Bài của phóng viên Minh Huệ ở ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-12-2021] Gần đây, nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12 (năm 2021), học viên Pháp Luân Công tại 36 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại danh sách mới về những thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Theo đó các học viên yêu cầu chính phủ cấm những thủ phạm và các thành viên gia đình họ nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ ở nước sở tại.

Trong 36 quốc gia này có 5 nước thuộc Liên minh Ngũ Nhãn (Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Australia và New Zealand), 23 nước thuộc Liên minh Châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Czechia, Romania, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Slovenia, Estonia và Malta) và 8 nước khác (Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel và Mexico).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999. Trong cuộc bức hại này, nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết và bị mổ cướp nội tạng. Gần đây, các học viên đã gửi nhiều danh sách những thủ phạm bức hại đến các quốc gia khác nhau, yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền này. Lần đệ trình này đánh dấu lần đầu tiên quốc gia Estonia tham gia vào nỗ lực này.

Trương Quân, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSND tối cao) Trung Quốc có tên trong danh sách thủ phạm bức hại lần này.

Thông tin cá nhân của thủ phạm

Họ và tên: Trương Quân (张军)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Dân tộc: Hán
Ngày tháng năm sinh: Tháng 10 năm 1956
Nơi sinh: Thành phố Bác Hưng, tỉnh Sơn Đông

Chức vụ

1998 – 2000: Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Tòa án Nhân dân Tối cao (TAND tối cao) kiêm Chánh tòa Tòa Hình sự Số 1
2000-2001: Ủy viên Ủy ban Tư pháp của TAND tối cao kiêm Chánh tòa Tòa Hình sự Số 2
2001-2003: Phó Viện trưởng, thành viên Ban Lãnh đạo Đảng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của TAND tối cao
2003-2005: Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên Ban Lãnh đạo Đảng
2005-2012: Phó Chánh án TAND Tối cao, Ủy viên Ủy ban Tư pháp
2012-2017: Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
2017-2018: Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bí thư Ban Lãnh đạo Đảng (tháng 2 năm 2017-tháng 3 năm 2018)
21 tháng 3 năm 2018 – Nay: Bí thư Ban Lãnh đạo Đảng của VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao

Tội ác chủ yếu

Trương Quân đã đảm nhận các chúc vụ quan trọng trong hệ thống tư pháp Trung Quốc trong thời gian dài, bao gồm Phó Chánh án Tòa án Tối cao và Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trong hai nhiệm kỳ đó, ông ta đều trực tiếp tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Trương đã rất tích cực thi hành các chính sách bức hại Pháp Luân Công của Đảng như là một tòng phạm của Giang Trạch Dân. Vào tháng 2 năm 2017, ông ta kế nhiệm Ngô Ái Anh giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Trong thời gian một năm ngắn ngủi Trương Quân làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp (từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018), theo thống kê chưa đầy đủ, ít nhất 10 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết tại các nhà tù khác nhau ở Trung Quốc, bao gồm: Vương Hữu Giang, Nghiêm Hồng Mai, Hồ Hà, Vương Ngạn Thu, Vương Văn Trung, Diệp Quang Bình, Lạc Viễn Phong, Hoắc Nhuận Chi, Canh Nhân Nga, Đổng Vĩnh Huệ. Rất nhiều học viên bị tra tấn đến tàn tật, rối loạn tâm thần, gia đình đổ vỡ, và/hoặc bị buộc chuyển chỗ ở để tránh bị bức hại. Bởi hệ thống nhà tù Trung Quốc thuộc sự quản lý của Bộ Tư pháp, Trương Quân phải chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp trong suốt nhiệm kỳ của ông ta.

Bà Hoắc Nhuận Chi đã bị bắt giữ và kết án phi pháp 3 năm tù tại Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm vào tháng 3 năm 2016. Khi được đưa về nhà bằng xe cứu thương của bệnh viện nhà tù, bà đã rơi vào trạng thái hôn mê, thần trí mơ hồ và thân thể đầy những vết bầm tìm. Bà chịu đựng những cơn đau liên miên, la hét thảm thiết. Bà đã qua đời vào ngày 14 tháng 11 năm 2017 ở tuổi 72.

Bà Nghiêm Hồng Mai ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã bị bức hại đến chết tại Nhà tù Nữ Thành Đô vào ngày 28 tháng 12 năm 2017. Khi nhận được thông báo đến nhà tang lễ, gia đình phát hiện đầu của bà bị quấn gạc. Không lâu sau, nhà tù đã cho hỏa táng thi thể của bà. Tuy nhiên mãi đến khi gia đình nhận tro cốt của bà, họ mới biết về việc hỏa táng này. Ngày 25 tháng 12, tức vài ngày trước khi bà Nghiêm qua đời, gia đình được vào thăm bà. Họ cho biết toàn thân bà lúc đó sưng phù, và họ đã yêu cầu cho bà Nghiêm được tại ngoại để điều trị y tế, nhưng bị bác bỏ. Lãnh đạo nhà tù từ chối thả bà với lý do bà là một “tù nhân chính trị”, điều vốn nghiêm trọng hơn cả tội sát nhân.

Ông Vương Văn Trung ở tỉnh Sơn Đông, đã bị kết án 7,5 năm tù tại Nhà tù Tế Nam. Ngày 12 tháng 1 năm 2018, nhà tù thông báo cho chị gái của ông rằng ông đã chết. Bà vội vã đến nhà tù để xem thi thể lưu tại nhà xác. Từng là một người to cao, giờ ông Vương chỉ còn da bọc xương. Chị gái ông hỏi có phải ông bị bỏ đói cho đến chết hay không, lính canh khẳng định ông bị xuất huyết não. Gia đình không nhận được hồ sơ khám nghiệm tử thi cũng như hồ sơ bệnh án.

Theo lệnh của Trương Quân, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các cơ quan hành chính tư pháp địa phương các cấp và Đoàn Luật sư đã chất vấn, bí mật điều tra và trừng phạt những luật sư nào nhận đại diện bào chữa cho học viên Pháp Luân Công.

Trong chưa đầy một năm, hơn mười luật sư nhân quyền đã bị điều tra và phạt vì những lý do không thể chấp nhận được hoặc bị thu hồi giấy phép hành nghề. Nhiều công ty luật và các luật sư khác cũng bị trả đũa bằng nhiều cách khác nhau, kể cả bị đóng cửa văn phòng.

Sau khi nhậm chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào tháng 3 năm 2018, Trương Quân tiếp tục đẩy mạnh cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc. Ngày 12 tháng 3 năm 2019, tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 13, Trương Quân đã vu khống Pháp Luân Công và ra lệnh cho viện kiểm sát các cấp “tích cực tham gia vào cuộc chiến phản tà giáo”.

Ngày 25 tháng 5 năm 2020, trong báo cáo công tác của mình, Trương Quân đề xuất “kiên quyết trừng trị Pháp Luân Công“. Ông ta đã chỉ đạo cho các viện kiểm sát trên khắp cả nước truy tố và kết án các học viên Pháp Luân Công mà không cần bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Theo đó, nhiều học viên đã bị bắt giữ và kết án tù.

Năm 2018: 931 học viên Pháp Luân Công bị kết án

Theo ghi nhận của Minh Huệ Net, trong số 931 học viên Pháp Luân Công bị kết án trong năm 2018 vì kiên định đức tin của họ, có 95 học viên từ 65 tuổi trở lên; 10 học viên ngoài 70 tuổi bị kết án 7 năm tù; 4 học viên ngoài 80 bị kết án 4 năm tù; 24 học viên bị kết án tù vì đã nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999.

Tòa án đã tiến hành 942 vụ xét xử với số tiền phạt các học viên Pháp Luân Công lên đến 2.463.000 Nhân dân tệ (tương đương với 390.000 USD) và mức án từ 6 tháng đến 14 năm tù giam. Những học viên này đến từ 193 thành phố thuộc 27 tỉnh và khu tự trị.

Năm 2019: 774 học viên Pháp Luân Công bị kết án

Trong năm 2019, ít nhất 774 học viên Pháp Luân Công bị kết án và 309 người trong số họ bị phạt tổng cộng 3.731.000 Nhân dân tệ. Các học viên này đến từ 171 thành phố thuộc 28 tỉnh và khu tự trị. Trong số đó, 137 người từ 65 tuổi trở lên. Ông Trương Tân Vĩ 89 tuổi, người ở thành phố Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên, bị kết án 3 năm tù. Ông Quách Dư Niên, 85 tuổi, người ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, bị kết án 6 năm tù.

Năm 2020: 622 học viên Pháp Luân Công bị kết án

Năm 2020, bất chấp đại dịch virus corona (viêm phổi Vũ Hán) bùng phát tàn phá Trung Quốc, cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công vẫn không suy giảm.

Theo dữ liệu mà Minh Huệ Net thu thập, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, ít nhất 622 học viên Pháp Luân Công đến từ 149 thành phố thuộc 27 tỉnh và khu tự trị bị kết án trong năm, với độ tuổi từ 25 đến 82, trong đó có 114 người từ 65 tuổi trở lên và 11 người ngoài 80 tuổi.

Các án tù có thời hạn từ 3 tháng đến 14 năm, trung bình là 3 năm 4 tháng. Năm học viên bị kết án từ 10 năm trở lên, 40 học viên bị quản chế,18 học viên bị kết án (không rõ thời hạn).

Ngoài ra, 265 học viên bị phạt với số tiền trung bình là 10.522 Nhân dân tệ, tổng cộng lên đến 2.788.234 Nhân dân tệ. Trong đó, ông Trương Lỵ ở tỉnh Giang Tây bị kết án 7,5 tù cùng với 100.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Học viên Hà Bình ở thành phố Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm và Trần Hiếu Bảo ở thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, mỗi người bị kết án 12 năm tù. Học viên Mao Khôn ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên bị kết án 11,5 năm tù. Học viên Vương Mô Liên ở thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc bị kết án 11 năm tù giam.

Tháng 1 đến tháng 6 năm 2021: 674 học viên Pháp Luân Công bị kết án

Trong 6 tháng đầu năm 2021, 674 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã bị kết án vì kiên định đức tin của mình. Họ đến từ 154 thành phố thuộc 26 tỉnh và khu tự trị. Trong số đó, ít nhất 114 người từ 65 tuổi trở lên, 40 người từ 65 đến 70 tuổi, 21 người từ 70 đến 75 tuổi, 16 người trên 80 tuổi và người lớn nhất là 88 tuổi.

Ông Lý Đăng Thần, một giáo viên hưu trí 82 tuổi, người ở thành phố Thâm Châu, tỉnh Hồ Bắc, bị kết án 10 năm tù cùng với 151.700 Nhân dân tệ tiền phạt. Ông Triệu Hồng Chi, 81 tuổi, người ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 4 năm tù cùng 20.000 Nhân dân tệ tiền phạt. Bà Triệu Ngọc Lan, 80 tuổi, người ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 3 năm tù.

Sau đây là một số trường hợp bị bức hại điển hình phản ánh sự tham gia của Trương Quân trong cuộc bức hại Pháp Luân Công kể từ tháng 3 năm 2018.

Các trường hợp tử vong

1. Bà Lý Diễm Thu

Ngày 14 tháng 12 năm 2018, bà Lý Diễm Thu ở tỉnh Liêu Ninh bị bắt giữ vì đã phân phát lịch có thông tin về Pháp Luân Công. Công tố viên đã chuyển hồ sơ của bà tới Tòa án Huyện Thái Hòa. Ngày 21 tháng 1 năm 2019, Tòa án Huyện Thái Hòa đã bí mật xét xử bà ngay tại trại tạm giam. Theo nguồn tin nội bộ, bà Lý có biểu hiện rất yếu trong phiên xét xử. Bà không thể tự đi lại cũng như không thể diễn đạt rõ ràng. Thẩm phán kết án bà 5 năm tù. Ngày 19 tháng 2 năm 2019, cũng là ngày Tết Nguyên Tiêu, bà bị đưa đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh và là ngày cuối cùng của Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc. Ngày 4 tháng 3 năm 2019, bà đã qua đời ở trong nhà tù, hưởng dương 52 tuổi.

2. Bà Hầu Lệ Phượng

Ngày 12 tháng 6 năm 2018, bà Hầu Lệ Phượng, người tỉnh Hắc Long Giang và chồng đã bị cảnh sát Hưng Phương bắt giữ. Bà Hầu bị thẩm vấn tại trại tạm giam. Sau khi bị thẩm vấn, cánh tay bà bị sưng vù và bầm tím. Ngày 5 tháng 9, cảnh sát chuyển hồ sơ của bà tới Tòa án Quận Y Lan và bà đã bị truy tố. Thời gian đó, bà Hầu bắt đầu bị đau bụng dưới dữ dội, chảy máu âm đạo, cẳng chân và bàn chân đều sưng phù. Bà bị ngất xỉu nhiều lần vì đau đớn nhưng không được chăm sóc y tế.

Ngày 26 tháng 9, bà Hầu bị đưa ra xét xử và bị kết án 2 năm tù. Thẩm phán còn đe dọa, uy hiếp bà để bà không thực thi quyền được kháng cáo hợp pháp.

Ngày 1 tháng 3 năm 2019, khi bà được tại ngoại để điều trị y tế thì bà đã hoàn toàn mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Mặc dù vậy, cảnh sát vẫn tiếp tục sách nhiễu bà khiến cho sức khỏe bà bị tàn phá nghiêm trọng. Bà đã qua đời vào ngày 28 tháng 4 năm 2019.

3. Ông Hồ Lâm

Ngày 23 tháng 5 năm 2019, ông Hồ Lâm, một kỹ sư hàng không 47 tuổi, đã bị bắt giữ vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Ông Hồ bị kết án 2 năm tù và qua đời tại Nhà tù Khang Gia Sơn, thành phố Thẩm Dương vào ngày 16 tháng 2 năm 2020. Vì kiên định với đức tin của mình, ông đã liên tục bị sách nhiễu và bị bắt giữ. Ông bị đánh đập, sốc điện, cấm ngủ và bị cưỡng bức lao động khổ sai trong thời gian bị cầm tù.

4. Bà Đinh Quế Anh

Bà Đinh Quế Anh ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị bắt và bị đưa tới Nhà tù Nữ Số 2 Vân Nam. Ngày 10 tháng 7 năm 2020, Tòa án Huyện Ngũ Hoa bí mật kết án bà 4 năm tù mà gia đình bà không hay biết. Một nhân viên nhà tù đã báo cho gia đình bà rằng bà bị “bệnh cấp tính” và đã chết vào trung tuần tháng 1 năm 2021. Nhà tù đã cho hỏa táng thi thể bà vào ngày 19 tháng 1 và cũng đưa ra lời giải thích cho cái chết của bà.

Các trường hợp bị bắt giữ và bị kết án

1. 3 cư dân Hắc Long Giang ngoài 70 tuổi bị kết án từ 7 đến 9 năm tù

Ngày 8 tháng 10 năm 2017, ông Trương Hồng Châu, 72 tuổi, bị bắt sau khi bị lừa đến phòng bảo hiểm xã hội để điểm chỉ. Ngày 28 tháng 9 năm 2017, bà Vũ Quế Chi, 73 tuổi, và bà Phạm Thục Phân, 70 tuổi bị bắt tại nhà của bà Vũ. Cả ba học viên bị đưa ra xét xử vào ngày 19 tháng 7 năm 2018. Ông Trương bị kết án 9 năm tù giam, thụ án tại Nhà tù Hô Lan; bà Phạm bị kết án 7 năm và bà Vũ 8 năm, thụ án tại Nhà tù Nữ Tỉnh Hắc Long Giang.

2. 14 học viên Pháp Luân Công bị kết án

Ngày 31 tháng 8 năm 2017, cảnh sát ở huyện Y Lan, tỉnh Hắc Long Giang đã bắt giữ 29 cư dân địa phương, trong số đó có 13 học viên Pháp Luân Công và 1 người nhà của họ. Ngày 28 tháng 9 năm 2019, 14 người đã bị kết án tù giam với thời hạn từ 3,5 năm đến 10 năm, trung bình 5,8 năm; 9 người ở độ tuổi từ 45 đến 59, 4 người ở độ tuổi từ 63 đến 70; mức tiền phạt trung bình 35.769 Nhân dân tệ/1 người. Đặc biệt là bà Tống Ngọc Chi, 65 tuổi, bị kết án 10 năm tù cùng với 65.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

3.15 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bị kết án

Ngày 8 tháng 10 năm 2017, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Khu Phát triển Đại Liên và Đội An ninh Nội địa đã thực hiện chiến dịch phối hợp nhằm bắt giữ 19 học viên Pháp Luân Công. Sau đó, 9 học viên đã bị kết án tù, cụ thể như sau:

Bà Chu Hải Yến, 51 tuổi, bị kết án 8 năm tù.

Bà Cổ Tú Xuân, 41 tuổi, bị kết án 2 năm tù.

Bà Thời Ninh Dao, 39 tuổi, bị kết án 5 năm tù.

Phương Phương (không rõ giới tính), bị kết án 3,5 năm tù.

Bà Lâm Cảnh Bình, 46 tuổi, bị kết án 4 năm tù.

Bà Hồ Chí Cầm, 58 tuổi, bị kết án 7,5 năm tù.

Bà Lai Quế Phương, 42 tuổi, bị kết án 7 năm tù.

Bà Cao Nga, 55 tuổi, bị kết án 3,5 năm tù.

Ông Hác Phúc Khuê, 81 tuổi, bị kết án 3 năm tù.

23 học viên Pháp Luân Công tại Đại Liên là mục tiêu bị truy bắt tập thể vào ngày 12 tháng 11 năm 2018, trong đó 6 người bị kết án tù dài hạn, cụ thể như sau:

Bà Tống Học Tồn, 69 tuổi, bị kết án 8 năm tù.

Bà Trần Dược Vinh, 61 tuổi, bị kết án 8 năm tù.

Ông Trình Ngọc Vinh, 40 tuổi, bị kết án 8 năm tù.

Bà Từ Ngạn Hà, 55 tuổi, bị kết án 8 năm 6 tháng tù.

Bà Trương Khắc Hâm, 71 tuổi, bị kết án 4 năm tù.

Bà Tương Liên Hương, 66 tuổi, bị kết án 3 năm 3 tháng tù.

4. 12 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Tuân Hóa, tỉnh Hồ Bắc bị kết án từ 2 đến 8 năm tù giam

Vào ngày 27 tháng 11 năm 2020, 12 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Tuân Hóa, tỉnh Hồ Bắc đã bị bí mật kết án tù vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Bà Vương Thụy Linh, 68 tuổi, bị kết án 8 năm tù giam cùng với 10.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Ông Trương Ngọc Minh, 65 tuổi, bị kết án 7 năm tù giam cùng với 6.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Ông Vương Kiến, 70 tuổi, bị kết án 7 năm tù giam cùng với 5.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Bà Trương Cần, 78 tuổi, bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam cùng với 5.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Bà Điền Thục Học, 82 tuổi, bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam cùng với 6.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Ông Mã Khoát, 68 tuổi, bị kết án 5 năm tù giam cùng với 5.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

5. 4 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên bị kết án từ 7 đến 11 năm tù.

Ngày 10 tháng 7 năm 2019, cảnh sát an ninh nội địa thuộc Công an Thành phố Thành Đô và Đồn Công an Trà Điếm Tử đã bắt giữ bà Mao Khôn tại nhà. Trong quá trình bị đổ bộ, cảnh sát đã dùng bạo lực khiến bà bị gãy tay và mặt bị bầm tím.

Ngày 28 tháng 12 năm 2020, bà Mao, ông Đỗ Vinh, bà Trương Trân Hoa và ông Trần Thế Quý bị đưa ra xét xử. Tòa án Huyện Kim Ngưu đã kết án các học viên với các bản án lần lượt như sau:

Bà Mao Khôn bị kết án 11,5 năm tù giam cùng với 20.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Ông Đỗ Vinh bị kết án 9 năm tù giam cùng với 10.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Bà Trương Trân Hoa bị kết án 8 năm tù giam cùng với 8.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Ông Trần Thế Quý bị kết án 7,5 tù giam cùng với 6.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Ngày 9 tháng 4 năm 2021, bà Mao được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Gia đình được yêu cầu nộp đơn xin ân xá cho bà. Nhưng trước khi họ có thể nộp hồ sơ, bà Mao đã qua đời tại bệnh viện vào tối ngày 11 tháng 4, hưởng dương 57 tuổi.

6. 7 thành viên trong cùng một gia đình bị kết án từ 7 đến 9 năm tù giam

Ngày 15 tháng 8 năm 2019, 14 học viên trong đó có 7 người trong cùng một gia đình ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã bị bắt trong một cuộc truy quét của cảnh sát. Họ bị Tòa án Huyện Lê Thụ xét xử vào ngày 28 tháng 9 năm 2020. Trong phiên xét xử, thẩm phán đã cấm luật sư và thành viên gia đình các học viên bào chữa cho họ cũng như thường xuyên ngắt lời các học viên khi họ tự bào chữa cho mình. Vào ngày 26 tháng 2 năm 2021, thẩm phán đã kết án tù các học viên này.

Anh Mạnh Tường Kỳ, 37 tuổi và mẹ vợ là bà Phó Quý Hoa, 55 tuổi, đều bị kết án 7,5 năm tù.

Cha của anh Mạnh là ông Mạnh Phàm Quân, 59 tuổi, và chị dâu của anh là cô Vu Kiện Lỵ, 30 tuổi; chồng của cô Vu là anh Vương Đông Cát, 40 tuổi; và cha mẹ của anh Vương là ông Vương Khắc Dân, 69 tuổi và bà Vương Phượng Chi, 69 tuổi, mỗi người bị kết án 7 năm tù.

Bảy học viên khác cũng bị lãnh án tù dài hạn. Ông Giang Đào, 46 tuổi, bị kết án 9 năm; các học viên còn lại là ông Hầu Hồng Khánh, 49 tuổi, ông Hàn Kiến Bình, 58 tuổi, ông Đàm Thu Thành, 44 tuổi, bà Trương Thiệu Bình, 51 tuổi, bà Thôi Quế Hiền, 56 tuổi, và bà Lưu Đông Anh (mẹ của con rể bà Thôi Quế Hiền), 55 tuổi, mỗi người bị kết án 7 năm tù.

Ngày 25 tháng 7 năm 2021, bà Phó Quý Hoa đã qua đời ở tuổi 55, sau hai tháng bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm. Nhà tù tuyên bố bà đã qua đời vì bệnh xơ gan. Ngay lập tức, gia đình bà Phó đã yêu cầu được xem thi thể của bà nhưng bác sỹ đã nói rằng họ cần phải dọn dẹp nhà tù trước. Vài ngày sau đó, sau nhiều lần liên tục yêu cầu, gia đình bà Phó cuối cùng đã được nhìn thấy thi hài của bà ấy. Tuy nhiên, họ không được phép mang theo điện thoại di động hoặc chụp ảnh thi thể của bà.

7. Tòa án ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam kết án tù 41 học viên Pháp Luân Công với thời hạn tối đa là 13 năm

Ngày 30 tháng 8 năm 2019, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Nam Dương và Công an Thành phố Nam Dương đã ra lệnh bắt giữ hàng loạt các học viên Pháp Luân Công. Hơn 100 học viên đã bị bắt và giam giữ tại Nhà tù Nam Dương. Trong số đó, 27 học viên đã bị Tòa án Quận Uyển Thành kết án với thời hạn từ 7 tháng đến 13 năm. 14 học viên khác bị tuyên án từ 2 đến 9 năm tù (hiện chưa rõ tòa án nào đã kết án họ).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/22/435125.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/4/197950.html

Đăng ngày 10-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share