Bài viết của Như Chi

[MINH HUỆ 28-02-2022] Các nhà khoa học Anh mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu Covid-19 khiến người ta phải ngỡ ngàng. Nghiên cứu này được chính phủ Anh phê duyệt vào tháng 2 năm 2021, được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa Đại học Imperial College London, Nhóm Công tác Đặc biệt về Vắc-xin của Vương quốc Anh, và công ty nghiên cứu lâm sàng hVIVO.

Một nửa số đối tượng phơi nhiễm đã bị lây nhiễm

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã lên kế hoạch tuyển chọn 90 tình nguyện viên khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 30 cố ý tiếp xúc với virus corona, nhằm nghiên cứu quá trình virus xâm nhập vào và ảnh hưởng lên cơ thể con người. Theo kết quả được công bố, chỉ có 36 tình nguyện viên tham gia vào nghiên cứu này, và không ai trong số họ đã được tiêm phòng. Mỗi tình nguyện viên đều được tiêm vào cùng một lượng virus corona ban đầu.

Họ quan sát các triệu chứng trong vòng 42 giờ, và thu được kết quả xét nghiệm dương tính từ một nửa số người tham gia. Nói cách khác, 18 trong số các đối tượng vẫn khỏe mạnh, cho dù đã được tiêm một lượng virus corona.

Phát hiện này khiến các nhà khoa học khó hiểu: làm thế nào để giải thích 18 tình nguyện viên có khả năng kháng lại căn bệnh này ngay cả khi không tiêm phòng? Đương nhiên, hiểu được hiện tượng này sẽ giúp nhiều người sống khỏe mạnh hơn trong đại dịch.

Sống sót qua bệnh dịch

Chúng ta có thể hiểu được khi tìm hiểu một số trường hợp sống sót sau nhiều bệnh dịch trong lịch sử, cho dù tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh. Ví dụ, sau cuộc bức hại các tín đồ Cơ đốc giáo ở La Mã cổ đại, đã xảy ra bốn trận dịch bệnh, cướp đi sinh mạng của tổng cộng 100 triệu người từ năm 541 sau Công nguyên (trận dịch hạch của người Justinian) đến năm 549 sau Công nguyên.

Biên niên sử của Giám mục John của Ephesus, đã ghi lại trực tiếp Bệnh dịch hạch của người Justinian. Evagrius Scholasticus cũng đã ghi lại những báo cáo trực tiếp về bệnh dịch trong Lịch sử Giáo hội. “Một số thiệt mạng chỉ vì sống chung với người bị nhiễm bệnh, có người chỉ vì chạm vào họ, có người là khi vào buồng của họ, có người do thường xuyên lui tới những nơi công cộng. Một số chạy trốn khỏi các thành phố bị nhiễm bệnh đã thoát khỏi bệnh dịch nhưng lại truyền bệnh cho những người khỏe mạnh”, ông viết.

Nhưng bệnh dịch ở mỗi người lại mỗi khác. “Một số hoàn toàn không bị lây nhiễm, mặc dù họ đã tiếp xúc với nhiều người có bệnh, và đã chạm vào nhiều người không chỉ trong lúc họ bị bệnh mà cả khi chết,” ông ghi lại. “Một số người còn muốn chết vì đã mất hết con cái, bằng hữu, vì thế mà cố ý tiếp xúc với người bệnh càng nhiều càng tốt, nhưng lại không bị lây nhiễm; như thể bệnh dịch chống lại ý nguyện của họ.”

Sylvia Goldsholl, một cư dân ở New Jersey, Mỹ, đã sống sót sau bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918 khi mới lên 6 tuổi, và một lần nữa đánh bại Covid-19 khi bà ở tuổi 108. Cả bà và gia đình đều cho rằng bà là người may mắn nhất.

Phần thưởng của người tốt

Những vụ việc tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc cổ đại. Chẳng hạn như nước Tấn có một người tên là Dũ Duyện. Vào một năm, quê ông xảy ra ôn dịch, hai anh trai bị nhiễm bệnh chết, người anh thứ ba cũng đang trong tình trạng thập tử nhất sinh. Khi bệnh dịch trở nên nguy cấp, cha mẹ và các em của Dũ Duyện quyết định di tản để tránh bệnh. Chỉ có Dũ Duyện không chịu nghe theo cha mẹ rời đi, mà quyết định ở lại chăm sóc người anh xấu số. Mấy chục ngày sau, dịch bệnh trong thôn dần dần biến mất, người nhà trở về, thấy người anh đã gần hồi phục, còn Dũ Duyện vẫn khỏe mạnh bình thường.

Học giả Chu Mai Thúc của triều đại nhà Thanh cũng đã ghi lại một trận bệnh dịch trong “Mai Ưu Tập”: “Có nhiều nhà, người chết ngổn ngang đầy nhà, hễ chẳng may tiếp xúc gần với người đã khuất cũng chết. Có thư sinh tên là Vương Ngọc Tích, là học trò của Trần Quân Sơn. Sau khi Trần Quân Sơn nhiễm dịch, cả gia đình năm người của ông đều qua đời, không hàng xóm nào dám dòm ngó đến họ. Vương Ngọc Tích dứt khoát nói: “Làm sao tôi có thể để người nhà thầy ngay cả thi hài cũng không được mai táng đây?” Vương liền đi vào nhà, đặt xác từng người vào quan tài khâm kiệm, cuối cùng phát hiện một cháu bé còn mang tã lót vẫn còn hơi thở. Vương Ngọc Tích bèn đi tìm thầy thuốc và cứu được đứa bé, mà ngay Vương cũng bình an vô sự.

Năm 1835, thời nhà Thanh, ở Hàng Châu (thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay) cũng xảy ra một trận ôn dịch, làm chết rất nhiều người, quan tài trong thị trấn cũng bán hết sạch. Một người họ Kim, vào đêm giao thừa một năm trước, nghe thấy tiếng lũ quỷ bên ngoài cửa, chốc chốc lại nghe thấy tiếng người nói: “Nhà này có tiết phụ.” Ngày hôm sau, mồng 1 Tết mở cửa, thấy trên tường vẽ một vòng tròn đỏ lớn, họ Kim lấy làm kinh ngạc, tưởng đứa trẻ nào nghịch ngợm vẽ ra, nên cũng không nghĩ nhiều. Hè năm đó, khi bệnh dịch bùng phát, hàng xóm không ai sống sót, chỉ có gia đình họ Kim là không việc gì. Lúc ấy, Kim mới nhận ra rằng vòng tròn đỏ hôm giao thừa đó là quỷ thần đánh dấu để phân biệt. Nhà họ Kim có bá mẫu họ Tiền, đã thủ tiết hơn 30 năm rồi.

Ôn dịch có mắt

Những trường hợp trên đây vì sao gặp ôn dịch mà vẫn có thể sống sót? Đó là bởi họ đều dùng thiện lương làm tiêu chuẩn nhân sinh. Như bà Sylvia Goldsholl được hàng xóm nói rằng bí quyết trường thọ của bà là cả đời luôn giúp người làm việc tốt. Còn Dũ Duyện, Vương Ngọc Tích cũng chẳng phải là người lương thiện, chính nghĩa sao? Mà hiếu phụ thủ tiết xưa nay đều được khiến quỷ thần kính nể. Những ví dụ về “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” (Đạo Trời không kể quen biết, mà phù trợ cho người thiện) như vậy, trong các ghi chép nội ngoại cổ kim không thiếu.

Bệnh dịch có mắt, không hề xảy ra ngẫu nhiên, mà đều là nhắm vào một số người nhất định thông qua quỷ bệnh dịch, như được ghi lại trong sử sách Trung Quốc.

Sử tái, triều Nam Tống, có ghi lại câu chuyện ở Nguyên Gia, vào mùa thu năm 428 sau Công nguyên, một bà lão “quần áo bẩn thỉu, mắt không có đồng tử”, đột nhiên xuất hiện trước cửa một số hộ gia đình, rồi biến mất. Trong tháng Ba năm sau, tất cả các gia đình mà bà lão này đến đều chết vì ôn dịch.

“Quái viên” của Tiền Hy Ngôn triều nhà Minh có viết về một gia đình họ Tưởng ở huyện Kinh Sơn (thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay). Một đêm, con trai nhà họ Tưởng bỗng có người dẫn ra ngoài, thấy ngoài cửa có đến mấy trăm đứa trẻ mặc quần áo sặc sỡ các màu.” Anh chưa nhìn rõ thì bọn trẻ đã biến mất, để lại hàng trăm lá cờ nhỏ trên mặt đất. Anh ta kinh hồn bạt vía, ngồi sụp xuống, cúi đầu nhìn đám cờ nhỏ, chỉ thấy mặt trên đều viết bốn chữ “Thiên hạ đại loạn”. Lúc này, mặt trời vừa mọc, mấy trăm cờ nhỏ cũng biến mất không còn dấu vết. Tưởng suy nghĩ nhiều lần cũng không biết lý giải thế nào. Không lâu sau, trong vùng bùng phát một trận dịch hạch, làm chết hơn chục người trong nhà họ Tưởng. Lúc đó, anh con trai mới hiểu ra là quỷ dịch bệnh gây nên.

Con đường tới tương lai

Trong Biên niên sử, John of Ephesus đã kể về Bệnh dịch hạch Justinian như sau:

“Tôi định không viết, trước hết là vì… khi cả thế giới đang chao đảo và sắp tới lúc tan rã, và thời gian của các thế hệ bị rút ngắn lại? Vậy người viết sẽ viết cho ai? Sau đó tôi nghĩ, thông qua các bài viết của chúng ta, chúng ta nên để lại cho những người kế cận và truyền cho họ… có lẽ phần còn lại của thế giới sau chúng ta, họ sẽ sợ hãi và run rẩy vì tai họa khủng khiếp mà chúng ta phải chịu vì những gì đã vi phạm và trở nên khôn ngoan hơn sau khi chịu đựng sự trừng phạt và được cứu rỗi sau cơn thịnh nộ của (Đức Chúa Trời) ở nơi đây và thoát khỏi sự dày vò trong tương lai.”

Đại dịch hiện nay cũng có thể đang trải qua kịch bản tương tự, như nhiều bài viết trên Minh Huệ đã nói, như “Nhìn thấy Ôn Thần…” và “Lại gặp Ôn Thần”.

Ngay từ khi đại dịch mới bùng phát, nhiều người đã chứng kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che đậy sự thật và đánh lừa công chúng, khiến nhiều người gọi chủng virus corona này là virus Trung Cộng. Thực ra, kể từ khi nắm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã gây ra cái chết bất thường của hàng chục triệu người vô tội, hủy hoại văn hóa truyền thống Trung Quốc và chà đạp nhân quyền.

Ngoài ra, ĐCSTQ còn lôi kéo nhiều chính phủ nước ngoài đánh đổi các nguyên tắc để lấy lợi ích vật chất ngắn hạn, đẩy nhiều quốc gia trên thế giới vào con đường bất ổn. Đến nay, đã có hơn 390 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Đây có thể là một chỉ dấu cho nhiều người trên toàn cầu hãy tránh xa ĐCSTQ và quay về với truyền thống để có một tương lai tốt đẹp hơn.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/16/439038.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/28/199350.html

Đăng ngày 02-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share