nhận ra mình thật ích kỷ. Tôi muốn được ở một mình và giải quyết mọi việc sao cho thuận tiện cho bản thân. Vì vậy, tôi tận dụng mọi cuộc gặp gỡ trong nhà, ngoài vườn, hoặc trong phòng giặt để nói vài lời với hàng xóm của mình, quan tâm đến những vấn đề và lo lắng của họ. Do đó, một số người đã hiểu rõ về tình hình hiện tại, đặc biệt là những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, bao gồm cả truyền thống và tầm quan trọng của việc giúp đỡ lẫn nhau.
Một người hàng xóm đã đề nghị bỏ đi nhiều quảng cáo trong hộp thư của chúng tôi. Một người hàng xóm khác, lẳng lặng vứt các hộp các tông của mọi người hoặc thậm chí các vật dụng cồng kềnh mà không phàn nàn. Hoặc, một số giúp tôi đặt quầy thông tin vào xe hơi, trong khi những người khác mang những hộp nặng chứa tài liệu đến căn hộ của tôi.
Vào dịp Tết Nguyên Đán năm nay, một người hàng xóm đã chúc tất cả người dân một “Tết Nguyên Đán vui vẻ” và đặt một chiếc bát thủy tinh lớn đựng các món đặc sản ăn vặt của Trung Quốc lên bàn ăn ở tiền sảnh. Khi biết điều này, tôi cảm thấy hơi xấu hổ. Tuy nhiên, sau đó tôi đã tận dụng tình huống này và đặt một hộp hoa sen bên cạnh. Tôi cũng đến thăm từng người thuê nhà và tặng cho họ tài liệu thông tin về Pháp Luân Đại Pháp. Điều này dẫn đến nhiều cuộc trò chuyện tốt đẹp và làm cho người thuê nhà hiểu sâu sắc hơn chân tướng. Bất chấp các biện pháp phòng dịch, mọi người trong nhà của chúng tôi vẫn cởi mở, thân thiện và đối xử tốt với nhau.
Giảng chân tướng tại các hoạt động lớn
Trong những tháng cuối cùng này, các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp phòng dịch Covid-19 đã liên tục được tổ chức ở nhiều thành phố trên khắp Thụy Sỹ. Những hoạt động này thường diễn ra tại các quảng trường hoặc khu vực rộng lớn, và thường có từ 3.000 đến 8.000 người tham gia.
Một học viên giúp chúng tôi theo dõi lịch các ngày biểu tình. Có sẵn các kiến nghị kêu gọi kết thúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một số học viên đã hòa vào những đám đông này và có những cuộc trò chuyện giảng chân tướng cho mọi người rất tốt. Trong cuộc biểu tình cuối cùng ở miền Trung Thụy Sỹ, chúng tôi chứng kiến một số lượng lớn đã ký vào bản thỉnh nguyện, được nghe chân tướng đầy đủ về Pháp Luân Đại Pháp và những tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra. Nhiều người trong số đó đã truy cập trang web của các kênh truyền thông độc lập của chúng tôi. Nhóm người này rất cởi mở và chấp nhận thông tin truyền thông của chúng tôi trong các cuộc biểu tình vừa qua.
Ở cuộc biểu tình đầu tiên, với những chấp trước của mình, tôi cảm thấy khó khăn khi thực hiện những gì phải làm. Tôi cảm thấy xấu hổ khi nói chuyện với những người đang chăm chú nghe diễn giả trên sân khấu. Khá nản lòng, tôi đứng giữa 8.000 người biểu tình tự hỏi: “Mình sẽ giảng chân tướng cho mọi người tại cuộc biểu tình này như thế nào đây. Sau đó, tôi nhớ rằng các học viên Trung Quốc thường nói về việc xin Sư phụ gia trì cho họ. Tôi làm giống vậy. Như thể bằng một lực nhẹ nhàng, tôi được nhấc lên khỏi bức tường nhỏ mà tôi đang ngồi, rồi nói ba tiếng đồng hồ với những người đang đứng hoặc ngồi cách xa đám đông một chút. Mọi thứ dường như vô cùng dễ dàng. Với sự gia trì của Sư phụ, nhiều người đã ký vào bản kiến nghị “Kết thúc ĐCSTQ”.
Đôi khi tôi cảm thấy thật khó khăn khi muốn đánh thức lương tâm của mọi người ở một địa điểm mới. Dù ở tại một quầy thông tin, một cuộc mít tinh hay một cuộc biểu tình, cũng vậy. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó cho đến khi tôi được học Pháp của Sư phụ.
Sư phụ giảng,
“Bất kể những thứ loại gì có thể lập chỗ đứng trên thế gian này, có thể đứng vững, có thể thành lập lên được, đều ắt phải có một nguyên nhân quan trọng, chính là nó ắt phải hình thành một trường trong không gian này, mà cái trường này là tồn tại vật chất.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu (1998)”)
Kể từ đó, tôi nhận ra rằng trước khi giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, nên tạo ra một trường vật chất bằng cách sử dụng những suy nghĩ chân thành của mình, để có thể cứu độ chúng sinh hữu hiệu hơn.
Nhận thức về tình huống này cũng giúp lý giải về tình trạng thực sự tại các quầy thông tin của chúng tôi, nơi chúng tôi hoạt động liên tục ở Thụy Sỹ-trong suốt thời gian xảy ra đại dịch.
Học hỏi từ các bài viết chia sẻ kinh nghiệm được đăng trên trang web Minh Huệ, tôi trân trọng cơ hội được tham gia vào các hạng mục của Đại Pháp suốt cả ngày. Quan trọng nhất, tôi học được rất nhiều điều từ những bài chia sẻ kinh nghiệm do các học viên khác trình bày. Tôi cũng hiểu rằng Sư phụ khiến tôi chú ý đến những bài chia sẻ chỉ ra sơ hở của tôi. Ví dụ khi tôi chểnh mảng luyện công. Sau đó, tôi chắc chắn sẽ đọc được một bài chia sẻ về vấn đề đó.
Vào những lúc tôi không tập trung khi học Pháp, điều gì đó sẽ hướng sự chú ý của tôi đến vấn đề này-nghĩa là tôi bắt gặp những trải nghiệm tương ứng của các học viên khác. Khi đọc phần trích dẫn Pháp của Sư phụ, đôi khi tôi nhận thấy rằng mặc dù nội dung không mới đối với tôi, nhưng tôi đã quên mất hoặc không đồng hóa với Pháp lý này.
Mới đây, trong bài viết, một học viên Trung Quốc đã mô tả một cách sinh động cách người chồng phương Tây của cô ấy phơi bày việc cô ấy từng bị truyền bá tư tưởng khi còn là một thành viên của ĐCSTQ. Qua đó, tôi thấy được một số khía cạnh mà mình nhất định cần phải cải thiện trong tu luyện của mình. Ví dụ, tôi có lối ăn như thể điều gì mình cũng biết. Tôi phải tu khẩu. Ý tôi là tôi cần học cách diễn đạt một cách hoa mỹ hơn mà không đổ lỗi hoặc ngấm ngầm chê trách, chẳng hạn như “bạn nên biết điều đó chứ” hoặc “Tôi đã nói với bạn điều đó từ rất lâu rồi.” Hơn nữa, tôi không nên ngắt lời người khác.
Có rất nhiều bài chia sẻ về tâm oán hận. Trong một thời gian dài, tôi đã nghĩ rằng những bài này thực sự không liên quan gì đến mình. Tuy nhiên, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi theo một cách khác. Một lần tôi có một vài cuộc nói chuyện qua điện thoại với một học viên về mâu thuẫn mà cô ấy đang gặp phải với một học viên khác. Sau cuộc nói chuyện qua điện thoại, tôi vào bếp nướng bánh. Ngăn kéo với khay bên dưới lò đã bị kẹt. Bất chấp mọi nỗ lực, tôi không thể mở được ngăn kéo. Ngay cả ngày hôm sau tôi vẫn không thể mở ngăn kéo. Sau đó tôi mới hướng nội. Rõ ràng có một sơ hở trong tu luyện của tôi, nhưng nó ở đâu? Chúng tôi đã nói về những chủ đề nào trong thời gian dài? Đó không phải là tật đố hay sao? Oán hận? Có phải tôi thường không hài lòng với các học viên khác khi họ mắc lỗi hoặc không đặt tâm khi tham gia vào các hạng mục chứng thực Pháp không? Sau đó tôi vào bếp ăn sáng và kéo ngăn tủ ra. Dường như nó chưa bao giờ bị mắc kẹt.
Tôi hiểu rằng mình phải giũ bỏ những tâm oán hận này ở một mức độ sâu sắc hơn. Tuy nhiên, chỉ nhận ra thôi là chưa đủ, những oán hận này phải được loại bỏ triệt để. Tôi bắt đầu phát chính niệm trong một thời gian dài để loại bỏ những vật chất xấu trong không gian của mình. Nếu chúng ta hành xử theo yêu cầu của Sư phụ, và nếu chúng ta chân thành muốn đề cao bản thân, Sư phụ sẽ khích lệ và giúp đỡ chúng ta.
Phơi bày tội ác và thức tỉnh chúng sinh
Sáu hội thảo trên web trực tuyến đã được tổ chức vào tháng 9 này bởi năm tổ chức phi Chính phủ ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Á. Dự án quốc tế này đã cho các học viên chúng tôi một cơ hội duy nhất để nói cho các chuyên gia truyền thông, chính trị gia, luật sư, các chuyên gia y tế khác nhau, đặc biệt là bác sỹ phẫu thuật, bác sỹ cấy ghép và bác sỹ trưởng, về nạn mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công do nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc. Tôi không tham gia vào hạng mục cụ thể này vì tôi cho rằng đây là nhiệm vụ của các học viên đã tham gia vào hạng mục này trong những năm gần đây và quen thuộc với xã hội bên trong Thụy Sỹ.
Ba ngày trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới bắt đầu, cuộc trò chuyện sau khi Học Pháp nhóm đột nhiên đề cập đến hạng mục này. Tôi đã nổi giận, sốc, bối rối và buồn khi điều phối viên của chúng tôi nói với tôi rằng không có học viên nào hỗ trợ anh ấy và điều đó rất khó khăn cho anh ấy, vì nó vượt ra ngoài khả năng tiếng Anh của anh ấy. Vì vậy, tôi hỏi anh ấy tôi có thể giúp được gì. Tôi được biết rằng chưa có ai ngoại trừ các chính trị gia được thông báo về Hội nghị thượng đỉnh thế giới.
Sáng hôm sau, tôi bắt đầu gọi một loạt cuộc điện thoại và tìm kiếm những học viên có thể giúp chúng tôi. Một học viên đồng ý tiếp xúc với giới truyền thông, một học viên khác đang nói chuyện với luật sư, và một học viên đồng ý giúp tôi tìm bác sỹ phẫu thuật trong bệnh viện. Sau đó, một học viên thiết lập một bảng tính Excel để ghi lại thông tin liên lạc của các bác sỹ trong khoảng 5 bang. Tuy nhiên, chúng tôi đã hết thời gian. Có 21 bang ở Thụy Sỹ (vùng nói tiếng Đức). Để gửi e-mail, tôi cần địa chỉ e-mail của bác sỹ. Hai học viên khác đã đồng ý giúp tôi. Từ sáng đến tối, tôi đã gửi email cho từng chuyên gia. Hội nghị thượng đỉnh thế giới đã bắt đầu, nhưng vẫn còn các bang phải được thông báo về Hội nghị thượng đỉnh thế giới.
Buổi tối hôm đó, sự phẫn uất trỗi dậy trong tôi từ phút này sang phút khác. Tôi bất bình với điều phối viên của chúng tôi, người đã nỗ lực quá ít và không đảm bảo rằng những lời mời này có thể được gửi đi đúng hạn. Tôi biết rằng trạng thái của mình không ổn, nhưng tôi không còn bình tĩnh được nữa. Một điều phối viên khác đã cố gắng làm tôi bình tĩnh lại. Chỉ sau đó tôi mới nhận ra trạng thái chán nản của học viên vì anh ta không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ bất kỳ ai. Tôi quyết tâm và kiên quyết nghĩ, “Tôi phải cố gắng hết sức để thông báo cho càng nhiều bác sỹ càng tốt về những tội ác tàn bạo của chế độ Trung Quốc-mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Buổi hội thảo trực tuyến thứ hai đã kết thúc, nhưng tôi vẫn đang soạn bảng tính Excel và gửi email mời. Tôi đưa các liên kết đến các cuộc hội thảo, mặc dù chúng đã diễn ra.
Trong buổi học Pháp sau đó, tôi đã trao đổi quan điểm về vấn đề này với điều phối viên. Chúng tôi đồng ý rằng một hạng mục to lớn như vậy nên được các đồng tu ủng hộ. Sự phẫn uất của tôi chuyển thành sự kính trọng đối với anh ta. Bất chấp những khó khăn đó, anh ấy đã thể hiện rất tốt tâm kiên định, ngoài công việc và gia đình, anh ấy đã phó xuất nhiều cho hạng mục cứu người quan trọng này. Tôi cảm thấy rằng cả hai chúng tôi đều đã đề cao bản thân. Với hội thảo này, hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới đã có thể tìm hiểu về tội ác mà chế độ Cộng sản Trung Quốc đã gây ra và được cứu. Các tài liệu được xuất bản cũng đã cho chúng ta một công cụ giảng chân tướng tốt cho tương lai. Con xin cảm tạ Sư phụ.
Chúng ta có thể nhìn lại con đường tu luyện của mình sau vài tuần hoặc vài tháng, và tự hỏi bản thân, “Chúng ta có phản ứng tốt hơn khi gặp một số tình huống lặp lại nhất định không? Chúng ta vẫn còn những sơ hở nào? Chẳng hạn, chúng ta có làm được việc coi nhẹ sai lầm của những người khác không? Tâm nhẫn của chúng ta có tăng lên không? Thỉnh thoảng chúng ta có luyện công ngoài trời không? Chúng ta có tham gia một cách kiên trì và ổn định vào các nhóm học Pháp tại địa phương không? Chúng ta có duy trì chính niệm và suy nghĩ tích cực của mình ngay cả khi gặp khó khăn không? Chúng ta có thường xuyên nở nụ cười trên môi không? Bằng cách học Pháp tốt và thường xuyên, chúng ta sẽ dần dần đề cao bản thân và tâm tính của mình.
Tôi muốn kết thúc bài chia sẻ kinh nghiệm của mình với lời cảnh tỉnh của Sư phụ:
“Nhất định phải học Pháp cho tốt, đó là bảo đảm căn bản cho sự quy vị của chư vị. (các đệ tử vỗ tay) Đó không phải là điều mà Sư phụ tuỳ tiện nghĩ ra đâu, những gì Sư phụ giảng ra cho chư vị đều là Pháp của vũ trụ. Điều vừa giảng chính là để bảo mọi người rằng, nhất quyết không được lơi là tu luyện, nhất quyết không được lơi là học Pháp, nhất định phải nghiêm chỉnh, trước đây làm chưa tốt, hôm nay Sư phụ lại giảng một lượt nữa cho chư vị rồi, sau khi chư vị trở về thì nhất định phải đọc sách và tu luyện cho nghiêm chỉnh, tư tưởng không được chạy lung tung. (các đệ tử vỗ tay)” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”-Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)
Tôi biết rằng mình phải cố gắng nhiều hơn nữa, để có thể tiếp tục tinh tấn đề cao trên con đường tu luyện của mình. Tôi phải làm những gì Sư phụ yêu cầu ở chúng ta.
Con xin cảm tạ Sư phụ tôn kính, cảm tạ Sư phụ rất nhiều vì sự bảo hộ và lòng từ bi to lớn của Ngài. Cảm ơn các bạn đồng tu.
(Trình bày tại Pháp hội Khu vực nói tiếng Đức-Thụy Sỹ năm 2021)
Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm của tác giả tại trạng thái tu luyện hiện tại của họ nhằm mục đích chia sẻ giữa các học viên để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu.” (“Chân tu” Hồng Ngâm )
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/15/434738.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/24/197124.html
Đăng ngày 09-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.