Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục
[MINH HUỆ 24-07-2021] Đoạn thời gian trước nghe thấy một vài đồng tu trong khu vực bị bắt phi pháp và lục soát nhà, trong quá trình nghe thấy những tình huống này cũng phản ánh ra rất nhiều nhân tâm chấp trước của bản thân. Khiến tôi càng thêm minh bạch rằng trên con đường tu luyện của mình, gặp phải bất kỳ sự việc gì, vô luận là đích thân trải nghiệm hoặc nghe thấy hay nhìn thấy trạng thái của những người xung quanh phản ánh ra, đều do bản thân tồn tại vật chất tư tưởng không đúng đắn nên nó mới xuất hiện, để nhận ra nó và tu bỏ nó.
1. Tu bỏ tâm sợ hãi và tâm nghi ngờ
Trong thời gian nghe thấy đồng tu bị bắt phi pháp, lục soát nhà, trong tâm biết rằng chỉ cần đệ tử Đại Pháp thực thi đúng đắn, chính niệm đủ, có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây, thì ai cũng không thể can nhiễu được. Nhưng vẫn nhận thấy trong hành vi tư tưởng của bản thân, hết lần này đến lần khác đều xuất ra rất nhiều thứ sợ hãi và nghi ngờ, mỗi lần phát hiện những vật chất tư tưởng bất hảo này, tôi đều dùng chính niệm kiểm soát nó. Cho dù nó nhảy ra bất kỳ lúc nào, chính là lúc nó phải bị tiêu hủy, tôi không sợ nó phản ánh ra, càng không thể thừa nhận sự tồn tại của nó, vì sợ hãi và nghi ngờ này không phải là tôi, không phải là chân ngã. Và, tôi phải tu bỏ nhân tâm chấp trước này.
Mặc dù tôi cũng ngăn chặn các tâm sợ hãi đó, nhưng thực sự thanh trừ vật chất tư tưởng bất hảo nơi bản thân là nhờ Pháp của Sư phụ. Buổi tối một ngày nọ tan sở về nhà, từ bên ngoài nhìn thấy đèn trong nhà không bật sáng, thường khi tan sở về, mỗi nhà mỗi hộ đều bật đèn sáng trưng. Tôi đứng bên ngoài, trong tâm bắt đầu do dự không dám vào nhà, chuyện gì thế nhỉ, trước đây chưa bao giờ như vậy, sẽ không xảy ra bất cứ chuyện gì chứ? Tôi biết đây là tâm sợ hãi đang tác quái, trong tâm nghĩ phải ngăn nó lại, mình phải vào nhà, nhưng khi cầm chìa khóa mở cửa vẫn sợ. Mở cửa ra mới thấy trong nhà không có ai, điện thoại đều để ở nhà nên cũng không liên lạc được, tôi băn khoăn không biết nên làm gì, hay liên lạc người thân hỏi thử xem sao, trong não nghĩ ra rất nhiều tình huống.
Cuối cùng quyết định không thể bị tâm sợ hãi sắp đặt mọi chuyện như vậy được, tôi chẳng gọi điện thoại cũng chẳng hỏi han ai, chắc người nhà có việc ra ngoài thôi, tôi bèn đi nấu cơm và ở nhà đợi. Chẳng mấy chốc họ trở về, hóa ra là đi giúp người thân lắp đặt sofa nên về muộn. Chớp mắt ấy tôi mới minh bạch ra, vốn dĩ chẳng có việc gì, tất cả những gì vật lộn trong đầu đều do tâm sợ hãi diễn hóa ra, đều là giả tướng, đều là ma huyễn.
Sư phụ từng giảng:
“Do vậy một khi có tâm chấp trước, thì liền sản sinh ma huyễn này, [và] người ta rất khó thoát khỏi nó.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Buổi tối học Pháp đọc đến đoạn này:
“Tất nhiên, chúng ta không thừa nhận hết thảy những gì mà cựu thế lực an bài; tôi, là Sư phụ, cũng không thừa nhận, các đệ tử Đại Pháp đương nhiên cũng đều không thừa nhận. (vỗ tay) Nhưng thế nào đi nữa chúng đã làm những điều mà chúng muốn làm; các đệ tử Đại Pháp càng cần phải làm tốt hơn nữa, khi cứu độ chúng sinh thì cũng tu bản thân mình cho thật tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004, Giảng Pháp tại các nơi IV)
Đoạn Pháp này của Sư phụ như đề hồ quán đỉnh khiến tôi thấu ngộ, Sư phụ an bài con đường tu luyện cho chúng ta: “khi cứu độ chúng sinh thì cũng tu bản thân mình cho thật tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004, Giảng Pháp tại các nơi IV), chứ không phải tu luyện trong bức hại do tà ác khống chế.
Khi tôi minh bạch Pháp lý này thì các vật chất sợ hãi rất khó tồn tại trong trường không gian bản thân tôi. Buổi tối hôm ấy tôi có một giấc mơ: Một con kênh dài rộng với một đập lớn phía trước, và một cái đầu xả nước lớn. Có một vạch đo ở bên trong kênh, và nước trong kênh chưa đến vạch. Đột nhiên, đầu xả nước to như cái đập lớn mở ra, nước bắt đầu đổ vào kênh, nước bắn tung tóe thành những bông hoa nước lớn trắng xóa, nước đến vạch thì đột ngột dừng lại, thậm chí một giọt cũng không thêm vào được. Khi tỉnh lại tôi ngộ rằng, đây là điều Sư phụ từng giảng: “Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Kể từ đó tôi cảm thấy nhẹ nhàng rất nhiều, tôi hiểu rằng trong Đại Pháp, khi tâm tính đạt đến vị trí mà bản thân không hay không biết, Sư phụ sẽ giúp tôi trừ bỏ vật chất sợ đó đi.
Còn có một thời gian, khi tôi nghe nói đồng tu bị theo dõi, lại kích động đến tâm nghi ngờ tiềm ẩn nơi bản thân. Buổi sáng đi làm, tôi nhìn thấy một chiếc ô tô đậu ngay trên con đường duy nhất mà tôi đi đến công ty, lúc đó nhân tâm bị phơi bày và thuận theo giả tướng diễn hóa: Đi bộ đi làm thì thấy ở đoạn đường đó hôm nay đậu chiếc xe này, ngày mai đậu chiếc xe kia. Trong tâm bắt đầu suy nghĩ gần đây mình không tinh tấn, đừng để tà ác dùi vào sơ hở, bản thân nỗ lực ngăn chặn tâm nghi ngờ bất hảo này. Cho đến một hôm nghe thấy đoạn Pháp của Sư phụ:
“Khi khí lên đỉnh đầu rồi xung xuống, [nhưng] không vượt quan được, [thì] họ liền cảm giác thấy đầu nặng, đầu sưng, [như] có hiện tượng đội một chiếc mũ khí dày cộp, v.v. Nhưng khí không có tác dụng ước chế gì cả, nó cũng không làm người ta dẫn đến phiền phức gì hết, cũng hoàn toàn không sinh ra bất kể bệnh tật gì.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Ồ, tôi hiểu rằng hóa ra không tinh tấn cũng là một trạng thái, bản thân cần tích cực nhanh chóng thay đổi trạng thái này mới được, và không thể để trạng thái này dẫn đến xảy ra vấn đề không nên xảy ra. Tâm nghi ngờ chiếc ô tô này lập tức tiêu tan như mây khói. Sau này đi đến đoạn đường ấy cũng không chú ý nhìn xem liệu có chiếc ô tô nào đậu ở đó hay không, cũng không bị tâm nghi ngờ làm loạn tư tưởng nữa. Hơn nữa, cho dù có hay không có nghĩ đến Pháp của Sư phụ thì tôi vẫn an tâm, đó là một cảm giác an toàn nội tại.
2. Trừ bỏ tâm tồn tiền, tồn vật
Khi tôi nghe đồng tu chia sẻ liên quan đến vấn đề lợi ích, cũng nhận thấy tâm tồn tiền tồn vật của bản thân. Tôi là người từ nhỏ đã có thói quen thích thu thập tích góp đồ mà không muốn sử dụng. Bố mẹ cho tiền tiêu vặt nhưng tôi không tiêu mà thích để dành, khi lớn dần lên, có công việc rồi, thói quen này của bản thân càng phản ánh ra rất nhiều tâm bất hảo.
Vào thời gian tôi ở nhà không có việc làm cũng không có thu nhập, tiền mà bố mẹ cho tôi hàng tháng dùng không hết bèn giữ lại và cất ở một nơi chỉ có mình tôi biết. Về sau tôi đi làm, một hôm mẹ đi tìm đồ trong phòng tôi, vô tình tìm thấy nơi tôi cất tiền, chứ cũng không tìm thấy đồ mà mẹ muốn tìm, cuối cùng mới tìm thấy món đồ đó ở chỗ mẹ tôi.
Sau khi tôi biết nơi mình cất tiền bị phát hiện, trong tâm khó chịu chẳng có chút dư vị gì, tôi ngồi xuống và nghĩ: Vì sao sợ người khác biết mình cất giấu tiền chi tiêu nhỉ. Tôi phát hiện đằng sau sự tồn tiền này là tâm lo xa và tâm muốn giải quyết những vấn đề cấp bách của bản thân, nhưng vì sao lại có suy nghĩ này, hóa ra đó là vị tư.
Có một thời gian tôi mê mua quần áo, mua trên mạng, mua ở cửa hàng, mua rất nhiều quần áo, nhưng đa số chỉ mặc qua một lần rồi không muốn mặc lại, cất thành một tủ lớn, trạng thái này cũng quấy nhiễu tôi một thời gian rất dài.
Một lần học Pháp đến đoạn này:
“Để vứt bỏ [ở] mức tối đa các tâm chấp trước của con người, Thích Ca Mâu Ni đã không cho [đồ đệ] tiếp xúc với bất kể những thứ gì như tài, vật; [Ông] dẫn dắt các đệ tử đi xin ăn, đi hóa duyên.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Tôi bỗng minh bạch ra rằng, chẳng phải các hành vi này giống với việc hòa thượng tồn trữ cái bát hóa duyên hay sao? Mình là một người tu luyện, nhân tâm nào cũng phải bỏ, làm sao có thể mang theo các chủng tâm này viên mãn kia chứ? Điều này không thể! Khi không có sự ràng buộc của các tâm này, mọi việc đều đường đường chính chính, cũng không còn cảm giác xấu hổ khi tư tâm bị phơi bày, hơn nữa còn cảm thấy nhẹ nhàng thản đãng.
3. Trừ bỏ tâm hữu cầu
Khi các đồng tu nói về tâm lợi ích, tôi cũng thấy bản thân mình có tâm hữu cầu đáng sợ này.
Nhân dịp con của tổng giám đốc công ty nơi tôi làm việc trước đây được 100 ngày, trong tâm tôi muốn mua một ổ khóa nhỏ bằng bạc để làm quà cho con của anh ấy, còn nói với mẹ rằng bản thân muốn giữ liên lạc tốt với anh ấy để sau này có cơ hội làm việc bên ngoài, cơ hội càng nhiều thì thu nhập càng cao. Tối hôm ấy tôi hẹn với bạn đi mua chiếc ổ khóa bạc, sau khi ăn tối xong thì giảng cho bạn nghe rất nhiều chân tướng Đại Pháp, trước đây tôi đã làm tam thoái cho cô ấy rồi. Trong tâm tôi rất vui, chẳng hề ý thức là bản thân tồn tại tâm hữu cầu vào việc truy cầu lợi ích.
Sáng sớm hôm sau thức dậy cảm thấy hơi đau đầu, trong tâm nghĩ có thể tối hôm qua ngủ không ngon, đến trưa càng lúc càng đau, đến tối tan sở càng đau dữ dội hơn, ngay cả phát chính niệm cũng đau, khi tập trung niệm lực để niệm một chữ “diệt” thì đau đến nỗi không thể dùng sức. Lúc này tôi mới bắt đầu cảnh giác, trạng thái không đúng đắn này tuyệt đối không phải do nguyên nhân ngủ không ngon, nhất định bản thân đã làm điều nào đó mà người tu luyện không nên làm. Tôi ngồi xuống suy nghĩ từ khi nào mình bắt đầu có hiện tượng đau đầu, chính là từ lúc mua ổ khóa nhỏ bằng bạc gửi tặng cho họ, vợ của tổng giám đốc rất khách khí từ chối, nhưng tôi vẫn nhất quyết muốn họ nhận, tuy nhiên cuối cùng họ cũng không nhận. Vì sao tôi muốn làm như vậy, vì muốn gây ấn tượng tốt với họ, từ đó đạt đến mục đích của bản thân. Cái tâm dơ bẩn biết mấy, tâm hiển thị, tâm cầu danh cầu lợi, nghĩ rằng họ có thể đối xử tốt với tôi khi tôi đến đó làm việc, có thể khiến công việc nhẹ nhàng hơn, tâm an dật và tâm hưởng thụ truy cầu sự tốt đẹp trong cuộc sống, đây rõ ràng là chấp trước căn bản không muốn chịu khổ.
Khi tôi nghĩ minh bạch rồi, thì mơ hồ nhìn thấy hai con rắn lớn quấn vào nhau, hóa ra đây là hai thứ bất hảo đang tác quái. Lúc này tôi đang ngồi trước tivi xem chương trình truyền hình Tân Đường Nhân, tôi nghĩ: Đau không phải ta, mà là quá trình giẫy chết của hai thứ xấu xa này. Khi tôi nhận ra thứ xấu đằng sau tâm hữu cầu, cũng là lúc nó bị giải thể. Tôi nghĩ: “Ngươi đau, cái đau là ngươi, thứ phải bị tiêu hủy là ngươi với hình tượng vật chất con rắn và tư tưởng hữu cầu kia, không phải ta”.
Tôi tiếp tục xem chương trình Tân Đường Nhân, cơn đau hoàn toàn biến mất lúc nào không hay, đầu não bắt đầu thanh tỉnh tươi sáng trở lại. Điều này khiến tôi nhận thức thêm một lần nữa về Pháp mà Sư phụ giảng:
“Chư vị hữu sở cầu, con động vật kia liền thấy, nó liền gắn [nó] lên [thân chư vị]; đó chính là phụ thể.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Trải nghiệm này khiến tôi minh bạch: Buông bỏ tâm hữu cầu cũng chính là dần dần buông bỏ chấp trước căn bản của con người.
Đối với người thường, không có gì sai khi truy cầu sự tốt đẹp và hưởng thụ trong cuộc sống, nhưng đối với người tu luyện mà nói, hoàn cảnh sống là nơi cung cấp cơ hội tu luyện cho chúng ta, tu luyện là gian khổ, chịu khổ mới có thể tiêu nghiệp, tâm tính đề cao, nghiệp lực chuyển hóa, mới có thể dần đạt đến cảnh giới viên mãn, đây mới là mục đích của tu luyện.
Mặc dù bản thân vẫn còn rất nhiều phương diện cần đề cao, nhưng trong tâm tôi tin tưởng rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng chiểu theo Pháp của Sư phụ để đối chiếu lời nói và hành động của bản thân, coi bản thân như người tu luyện mà thực tu chính mình. Không cấp thêm bất kỳ nhân tố phụ diện nào cho đồng tu, trong thời gian cuối cùng này, thực tu bản thân, cứu độ chúng sinh, hoàn thành sứ mệnh của mình, viên mãn theo Sư phụ về nhà, thỉnh Sư phụ gia trì!
Tầng thứ hữu hạn, nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính, cảm tạ Sư phụ, cảm ơn đồng tu!
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/24/从同修的状态中看自己-427520.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/7/194970.html
Đăng ngày 18-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.