Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 25-01-2022] Nói về Đại Pháp, có thể dùng rất nhiều câu từ để miêu tả. Nhưng đối với tôi mà nói, có một cụm từ phải lựa chọn đầu tiên chính là “cảm ân”. Tôi kết duyên với Đại Pháp là vào một buổi sáng nọ khi đang nằm trên bàn phẫu thuật.

Năm 1998, tôi tròn 32 tuổi. Có một hôm, giữa đêm tôi đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội, khi vừa vào phòng vệ sinh, tôi đã gục ngã. Người nhà sợ quá, bèn gọi xe taxi đưa tôi đến bệnh viện thành phố. Lúc đó chỉ có y tá trực ban. Y tá nói có lẽ là viêm ruột thừa cấp tính, cần làm phẫu thuật, nhưng phải chờ đến sáng hôm sau bác sỹ vào ca mới được, còn tối nay chỉ có thể dùng biện pháp giảm đau và chống viêm.

Ngày hôm sau, khi trời còn chưa sáng, chị gái nghe nói tôi nhập viện, chị đã bắt xe đến bệnh viện thăm tôi, chị nói: “Rất nhiều người chị quen biết đều luyện Pháp Luân Công và bệnh đã khỏi. Hiện nay hầu như nhà nào cũng có người luyện Pháp Luân Công, người mắc bệnh ung thư còn khỏi, chút xíu bệnh như em có là gì đâu?” Kỳ thực, ba năm trước chị gái từng khuyên nhủ tôi, vì thân thể của tôi từ bé vốn đã yếu ớt nhiều bệnh.

Lúc ấy tôi nghĩ: “Phải rồi, cứ coi như phẫu thuật có thể chữa khỏi bệnh này, nhưng nếu còn bệnh khác thì biết làm sao? Lại làm phẫu thuật và trị liệu, vậy đến bao giờ mới kết thúc! Hay mình đánh cược thử xem, luyện công thôi!” Chính một niệm bản năng này đã giúp tôi nắm bắt vận may, kết duyên với Đại Pháp.

Lúc này bác sỹ cũng vừa đến, y tá bận rộn chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật. Một khi chính niệm của người ta thăng lên, thì nó sẽ đột nhiên rất mạnh mẽ. Tôi cũng không biết sức mạnh đó đến từ đâu, tôi lập tức bước ra khỏi giường, dù ai nói gì tôi cũng không làm phẫu thuật. Bệnh viện bắt tôi ký tên, bảo tôi tự chịu trách nhiệm, họ còn cho tôi rất nhiều thuốc tiêm và thuốc uống, đồng thời nhắn tôi đến tái khám định kỳ.

Sau khi trở về từ bệnh viện, tôi ra công viên luyện Pháp Luân Công vào buổi sáng, và đi bệnh viện truyền dịch vào buổi tối, hơn nữa tôi còn phải uống một vốc thuốc. Thời đó ở vùng Đông Bắc, bất kể là sáng, trưa, chiều tối; bất kể là công viên, tiểu khu hay quảng trường; đi đến đâu cũng thấy mọi người luyện Pháp Luân Công. Pháp Luân Công đã được truyền rộng đến hàng chục triệu gia đình, dung nhập vào cuộc sống của vô số người dân.

Tôi vừa mới luyện công, vẫn chưa biết học Pháp là gì. Nhà hàng xóm ở tầng trên là điểm học Pháp, mọi người tìm đến tôi và rủ tôi đi học Pháp. Thông qua học Pháp, tôi mới biết, tu luyện là cải biến nhân thể từ bên trong, thanh trừ toàn bộ những thứ bất hảo, bao gồm cả bệnh tật. Còn chữa trị y học chỉ có thể tạm thời ức chế và chuyển dịch bệnh từ trên bề mặt. Tôi nghĩ: “Thân thể dơ bẩn thế này, mình còn giữ nó làm gì? Mình đánh cược thử xem sao!” Với ý nghĩ thuần phát này, tôi đã bước vào tu luyện, có lẽ nó là một khái niệm “buông bỏ sinh tử”. Hôm đó, tôi đã vứt bỏ toàn bộ thuốc uống và thuốc tiêm.

Chỉ vỏn vẹn có ba tuần, không những triệu chứng viêm ruột thừa đã khỏi, mà các bệnh khác như viêm ruột, viêm dạ dày, viêm khớp, viêm chu vai giày vò tôi trong suốt nhiều năm cũng không cánh mà bay. Không cần tốn tiền, cũng không động đến phẫu thuật, nhưng tôi đã hoàn toàn khỏe mạnh. Chỉ một lựa chọn đã mang đến cho tôi điều may mắn thật lớn lao, hơn nữa quỹ đạo cuộc sống của tôi cũng có biến đổi to lớn.

Không lâu sau, tôi quen biết chồng tôi là người Nhật và chúng tôi đã đăng ký kết hôn. Chồng tôi quay về Nhật làm việc trước, còn tôi ở nhà đợi visa đi Nhật. Thông thường, visa kết hôn định cư khoảng một hai tháng là có, nhưng tôi đợi gần nửa năm vẫn chưa có visa, mọi người xung quanh đều thấy sốt ruột thay tôi.

Nhưng đoạn thời gian này đối với tôi lại đáng trân quý, tôi và đồng tu luyện công ở công viên vào mỗi buổi sáng, ban ngày ai có thời gian sẽ đi hồng Pháp, ban đêm mọi người cùng ngồi lại học Pháp, chia sẻ về cảm thụ và thu hoạch của bản thân. Tuy chỉ có mấy tháng, nhưng đó là quãng thời gian quan trọng nhất và hạnh phúc nhất trong đời tôi. Hoàn cảnh xã hội thời đó tràn đầy thân thiện, đi đến đâu mọi người cũng khiêm nhường lễ độ, đến đâu cũng có thể nhìn thấy người đeo huy hiệu Pháp Luân. Một người thích chưng diện và chỉ đi giày cao gót như tôi, bây giờ mỗi ngày đều mang giày bệt, đeo huy hiệu Pháp Luân trước ngực khiến tôi cảm thấy tự hào, tôi luôn nở nụ cười trên môi, đi đường cả người nhẹ tênh.

Nửa năm sau, tôi đến Nhật Bản. Sau đó, tôi thi lấy bằng lái xe. Chưa đến ba tháng sau, tôi gặp phải trận tuyết rơi đầu tiên. Đường xá ở Nhật rất hẹp, tuyết rơi rất dày, và tôi vẫn chưa thích ứng được. Một buổi sáng nọ, tôi lái xe đi làm, chạy chưa bao xa thì nhìn thấy ở phía trước có người đang cào tuyết, tôi đã thắng gấp, chiếc xe lấn sang phía bên kia đường, rồi va phải một chiếc xe đang chạy ngược chiều. Lúc ấy, cửa xe của tôi bị móp không mở ra được. Bây giờ nghĩ lại tôi cũng không biết sao mình có thể chui ra khỏi xe, chỉ nhớ là lúc đó không cảm thấy sợ hãi chút nào. Khi này, người lái chiếc xe chạy ngược chiều bước xuống xe, đó là một ông lão, đầu xe của ông cũng bị hỏng. Điều may mắn là cả tôi và ông đều không bị thương tích. Tôi biết là Pháp Luân Đại Pháp đã bảo hộ hai chúng tôi.

Tuyết rơi ở phía Bắc Nhật Bản có khi dày đến một hai mét. Có một lần, tôi giúp chồng cào tuyết. Tôi dùng xe cút kít đẩy tuyết ở trong vườn sang ven đường, rồi đổ tuyết vào dòng nước tuyết tan chảy. Khi sắp sửa làm xong, tôi đột nhiên cảm thấy bị chói mắt bởi ánh sáng phản chiếu trên băng tuyết, cho nên tôi đã lấy kính râm trượt tuyết của chồng đeo vào, rồi tiếp tục đẩy tuyết. Ngay lúc tôi nâng cần xe đổ tuyết lên, chiếc xe đột nhiên nghiêng về trước, tay cầm bằng thép đập vào mắt tôi, cũng may là tôi vừa đeo kính râm vào, nên mắt và mặt tôi không bị thương tích gì. Kính râm trượt tuyết khá cứng chắc, nhưng đã bị nứt vỡ. Tôi biết Sư phụ lại bảo hộ mình lần nữa.

Lúc tôi vượt quan về ngôn ngữ, cũng thể hiện ra sự siêu thường của Đại Pháp. Tôi chưa từng học tiếng Nhật. Lúc vừa đến Nhật, do không biết tiếng nên tôi đi làm ở xưởng dệt may hơn nửa năm, rồi sau đó nghỉ việc, ở nhà tự học tiếng Nhật. Thời còn đi học, tôi dốc sức học hành thâu đêm nhưng vẫn không thi đỗ đại học. Sau khi tu luyện, Đại Pháp khai mở trí huệ cho tôi, dù đã trên 30 tuổi nhưng tôi vẫn có thể học thuộc hơn 50 từ vựng mỗi ngày, chưa tới một năm sau, tôi đã lấy bằng 1kyu tiếng Nhật.

Hơn 10 năm sau, có một công ty lớn làm về máy tính của Nhật hợp tác với một tập đoàn lớn của Trung Quốc, bên Trung Quốc phái mấy chục chuyên viên kỹ thuật đến Nhật học hỏi kỹ thuật, họ thông báo tuyển dụng một số nhân viên phiên dịch Trung-Nhật, và tôi đã nộp đơn ứng tuyển. Sau khi nghe thử phần dịch của người có chuyên môn, tôi liền bị mất tự tin. Bởi vì trong đó có khá nhiều thuật ngữ chuyên môn về phương diện điện tử, vật lý và quy trình sản xuất, về cơ bản là tôi không thể dịch được. Khi tôi đề xuất không nhận công việc đó nữa, công ty đã cho tôi mượn một cuốn từ điển phiên dịch thuật ngữ kỹ thuật Trung-Nhật và khuyến khích tôi đọc thử. Sau khi mang cuốn từ điển dày cộp về nhà, tôi cầu xin Sư phụ gia trì. Chưa đến một tuần, về cơ bản tôi đã ghi nhớ những từ vựng liên quan thường hay sử dụng. Nếu không phải Đại Pháp khai mở trí huệ thì bản thân tôi cũng không dám tin, vì suy cho cùng tuổi tác của tôi đã quá trung niên rồi. Sau đó, tôi đã được công ty tuyển dụng, và nhận được đánh giá tích cực cũng như sự tín nhiệm của chuyên viên kỹ thuật từ hai bên công ty phía Trung Quốc và Nhật Bản trong công tác phiên dịch thực tế. Đương nhiên, nó cũng mang lại cho tôi những thụ ích về mặt kinh tế.

Sư phụ giảng:

”… một người luyện công, cả gia đình được lợi ích” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Chồng tôi kể trước đây anh từng mắc bệnh trĩ trong suốt nhiều năm, lúc trầm trọng còn bị chảy máu, nhưng sau khi tôi đến Nhật chưa lâu, bệnh trĩ của anh đã khỏi. Chồng tôi chứng kiến sự siêu thường của Đại Pháp từ trên thân thể tôi, hơn 10 năm trước đã bắt đầu luyện công cùng tôi, anh cũng đọc qua cuốn “Chuyển Pháp Luân” bằng tiếng Nhật một lượt. Mặc dù chỉ dừng lại ở nhận thức về khí công, nhưng anh gần như không còn uống thuốc nữa, thân thể vẫn luôn khỏe mạnh. Tôi sử dụng tiếng Trung dạy anh nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, anh thường nói ba lượt lúc ra khỏi nhà và ba lượt lúc về đến nhà, đôi lúc anh còn mua trái cây dâng lên trước Pháp tượng của Sư phụ.

Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là sự lựa chọn may mắn nhất trong đời tôi. Người thường có câu: “Không thay đổi bản thân thì sẽ không thể thay đổi vận mệnh.” Thế mà, có quá nhiều người thường không thể vứt bỏ lời dối trá lừa gạt, không thể tận mắt đi xem những kỳ tích ở đâu cũng có trong Đại Pháp, họ cũng không thể tận tai đi nghe những câu chuyện chân thật của người tu luyện Đại Pháp. Có nhiều người oán trách số phận bất công, trong lòng gào thét thay đổi vận mệnh. Tuy nhiên, họ lại bị những lời dối trá mê trụ tâm trí, khiến cho mình xa rời khỏi niềm hạnh phúc lớn lao!

Khi quý độc giả có thể lý trí đối diện với Pháp Luân Đại Pháp, các bạn có thể bước vào thế giới của đệ tử Đại Pháp, và thể ngộ được nội hàm cũng như phân lượng của cụm từ “cảm ân”. Lúc ấy, quý độc giả cũng đã nắm được vận may.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/1/25/抓住幸運之手-437219.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/4/199049.html

Đăng ngày 21-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share