Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 11-09-2021] Mấy năm gần đây, khu vực chúng tôi có nhiều đồng tu cao tuổi xuất hiện ma nạn nghiệp bệnh ở các mức độ khác nhau, có người bị bức hại qua đời, có người trường kỳ ở trong ma nạn, cũng có người từ trong Pháp mà đề cao lên, chân chính bước ra khỏi ma nạn.
Những đồng tu này đa số là những đồng tu lớn tuổi. Họ có thể chịu khổ, có thể phó xuất, họ đều rất tranh thủ thời gian học Pháp, ngày nào cũng ra ngoài để giảng chân tướng cứu người, ba việc đều làm rất tốt. Nhưng quan niệm người thường của họ rất nặng, không biết hướng nội tìm tu bản thân.
Trong những đồng tu này, có người ở nhóm học Pháp đọc Pháp tốc độ vô cùng nhanh, thường bị mất chữ, thiếu chữ, bản thân hoàn toàn không nhận thức được vấn đề này. Đôi khi rất khó nghe rõ được những gì họ đang đọc. Với trạng thái học Pháp như vậy, có thể tưởng tượng được hiệu quả học Pháp của họ như thế nào.
Sư phụ đã giảng:
“…không biết Pháp tại cao tầng thì chẳng có cách nào tu; không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công. Đó chính là hai nguyên nhân.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Sư phụ đưa chúng ta lên cao tầng, chúng ta cần phải tu luyện theo yêu cầu của tầng thứ cao mới được, nếu không ma nạn sẽ xuất hiện trên con đường tu luyện của chúng ta.
Theo quan điểm của cá nhân tôi, các đồng tu lớn tuổi kia có quan niệm người thường rất nặng, coi trọng bản thân, nhưng họ lại không nhận ra được quan niệm người thường và tâm coi trọng bản thân. Họ bị mắc kẹt trong cái lý của con người, ở trong cái tình của người thường mà lo được mất, không thoát ra được. Mặc dù đã chịu rất nhiều khổ, nhưng trong quá trình đó lại sinh ra rất nhiều oán hận, không đề cao tâm tính, mãi đứng ở trong được mất và quan niệm người thường mà không thoát ra được.
Sư phụ đã giảng:
“Chư vị không muốn cải biến trạng thái của con người, từ lý tính mà thăng hoa nhận thức chân chính về Đại Pháp, thì chư vị sẽ mất cơ hội. Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn. Không thể là tôi cứ mãi tiêu nghiệp cho chư vị, còn chư vị không đề cao một cách chân chính trong Pháp, nhảy thoát khỏi nhận thức của con người và quan niệm của con người. Phương thức suy xét, nhận thức, cảm kích của chư vị về tôi và Đại Pháp đều là biểu hiện tư duy người thường. Nhưng điều tôi dạy chư vị chính là vượt thoát khỏi người thường cơ mà! Hãy từ lý tính mà nhận thức Đại Pháp một cách chân chính.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Làm thế nào để loại bỏ lớp vỏ bề mặt của con người? Lớp vỏ bề mặt của con người này là gì? Cá nhân tôi ngộ được từ trong Pháp: Lớp vỏ bề mặt này chính là giả ngã được cấu thành từ những tư tưởng, quan niệm, lý, tình, chấp trước, dục vọng người thường trong quá trình luân hồi chuyển sinh đời đời kiếp kiếp. Trăm ngàn năm qua, chúng ta chính là trong luân hồi chuyển sinh mà không ngừng duy hộ cái tự ngã (giả ngã) này, bảo vệ tự ngã, chứng thực tự ngã, chỉ vì cái tự ngã này mà tồn tại, còn cái tôi chân chính của chúng ta đã bị những quan niệm người thường chôn vùi. Chúng ta chỉ có thể từ trong Pháp mà đề cao lên trên mới có thể nhảy ra khỏi cái giả ngã này, bước ra khỏi tầng con người.
Khu vực chúng tôi có một đồng tu cao tuổi, thân thể trường kỳ phải chịu đựng ma nạn, đồng tu này làm rất tốt ba việc, đồng thời cũng lo liệu nấu nướng cho cả gia đình, dọn dẹp nhà cửa, quét dọn vệ sinh, quả thực rất vất vả. Trong một lần chia sẻ với bà, tôi nói rằng Sư phụ đã giảng:
‘‘‘Khổ cái tâm chí’ mới là then chốt đề cao tầng thực sự.“ (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi nói với bà ấy rằng: “Dì không thể chỉ biểu hiện bề ngoài là một tiểu hoà thượng thổi lửa nấu cơm, dì phải đề cao tâm tính, tuy chịu nhiều khổ, đã làm rất nhiều việc, nhưng lại oán con dâu lười biếng không đi làm, oán con cái không dọn dẹp nhà cửa, dì không giữ vững tâm tính, còn phát hỏa với người nhà, dì tuy rằng chịu rất nhiều khổ, nhưng tâm tính không đề cao lên, trong quá trình đó còn sinh ra rất nhiều oán hận, đây chẳng phải là cái được không bù nổi cho cái mất ư, Sư phụ cấp cho dì cơ hội đề cao, nhất cử tứ đắc, không phải lúc nào cũng có, người khác đều làm tốt cả rồi, thì cơ hội đề cao tâm tính của dì cũng mất.”
Còn một học viên lớn tuổi khác, từ góc độ người ngoài nhìn thì hoàn cảnh của bà vô cùng tốt, chồng bà rất ủng hộ và giúp đỡ bà tu luyện. Từ việc ăn uống đến hết thảy công việc hàng ngày của bà đều được ông ấy chuẩn bị ổn thỏa. Bình thường bà chỉ cần làm ba việc, có việc sự việc gì đều có chồng lo liệu, cho đến khi bà hài lòng mới thôi. Bà ấy đã dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về việc ăn gì, mua gì, cuộc sống như một công chúa. Khi bà có biểu hiện giả tướng nghiệp bệnh, bà đã không đề cao dựa trên Pháp mà lại muốn dựa vào sự trợ giúp từ bên ngoài để vượt qua. Khi các đồng tu đến gặp bà, bà chỉ muốn họ phát chính niệm cho mình, hết lần này đến lần khác. Khi các đồng tu muốn cùng học Pháp cùng bà, bà ấy đã từ chối; khi họ chia sẻ với bà ấy, bà cũng không muốn nghe. Cái tôi của bà giống như một lớp vỏ dày bao bọc lấy bà. Khi bà trở nên tiều tụy, thân thể chỉ còn da bọc xương, bà còn không ăn cơm, vì ăn nhiều sẽ khiến bà khó chịu. Cuối cùng, bà đã bị cựu thế lực bức hại lấy đi nhục thân – thật đáng tiếc.
Sư phụ giảng:
“Cũng không như chư vị nghĩ, [rằng] mọi việc thì chư Thần và Sư phụ đều có thể bao hết cho chư vị; có những [người] nhân duyên phức tạp đến mức khó nói.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)
“Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Đạt tới tiêu chuẩn của Thần
Tại tầng thứ hiện tại của tôi, tôi ngộ ra rằng: nếu như người tu luyện bất luận gặp phải sự việc gì đều có thể chiểu theo đoạn Pháp mà Sư phụ giảng phía trên để làm, thì mọi việc đều sẽ đạt tới tiêu chuẩn của Thần. Mà những đồng tu đã bước vượt qua ma nạn kia, đều chiểu theo Pháp của Sư phụ giảng mà quy chính bản thân, họ rất khiêm nhường, suy xét cho người khác, thân thể tuy đang ở trong ma nạn, nhưng còn suy nghĩ cho người khác, những gì đồng tu nói miễn là dựa trên Pháp thì họ đều nghe, phóng hạ tự kỷ, kiên trì học Pháp, luyện công, phát chính niệm, hướng nội tìm.
Trong người thường còn có câu như thế này: “Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích,” “thuỷ mãn tắc dật, nguyệt mãn tắc khuy,” nghĩa là “Kiêu căng chuốc lấy tổn hại, khiêm tốn hưởng được lợi ích,” “nước đầy sẽ tràn, trăng tròn sẽ khuyết.” Nếu chúng ta không nghe lọt lời của người khác, khả năng chính là do tâm chấp trước vào tự ngã cường đại đang cản trở, chính là khiến cho bạn cố chấp vào tự ngã, không phóng hạ buông bỏ được tự ngã, cảm thấy bản thân mình đúng, nhìn thấy đồng tu chướng mắt.
Sư phụ giảng:
“Kỳ thực bất kể chúng tôi [đối xử] với ai thế nào đi nữa, cũng chỉ có một Pháp này; chỉ cần tuân theo Pháp này mà làm, đó mới là tiêu chuẩn chân chính.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Miễn là những điều đồng tu nói đều dựa trên Pháp, thì chúng ta nên lắng nghe, như vậy thì mới có thể ở trong Pháp mà không ngừng quy chính bản thân.
Xả bỏ chấp trước truy cầu và không ngại thay đổi
Tại đây tôi cũng muốn nhắc nhở những đồng tu đang ở trong ma nạn, nhất định cần tu bỏ tâm truy cầu, không yêu cầu kết quả, cầu thay đổi. Từ những lời giảng Pháp của Sư phụ tôi ngộ ra rằng: cầu và oán hai thứ này tương hỗ nhau mà tồn tại, sở dĩ có oán là bởi vì hữu cầu, chỉ bằng cách trong tu luyện tu bỏ tâm hữu cầu thì mới có thể không cầu mà đắc. Những đồng tu đang ở trong ma nạn rất dễ mang theo tâm hữu cầu mà học Pháp, phát chính niệm, lúc không nhìn thấy hiệu quả liền chán ngán thất vọng, thậm chí còn sinh ra cái tâm oán Sư phụ, điều này rất nguy hiểm, có thể bị cựu thế lực nắm được sơ hở, gia tăng ma nạn.
Trong quá trình đó, bất quản là những đồng tu đang ở trong ma nạn hay những đồng tu đến để giúp đỡ, chúng ta chỉ cần làm tốt những việc mình cần làm, phóng hạ tự ngã, phóng hạ tâm hữu cầu, tín Sư tín Pháp, giao phó tất cả cho Sư phụ, Sư phụ nhất định sẽ làm chủ cho chúng ta.
Cân bằng mối quan hệ gia đình
Khu vực chúng tôi còn có một đồng tu như thế này, trong thời gian dịch bệnh bị phong toả ở nhà. Sau khi phong toả kết thúc, chúng tôi lại gặp lại đồng tu đó, thật sự rất kinh ngạc, mặt của đồng tu vàng vọt, không có chút sắc hồng nào, gầy gò đến mức có thể bị một cơn gió thổi bay, thật sự cảm thấy như sinh mệnh đang gặp nguy hiểm.
Sau đó, hai đồng tu đã đưa cô ấy đến nhà tôi để chia sẻ và cùng giúp cô ấy hướng nội. Đồng tu đã lâu không ngủ được, buổi tối cô ấy đặc biệt đau đớn, cơ bản không ngủ được chút nào, ăn cái gì vào cũng bị đau, nhưng vẫn kiên trì húp một ít cháo. Buổi tối khi không ngủ được, cô ấy vẫn nghe băng ghi âm các bài giảng của Sư phụ.
Vị đồng tu này bình thường đối đãi với bản thân mình rất nghiêm khắc, học Pháp luyện công, ra ngoài giảng chân tướng, tất cả đều làm rất tốt, là đồng tu bước ra sớm nhất để giảng chân tướng trực diện. Nhưng ở góc độ cá nhân tôi nhìn nhận, đồng tu chưa sắp xếp tốt quan hệ với người nhà, mặc dù đảm đương rất nhiều việc, nhưng trong tâm của cô ấy chưa phóng hạ được tâm oán hận đối với người nhà, tôi luôn cảm thấy cô ấy cố gắng biểu hiện ra Chân-Thiện-Nhẫn trước mặt người nhà, thay vì phải đồng hoá bản thân với Chân-Thiện-Nhẫn. Mặc dù người nhà ở trước mặt không nói gì nhưng trong tâm lại thấy không thỏa đáng.
Sau khi đồng tu đến nhà tôi, chúng tôi chia sẻ về cách hướng nội. Chúng tôi cũng cùng nhau kiên trì học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Vào ngày thứ sáu, lúc chúng tôi đang luyện công buổi sáng sớm, trạng thái của đồng tu rất không tốt. Cô ấy nằm trên giường, còn chúng tôi đang luyện công. Lúc ấy tôi đang luyện bài công pháp thứ hai, trong đầu liền suy nghĩ: Tại sao trạng thái của cô ấy vẫn như vậy, là nguyên nhân gì?” Nghĩ đến đây, một đoạn giảng Pháp của Sư phụ xuất hiện trong đầu tôi:
“Trong các đệ tử Đại Pháp [ai] mà không tinh tấn, [ai] đi sang cực đoan, [thì hãy] lập tức quy chính bản thân, chân tâm học Pháp và tu luyện, vì các vị đang ở trong nguy hiểm nhất.” (Lý tính)
Đồng tu không phải là không tinh tấn, nhưng tại vấn đề đối đãi với người nhà thì cô ấy lại đang bước sang cực đoan. Lời giảng “lập tức quy chính bản thân” của Sư phụ liên tục triển hiện trong đầu tôi. Tôi nghĩ lại, khi tôi mới đón đồng tu về nhà, xuất hiện một niệm đầu rằng đồng tu sẽ ở lại nhà tôi nhiều nhất bảy ngày. Lúc đó tôi có một cảm giác mạnh mẽ là cựu thế lực sẽ sớm hạ thủ. Khi nghĩ về điều đó, tâm tôi rất lo lắng, nước mắt không ngừng rơi xuống, trong tâm hướng đến Sư phụ hợp thập, xin Sư phụ điểm hoá.
Sau đó tôi nghĩ: Đến ngày thứ bảy rồi, tôi phải đưa cô ấy về nhà, đồng tu phải quy chính bản thân, cô ấy cần phải nắm bắt thời gian và nhanh chóng quy chính lại tình hình và thừa nhận sai sót với người nhà. Mẹ tôi, cũng là đồng tu, nhìn thấy tôi khóc trong nhà bếp (tôi nghĩ sẽ để đồng tu ăn sáng xong rồi đưa đồng tu về), bà nói: “Đừng khóc, con hãy tìm đồng tu đã đưa cô ấy tới đây để trao đổi, ai đưa tới thì để họ đưa về sẽ phù hợp hơn.” Tôi nhanh chóng đi tìm đồng tu. Khi tôi tìm thấy đồng tu thì anh ấy nói: “Chúng ta đúng là có cùng suy nghĩ. Tôi cũng nghĩ sẽ đưa cô ấy về nhà hôm nay, để người nhà có thể yên tâm.”
Sau khi đồng tu về nhà đã giải trừ hiểu lầm với người thân và đã xin lỗi họ. Tôi cảm thấy như một khối đá nặng trong tâm đã được gỡ xuống. Trong quá trình đó, mặc dù người nhà đồng tu cưỡng ép cô phải nhập viện nhưng đồng tu vẫn kiên định chính niệm, tín Sư tín Pháp. Tại bệnh viện cô đã giảng chân tướng cho bệnh nhân và hộ lý trong phòng. Sau khi trải qua vài lần kiểm tra, bác sĩ đã hết cách. Ông nói ông có thể tiến hành phẫu thuật nhưng bời vì loại phẫu thuật này gần đây đã khiến một bệnh nhân trẻ qua đời nên ông không khuyến khích, khuyên nên đưa cô về nhà.
Sau khi về nhà, đồng tu kiên định chính niệm, tu trong Pháp, không thừa nhận bị bệnh, kiên trì học Pháp. Ăn vào bị nôn ra, nôn xong lại tiếp tục ăn. Cháo gạo dinh dưỡng của bệnh viện cô cũng đem tặng người khác. Dần dần, cô cũng đã có thể ăn bánh, về sau ăn gì cũng không đau nữa, cân nặng cũng khôi phục về mức bình thường là 40 kg trong vòng bốn tháng. Người nhà cô đã được chứng kiến sự thần kỳ của Đại Pháp. Giờ đây đồng tu tinh tấn bước đi trên con đường trợ Sư chính Pháp, đúng là:
“Đệ tử chính niệm túc, Sư hữu hồi thiên lực.” (Sư đồ ân, Hồng Ngâm II)
Sư phụ giảng:
“Ở đó là sào huyệt hắc ám tối hậu do tà ác chiếm cứ; mỗi cá nhân đệ tử Đại Pháp có tình huống phải đối diện không giống nhau; vô luận là thế nào thì cũng chớ để mất chính niệm, bất cứ lúc nào cũng không được quên mình là đệ tử Đại Pháp, đặt Pháp ở vị trí đệ nhất thì có thể bảo trì chính niệm của họ, thì có thể đứng vững trước tà ác, đối mặt với tà ác thì biết làm thế nào. Tuy nhiên tình huống là phức tạp, trạng thái khác biệt; có [những vị] thật sự mất đi sinh mệnh, có [những vị] bị bức hại rất nghiêm trọng. Tình huống mỗi cá nhân là khác nhau; tình huống trong lịch sử của mỗi cá nhân, còn có an bài của cựu thế lực trong tình huống đệ tử Đại Pháp bị lừa phỉnh; do vậy những điều ấy đều cấu thành nên tình huống rất phức tạp. Dù sao đi nữa, rốt cuộc cũng chỉ cần trong tâm có chứa đựng Đại Pháp, thì có thể vượt qua; ngay cả mất đi sinh mệnh cũng nhất định quy vị, cho dù nhất thời hồ đồ, thì cuối cùng cũng có thể vượt qua.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009, Giảng Pháp các nơi IX)
Đoạn Pháp trên của Sư phụ, tôi cảm thấy cũng tương tự đối với những đồng tu đang gặp ma nạn nghiệp bệnh, bất luận gian nan như thế nào, can nhiễu lớn như thế nào, đều không được đánh mất chính niệm, trong tâm luôn phải có Pháp, đặt Pháp ở vị trí thứ nhất. Nhớ lại lúc bản thân tôi đang ở trong ma nạn gia đình, trong thời kỳ gian nan nhất của mình, đồng tu đã nói với tôi mấy câu như thế này: “Mọi lúc mọi nơi, bất kể gian nan thế nào, luôn phải đặt Pháp ở vị trí đầu tiên, đừng tạo thành ảnh hưởng phụ diện cho Đại Pháp.”
Điều mà đồng tu nói đã giúp đỡ tôi rất nhiều, lúc đó tôi đã nghĩ: Cá nhân mình như thế nào cũng không quan trọng nữa, kể cả bản thân mình có chịu ủy khuất lớn thế nào đi nữa, tôi cũng không thể để hành vi của mình tạo thành ảnh hưởng phụ diện cho Đại Pháp, chính là một niệm ấy, trong tình huống phi thường gian nan ấy, tôi đã có thể phóng hạ tự ngã, Sư phụ liền gia trì cho tôi, tôi đã có thể bước ra khỏi ma nạn.
Lột xác thành cánh bướm tuyệt đẹp, nhưng từ quan điểm của tôi đó là một sự biến hoá vượt bậc về chất, từ một chú sâu róm trên mặt đất hoá thành cánh bướm tuyệt đẹp, đối với một sinh mệnh như vậy mà nói, quả thực là ‘thoát thai hoán cốt’, nhưng nếu như không thể thoát ra khỏi tầng xác kia, thì kén sẽ chết ở trong cái vỏ đó. Người tu luyện bước ra khỏi con người thì mới tu được thành Thần, chỉ có tu bỏ hết thảy những thứ đã hình thành trong người thường, mới có thể thoát khỏi tầng con người, tu thành Thần.
Trên đây là thể ngộ của cá nhân tôi ở tầng thứ hiện tại, nếu có gì chưa phù hợp, xin đồng tu chỉ rõ!
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/11/429473.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/22/196271.html
Đăng ngày 19-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.