Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-08-2021] Việc trừng phạt những cá nhân và tổ chức vi phạm nhân quyền đã trở nên phổ biến tại các quốc gia dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu gồm 27 thành viên đã ban hành các luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang làm điều này.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công tại hơn 30 quốc gia đang đệ trình danh sách mới nhất về những thủ phạm liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công lên chính phủ của họ, yêu cầu các biện pháp trừng phạt nhằm vào những đối tượng vi phạm nhân quyền này, trong đó gồm cả việc từ chối cho những người này nhập cảnh vào đất nước của họ và đóng băng tài sản của họ tại nước ngoài.

Một cái tên trong danh sách này là Mạnh Khánh Phong.

Thông tin của thủ phạm tham gia bức hại

Tên đầy đủ của thủ phạm: Mạnh (họ) Khánh Phong (họ) (tiếng Trung: 孟庆丰)

Giới tính: Nam

Quốc gia: Trung Quốc

Ngày sinh: Ngày 6 tháng 6 năm 1957

Nơi sinh: Huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông

Chức vụ:

Tháng 6/2000 – Tháng 8/2005: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Chu Sơn, Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Giám đốc Sở Công an Thành phố Chu Sơn, và là Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) Thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang

Tháng 8/2005 – Tháng 5/2009: Ủy viên ĐCSTQ kiêm Phó Giám đốc Sở Công an Tỉnh Chiết Giang.

Tháng 5/2009 – Tháng 10/2014: Cục trưởng, Bí thư Đảng ủy Cục Điều tra Tội phạm về kinh tế, Bộ Công an

Tháng 10/2014 – Tháng 6/2015: Thành viên Đảng ủy và là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an

Tháng 6/2015 – Tháng 6/2020: Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Công an

Một số tội ác đã phạm:

Mạnh Khánh Phong phải chịu trách nhiệm về việc bức hại nhiều học viên Pháp Luân Công, trong đó gồm cả ba người sau đây.

Trường hợp 1: Giáo viên trung học chịu hai kỳ hạn lao động cưỡng bức

Cô Triệu Phi Chu, một giáo viên của Trường Trung học Cơ sở Phổ Đà tại thành phố Chu Sơn, đã bị các nhân viên Phòng 610 Thành phố Chu Sơn chặn lại khi đang trên đường đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 1 năm 2000. Ban đầu, cô bị quản chế tại nhà khách của Cục Nội vụ Thành phố Chu Sơn. Sau đó, cô đã bị lừa đến một bệnh viện tâm thần, tại đây cô bị tiêm một loại thuốc không rõ tên và đã bị bất tỉnh.

Sau khi xuất viện, cô lại bị chặn ở sân bay trước khi lên chuyến bay tới Bắc Kinh. Lần này cô bị giam trong Trại tạm giam Chu Sơn Phổ Đà trong một tháng. Sau đó cô bị đưa đến trung tâm tẩy não, tại đó cô đã bị giam thêm năm tháng nữa.

Vì cô Triệu không chịu từ bỏ đức tin của mình, Phòng 610 Thành phố Chu Sơn đã gửi cô đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Mạc Can Sơn ở tỉnh Chiết Giang vào đầu tháng 3 năm 2003. Trong vòng hai tháng trong trại lao động, cô đã bị bức hại đến mức suy sụp tinh thần và bị bắt đưa đến Bệnh viện An Khang Hàng Châu để điều trị.

Tại bệnh viện này, cô bị tiêm thuốc phá hủy hệ thần kinh trung ương, bị chích điện cực mạnh, bị bức thực, bị trói và đánh đập. Gia đình cô đã phải trả hơn 6.000 Nhân dân tệ để thanh toán tiền hóa đơn y tế. Cô thường xuyên thất thần trong vẻ ngoài đờ đẫn, câm lặng. Cô cũng không còn nhận ra được những người thân trong gia đình. Kết cục sau hàng loạt cuộc đàn áp, cô không còn là người phụ nữ vốn được biết đến là trẻ trung, xinh đẹp và đầy tài năng trong số những người dân tại địa phương.

Sau khi xuất viện, cô Triệu được đưa trở lại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Mạc Can Sơn, tại đó cô đã bị giam giữ và bị yêu cầu viết tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Vì không chịu làm theo, cô đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn tàn bạo, kể cả việc phải dùng các loại thuốc không rõ tên, phải đứng trong thời gian lâu, bị bỏ đói, bị phơi ra ngoài trời lạnh, và sự lăng nhục.

Vào lúc cô được trả tự do sau gần hai năm mười tháng lao động cưỡng bức, Phòng 610 địa phương đã không cho cô trở về nhà. Thay vào đó, họ đã đưa cô vào một trung tâm tẩy não. Sau khi ra khỏi trung tâm tẩy não, cô Triệu bị mất việc và bị giáng chức xuống làm việc tại Trường Trung học Cơ sở Trầm Gia Môn, tại đây người ta đã cử nhân viên giám sát và theo dõi cô khắp nơi.

Trường hợp 2: Giảng viên đại học bị truy đuổi trong nhiều năm và bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức

Cô Kim Hoa từng là giảng viên của Đại học Hải dương Chiết Giang. Các quan chức của Phòng 610 Thành phố Chu Sơn đã bắt cô vào tháng 9 năm 2001 vì [cô] đã viết thư cho bí thư ĐCSTQ và chủ tịch tỉnh Chiết Giang, cùng bí thư ĐCSTQ và chủ tịch Thành phố Chu Sơn về Pháp Luân Công. Nhà của cô đã bị đột kích, và các tài liệu và đồ dùng cá nhân liên quan đến Pháp Luân Công đều bị tịch thu. Cô đã bị giam tại trại tạm giam Định Hải Thành phố Chu Sơn.

Một tháng sau đó, cô Kim được thả nhưng đã bị bí mật giám sát kể từ đó. Nhà và nơi làm việc của cô, bao gồm cả máy tính và Internet, cũng đều bị giám sát. Sau khi phát hiện cô truy cập vào trang web Minghui.org, các quan chức từ Phòng 610 Thành phố Chu Sơn đã bắt cô lại vào tháng 10 năm 2002. Nhà của cô đã bị lục soát và các sách Pháp Luân Công cùng đồ dùng cá nhân của cô lại bị lấy đi một lần nữa.

Cô Kim một lần nữa đã bị giam tại trại tạm giam Chu Sơn Định Hải, tại đây cô đã phản đối cuộc bức hại phi pháp bằng cách tuyệt thực kéo dài 24 ngày. Một tháng sau, cô bị đưa đến một trung tâm tẩy não địa phương để tiếp tục bị bức hại. Sau khi được thả, thay vì được cho trở về nhà, cô đã bị quản thúc tại gia tại khách sạn nơi cô làm việc. Tại đó, cô đã tìm được một cơ hội và đã trốn thoát.

Phòng 610 và Sở Công an Thành phố Chu Sơn, cùng nơi làm việc của cô đều phẫn nộ trước việc cô biến mất và quyết định trả thù. Nhà của cô lại bị đột kích một lần nữa. Cảnh sát đã tiến hành các cuộc truy lùng kỹ lưỡng khắp thành phố Chu Sơn, và họ thậm chí còn hút cạn con sông phía sau nhà cô. Không thu được kết quả gì, họ đã theo dõi chồng và con của cô Kim trong một thời gian dài và sách nhiễu họ. Họ cũng đã nhiều lần đến nơi làm việc của chồng cô và trường học của con cô, thậm chí có lần còn bắt giam chồng cô.

Trong vòng vài năm, cảnh sát cũng được điều động đến các tỉnh khác để truy lùng cô. Họ đến nhà của chồng cô, và cha mẹ cô, họ hàng và bạn học của cô ở các thành phố khác, gây ra áp lực tột độ cho những người đó. Nhằm ngăn cản cô đến Bắc Kinh đòi công lý cho Pháp Luân Công, cảnh sát cũng đã được cử đến Bắc Kinh.

Cô Kim cuối cùng bị bắt vài năm sau đó. Có thông tin báo cáo rằng nỗ lực của cuộc truy lùng này đã tiêu tốn hơn một triệu Nhân dân tệ trong suốt những năm đó.

Cô Kim sau đó bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Mạc Can Sơn trong thời hạn hai năm. Các tù nhân ở đó được hướng dẫn theo dõi cô suốt ngày đêm. Sau vô số cuộc tẩy não, lừa gạt, cưỡng bức, và tấn công tâm lý, cô đã trên bờ vực suy sụp tinh thần. Để buộc cô từ bỏ đức tin của mình, các lính canh đã cắt nước sinh hoạt, không cho cô sử dụng nhà vệ sinh, và cấm ngủ trong một thời gian dài.

Trường hợp 3: Buộc phải rời bỏ nhà cửa

Vào khoảng năm 2001, Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) và Sở Công an Thành phố Chu Sơn đã phối hợp để sách nhiễu cô Tưởng Huệ để buộc cô từ bỏ đức tin của mình đối với Pháp Luân Công. Sau đó cô đã bị bắt và đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Mạc Can Sơn, tại đây cô đã bị tra tấn một cách vô nhân tính. Sau khi được thả, cô Tưởng buộc phải rời bỏ nhà cửa để đến Tây Tạng nhằm tránh khỏi bị bức hại thêm nữa. Kể từ đó đến nay, không ai biết cô đã ở đâu.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: //https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/27/-429880.html

Bản tiếng Anh: //https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/13/195047.html

Đăng ngày 17-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share