Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 17-10-2021] Học Pháp là một trong ba việc quan trọng nhất trong tu luyện của một đệ tử Đại Pháp. Hết thảy đồng tu đều có thể nhận thức được việc này. Nhưng tu luyện trong người thường, có nhiều việc thời gian lâu dần dễ bị rơi vào hình thức, coi nó là bình thường. Một số đồng tu đã lơ là học Pháp, dẫn đến xuất hiện can nhiễu thế này thế kia, nghiệp bệnh v.v. Trạng thái học Pháp của tôi cũng có lúc tốt lúc không.

Dưới đây tôi liệt kê ra một số kinh nghiệm và bài học giáo huấn về học Pháp của bản thân cùng giao lưu với quý đồng tu, mong rằng mọi người đều có thể coi trọng học Pháp, có thể học Pháp thật tốt và liên tục đề cao.

1. Đọc Pháp

Thời gian gần đây, tốc độ đọc Pháp của tôi khá nhanh. Trước đây tôi đã từng đọc bài chia sẻ của đồng tu, nói rằng chậm rãi đọc Pháp từng câu từng chữ cảm thấy nhập tâm. Nhưng tôi nghĩ mình đọc Pháp nhanh chút, hiệu suất sẽ cao hơn, có thể học Pháp nhiều hơn.

Thế nhưng, quay đầu nhìn lại, quả thật là lừa mình dối người. Kỳ thực tâm thái lúc học Pháp của tôi rất xao động, vừa học vừa xem còn lại bao nhiêu trang chưa học xong. Miệng đang đọc Pháp, nhưng trong tiềm ý thức lại nghĩ: “Hôm nay bài giảng này rất dài (hoặc rất ngắn), đây là nhiệm vụ của ngày hôm nay, mình nhất định phải học xong bài này …” Tôi ôm giữ tâm thái bất thuần thế này, khiến cho học Pháp không đạt hiệu quả lý tưởng. Thường là miệng niệm Pháp, nhưng trong tâm xao nhãng. Niệm xong, đầu não trống rỗng, không biết mình đã học gì, hoặc là chỉ biết đại khái, mơ mơ hồ hồ.

Tình cờ có một lần trước khi học Pháp, tôi hỏi bản thân: Nội hàm của Pháp lớn đến đâu? Mình lý giải được bao nhiêu? Khi này, trong ý thức dường như xuất hiện một cuốn thiên thư to lớn vô tỷ, nhưng tôi chỉ mới lật bìa sách ra một chút. Nhờ vậy, bất giác tốc độ đọc Pháp của tôi đã chậm lại, tôi học từng câu từng chữ của bài giảng, và phát hiện hiệu quả thực sự khác một trời một vực.

Tuy không nói được cụ thể mình đã minh bạch điều gì, nhưng lần này tôi thực sự cảm thấy nhập tâm, cảm giác này chỉ có thể lĩnh hội trong tâm, chứ không thể diễn đạt thành lời.

Đương nhiên, tôi không nói là nhất định phải đọc chậm thì hiệu quả mới tốt. Cá nhân tôi hiểu rằng, điều chủ yếu là trong tâm không thể có tư tâm tạp niệm như “đẩy nhanh tiến độ” hoặc “học xong Pháp còn có việc gì đó”, càng không thể nghĩ rằng mình học Pháp đã nhiều năm như vậy, lý giải cũng không tệ, không có gì mới mẻ.

2. Thái độ học Pháp

Vì chúng ta đang sinh sống trong người thường, nếu không chú ý, rất nhiều khi sẽ rơi vào trạng thái tư duy của người thường. Khi này, cầm sách lên học Pháp dễ mang theo tâm thái người thường đọc sách, nghiêm khắc mà nói, đó là bất kính đối với Đại Pháp, và cũng không thể xem thấy nội hàm của Pháp.

Do đó, trước khi học Pháp, tôi thường nhắc nhở bản thân: Tôi bây giờ đang học Đại Pháp vũ trụ, đó là điều thần thánh nhất, giống như Sư phụ đang ở trước mặt giảng Pháp cho tôi. Tôi nhất định phải ôm giữ tâm cung kính và chân thành nhất, nghiêm túc mà học.

Những lúc tôi làm vậy, thường sẽ mang lại hiệu quả khá tốt. Ngoài ra, lúc bình thường phải tôn kính sách Đại Pháp, không thể tùy tiện đặt để, cần rửa tay trước khi xem sách v.v.

3. Ngộ Pháp

Do chịu ảnh hưởng từ thói quen học tập tri thức của người thường, đặc biệt là phương thức tư duy cứng nhắc của khoa học hiện đại, tôi đã đi đường vòng khi học Pháp. Lúc vừa đắc Pháp, tôi học Pháp giống như Sư phụ giảng:

”Còn có người nghe nói Đại Pháp có nội hàm rất thâm sâu, trong đó có những điều rất cao chỉ đạo tu luyện ở các tầng thứ khác nhau, vậy bèn đào sâu vào từng chữ từng chữ, kết quả không phát hiện được gì.” (Học Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Thời đó, phương thức tư duy cứng nhắc khiến tôi đọc Pháp trong thời gian dài, nhưng ngay cả ý tứ bề mặt cũng không hiểu rõ. Một lần, đúng lúc phải đi tắm, tôi chợt nhớ ra một câu Pháp và cảm thấy không hiểu, tôi cầm chiếc giỏ đựng vật dụng tắm gội trong tay, ngồi thẫn thờ ở đó suy nghĩ hơn một tiếng đồng hồ, cuối cùng cũng chẳng tắm được.

Sau đó, tôi đọc kinh văn “Học Pháp”, và đã hiểu ra việc đào sâu vào từng chữ khi học Pháp là không đúng. Sư phụ giảng:

”Nếu muốn học Pháp thật tốt, chỉ có là không ôm giữ bất kể mục đích nào mà học thì mới đúng. Mỗi lần đọc xong một lần cuốn «Chuyển Pháp Luân», minh bạch ra một chút thì chính là đề cao; cho dù chư vị đọc xong một lần chỉ minh bạch ra một vấn đề, đó cũng là chân chính đạt được đề cao rồi.” (Học Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

”Kỳ thực, chư vị khi tu luyện, sẽ chính là từng chút một từng chút một mà tu lên trong khi không biết không cảm thấy. Hãy nhớ kỹ: cần ‘vô sở cầu nhi tự đắc’.” (Học Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Như thế, tôi mới dần dần bước vào trạng thái học Pháp chính thường, và cũng bắt đầu không ngừng minh bạch một số nội hàm của Pháp dưới sự điểm ngộ của Sư phụ.

Nhưng sau đó lại xuất hiện một vấn đề, chính là trong lúc học Pháp từ đó về sau, khi học đến một đoạn nào đó, bất giác tôi lại nhớ về cách lý giải trước đó, trong tâm nghĩ rằng: “Ài, đoạn này chính là ý tứ này, câu kia nói là ý tứ kia …” Kết quả chỉ là lặp lại một lượt cái lý đã ngộ ra trước đó, căn bản là không có chân chính đắc Pháp.

Sư phụ giảng:

”Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, Ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.” (Chuyển Pháp Luân)

Lại tiếp tục học Pháp, tôi dần dần chú ý không để cho nhận thức trước đó can nhiễu, buông bỏ hết thảy tư tưởng, chính là nghiêm túc học Pháp.

4. Ngữ âm ngữ điệu khi đọc Pháp

Có một đoạn thời gian đọc Pháp, ngữ âm ngữ điệu của tôi trầm bổng du dương, tôi còn nghĩ đó mới là nghiêm túc. So với những đồng tu đọc rất bình ổn kia, tôi cảm thấy họ sao mà giống như hòa thượng niệm kinh, và thấy khinh thường họ.

Về sau có đồng tu nói rằng, nghe tôi đọc Pháp, trong tâm thấy rất khó chịu. Tôi mới cảnh giác, hướng nội tìm bản thân. Vừa hướng nội tìm, tôi mới phát hiện, hóa ra mình thực sự mang theo cảm xúc của con người rất nặng khi đọc Pháp, tôi đã xen vào nhân tố bất thuần cá nhân, đương nhiên đồng tu nghe sẽ thấy khó chịu trong tâm.

Kể từ đó, tôi cố hết sức đọc một cách bình hòa và tự nhiên, đồng thời chú ý để cho những đồng tu khác học Pháp chung có thể nghe được rõ ràng. Vì là học Pháp tập thể, nên tôi cần suy nghĩ cho người khác, chứ không thể chỉ biết nghĩ rằng mình học tốt là được.

5. Học thuộc Pháp

Học thuộc Pháp có thể giúp tôi học Pháp càng thêm chuyên chú. Tôi đã kiên trì hơn hai năm, cảm thấy thụ ích rất nhiều. Hằng ngày dậy sớm, học thuộc Pháp trong nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ, mặc dù tiến độ không nhanh, nhưng tôi có thể nhìn thấy nhiều nội hàm của Pháp hơn, vả lại sau khi học thuộc, rồi học Pháp lần nữa, tôi cảm thấy không dễ bị xao nhãng.

Nhưng có một đoạn thời gian, hiệu quả lại không được tốt. Khi học thuộc Pháp, những tư tưởng như “phải học thuộc”, “nhất định phải học thuộc hai trang” chiếm tỷ trọng khá nặng trong đầu, và tôi cũng chưa nhận thức ra nó, kết quả dẫn đến hiệu quả học thuộc Pháp giảm xuống rõ rệt.

Sau đó tôi bèn điều chỉnh lại, không lấy “học thuộc” làm mục đích, mà lấy “học nhập tâm” làm tiêu chuẩn. Một số đồng tu nghĩ rằng mình có trí nhớ không tốt, học thuộc Pháp quá lãng phí thời gian.

Thực ra cũng có lúc tôi học một đoạn rất lâu mà vẫn chưa thuộc, thường thì đoạn này sẽ điểm hóa về vấn đề của tôi. Đây chẳng phải là cơ hội hướng nội tìm, đề cao lên trên sao?

Vả lại, ngay cả khi nhất thời chưa biết vấn đề của bản thân là gì, dù đã học lâu nhưng chưa thuộc, thì chẳng phải bạn vẫn đang chuyên chú và tập trung học Pháp trong đoạn thời gian này sao? Sao có thể nói là lãng phí thời gian được? Mặc dù không cảm nhận được trên bề mặt, nhưng chắc chắn sẽ không uổng công.

Kỳ thực hình thức học Pháp không phải là chủ yếu, quan trọng là dùng tâm thái gì để học. Vả lại, muốn dùng cách gì để giải quyết vấn đề học Pháp nhập tâm, bản thân việc này chính là hướng ngoại cầu. Chỉ có hướng nội tìm, tống khứ chấp trước, thuần tịnh bản thân, thì mới có thể thực sự học Pháp thật tốt.

6. Học sách “Chuyển Pháp Luân” và các bài giảng Pháp khác

Khoảng độ năm 1998, đã liên tục xuất bản rất nhiều bài giảng Pháp của Sư phụ ở các Pháp hội trong và ngoài Trung Quốc. Sau khi bức hại bắt đầu vào năm 1999, Sư phụ lại giảng Pháp rất nhiều lần ở các Pháp hội bên ngoài Trung Quốc. Có một đoạn thời gian, tôi và một số đồng tu xung quanh lấy các bài giảng Pháp khác của Sư phụ làm chủ, đặc biệt là những bài giảng sau năm 1999, chúng tôi cho rằng có thể trực tiếp minh bạch mình nên làm gì, học Pháp tập thể cũng không học “Chuyển Pháp Luân” nữa.

Đương nhiên, những gì Sư phụ giảng đều là Pháp, đều phải học thật tốt, nhưng “Chuyển Pháp Luân” mới là quan trọng nhất, là nên phải học nhiều nhất. Sư phụ giảng:

”… mọi người hãy đọc cẩn thận cuốn «Chuyển Pháp Luân»; sau khi cuốn kinh thư ấy xuất bản thì tất cả Pháp mà tôi giảng đều là [diễn] giải cuốn «Chuyển Pháp Luân»; chư vị không tin thì hãy đọc đi. Chiểu theo cuốn «Chuyển Pháp Luân» mà tu, là có thể tu thành.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006], Giảng Pháp tại các nơi VII)

Vậy nên, học không tốt, cảm thấy ngộ không ra Pháp lý là do quan niệm con người của chúng ta đang cản trở, cần phải chính diện đột phá, phá trừ những thứ quan niệm con người này, như vậy mới đúng. Còn không học “Chuyển Pháp Luân”, mà chỉ học giảng Pháp thời kỳ gần đây, chẳng phải là lẫn lộn đầu đuôi sao? Thậm chí có đồng tu còn lấy đọc bài chia sẻ trên Minh Huệ Net làm chủ, Pháp lại không học gì, hao phí phần lớn thời gian để ý đồng tu khác ngộ thế nào và tu thế nào. Đồng tu khác có tu tốt thì họ cũng từ trong Pháp ngộ ra cách lý giải của bản thân họ, điều này không thể nào so sánh với học theo Pháp được. Cách làm này chẳng khác nào bỏ gốc lấy ngọn.

Sư phụ giảng:

”Học Pháp [và] tu luyện là việc của cá nhân; tuy vậy thường hay có nhiều học viên luôn luôn lấy người khác làm khuôn mẫu; thấy người ta làm thế nào, thì mình làm thế ấy. Ấy là hành vi không tốt vốn được nuôi dưỡng ở người thường. Làm người tu luyện, thì không có khuôn mẫu; con đường mỗi cá nhân đi theo đều khác nhau; bởi vì cơ sở mỗi cá nhân là khác nhau, sự to nhỏ của các chủng tâm chấp trước là khác nhau, đặc điểm sinh mệnh là khác nhau, công tác nơi người thường là khác nhau, hoàn cảnh gia đình là khác nhau, v.v; các nhân tố [như thế] đã quyết định con đường tu luyện của mỗi cá nhân là khác nhau, trạng thái vứt bỏ tâm chấp trước, sự lớn nhỏ khi vượt quan là khác nhau; do đó trên biểu hiện [ta] rất khó [có thể] tìm ra con đường tốt mà người khác đã đắp, lại càng không có khả năng lên xe ở đó. Nếu như thật sự có con đường đã đắp tốt và xe chạy thuận chiều gió, thì quyết không phải là tu luyện.” (Lộ {con đường}, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Đương nhiên, ở đây không phải nói là không nên đọc bài chia sẻ, mà là chúng ta cần phải biết học Pháp thật tốt mới là điều căn bản. Với nền tảng học Pháp tốt, thêm vào đọc bài chia sẻ của đồng tu, thì mới có thể làm được “tỷ học tỷ tu” (Thực Tu, Hồng Ngâm), cộng đồng tinh tấn.

Từ đây về sau, học Pháp nhất định phải chú ý hướng nội tìm và vứt bỏ tất cả tâm hữu cầu. Có lẽ những tâm này ẩn giấu rất sâu, có lẽ những tâm này xem ra không phải là tâm “xấu xa” gì, nhưng trên thực tế, chúng lại khởi tác dụng xấu xa nhất, bởi vì chúng khiến chúng ta học Pháp mà không thể đắc Pháp. Không thể đắc Pháp thì không thể tu luyện, và cũng không còn gì để nói nữa.

Nhân tiện tôi cũng nhắc nhở đồng tu, những tâm hữu cầu này và tâm thái không đúng đắn khi học Pháp cũng là [sinh mệnh] sống, chúng ta không những cần phải nhận rõ chúng từ trên đạo lý, mà lúc bình thường còn phải liên tục nhắc nhở bản thân, thậm chí là phát chính niệm để thanh trừ chúng.

Chỉ có học Pháp, đắc Pháp mới có thể phát ra chính niệm thuần tịnh hơn, mới có thể dụng tâm thuần tịnh hơn, cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa, hoàn thành thệ ước tiền sử, và theo Sư phụ trở về nhà.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/10/17/學法過程中的教訓與心得-432626.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/21/196672.html

Đăng ngày 06-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share