Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 08-07-2021] Gần đây tôi đã có được thể ngộ sâu hơn về Pháp. Sư phụ đã triển hiện cho tôi một tầng Pháp lý mới trong “Phật tính”. Vậy nên giờ đây tôi có thể phân biệt được chân ngã và giả ngã, đề cao tâm tính và buông bỏ những chấp trước của bản thân.

Tại sao chúng ta cần phân biệt rõ giả ngã?

Trước đây khi tôi đọc “Phật tính”, tôi chỉ ngộ được các nguyên lý ở bề mặt và tu bỏ một số quan niệm mắc phải, nhưng lần này Pháp đã triển hiện cho tôi thấy ở tầng thứ sở tại của mình, tôi nhận ra được nhân tố giả ngã. Tôi ngộ ra rằng nếu một người tu luyện không thực sự tu bỏ được giả ngã đã được hình thành và phát triển trước đó thì ngay cả khi họ đã buông bỏ được một số chấp trước, họ vẫn sẽ không thể minh bạch được chân lý của Pháp vì họ đã bị phong bế bởi nhân tố giả ngã. Mặc dù họ học Pháp, nhưng họ vẫn không thể đề cao trong tu luyện vì Pháp sẽ không triển hiện cho nhân tố giả ngã này biết được.

Sư phụ giảng:

“… chư vị lại không có Pháp để chỉ đạo tại cao tầng, [thì] chư vị không thể tu luyện được …” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Hơn nữa, giả ngã sẽ cố gắng ngăn cản chúng ta nhận ra những tâm chấp trước của mình nên việc xác định được giả ngã là rất quan trọng.

Giả ngã cũng là một thực thể

Thể ngộ của tôi là giả ngã được hình thành từ những suy nghĩ, truy cầu của con người để thích nghi với hoàn cảnh cuộc sống trong xã hội này. Kể từ khi chúng ta được sinh ra, chúng ta đã hình thành những quan niệm để bảo vệ bản thân.

Sư phụ giảng:

“ Kỳ thực, ngoại trừ phần thuần chân của tiên thiên ra, hết thảy quan niệm đều là hậu thiên hình thành, thật sự không phải bản thân mình đâu”. (Tồn tại vì ai, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi ngộ ra rằng chân ngã của con người dần dần bị chôn vùi bởi giả ngã vì nó bị che đậy bởi những quan niệm và nghiệp lực của con người. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường làm những việc dựa trên quan niệm của con người, từ đó mà bổ sung thêm năng lượng cho giả ngã. Do đó, nó phát triển như một thực thể.

Giả ngã sẽ cản trở sự tu luyện của một người

Sư phụ giảng:

“Con người có rất nhiều tâm chấp trước, các chủng quan niệm, thất tình lục dục, tất cả các tư tưởng đều ở trong não của chư vị, nhưng đó đều không phải là chư vị”. (Giảng Pháp tại Pháp hội nghị Thụy Sĩ 1998)

Thể ngộ của tôi là, nếu chúng ta không tu bỏ giả ngã, nó sẽ tạo thành một chướng ngại lớn ngăn cản chúng ta học Pháp, vì nội hàm tinh thâm của Đại Pháp sẽ không thể triển hiện cho giả ngã. Vậy nên mỗi lần học Pháp, tôi luôn tự nhủ rằng chân ngã của tôi đang học Pháp.

Giả ngã được hình thành sau khi sinh ra và sử dụng các tiêu chuẩn riêng của nó để giải quyết các vấn đề mà chúng ta gặp phải. Đôi khi nó có thể được che giấu, vì một số hành vi của nó có thể được coi là đúng, nhưng nó có thể là sai nếu dựa trên Pháp. Chẳng hạn, việc căm ghét cái ác như kẻ thù có thể được coi là đúng; tuy nhiên, nếu dựa trên Pháp thì chúng ta cần phải buông bỏ oán hận và tật đố. Nếu chúng ta không thể phân biệt được giả ngã thì chúng ta sẽ làm mọi việc theo giả ngã mà không dựa trên Pháp.

Khi chúng ta gặp phải vấn đề, nếu chúng ta không để ý tu bỏ giả ngã và nhìn nhận vấn đề dựa trên Pháp thì chúng ta sẽ bị giả ngã ngăn cản hoặc lừa gạt. Giả ngã lo sợ bị thanh trừ nên nó cố gắng kiểm soát tâm trí của chúng ta để chúng ta làm mọi việc dựa trên nó hơn là dựa trên Pháp. Bản thân giả ngã thậm chí còn ngụy biện cho hành vi của chúng ta, ngăn cản chúng ta làm các việc dựa trên Pháp.

Nhiều học viên có thể hỏi: “Vậy bạn đang nói rằng chúng tôi không biết phân biệt đúng sai?”. Tôi cho rằng nếu chúng ta không phân biệt được rõ sự can nhiễu của giả ngã thì chúng ta khó có thể phân biệt được ý niệm này không phải của chúng ta. Tuy nhiên, sau khi loại bỏ được nhân tố giả ngã, chúng ta có thể sử dụng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để đo lường mọi việc chúng ta làm. Nếu chúng ta không thể thực sự tu bỏ giả ngã thì chúng ta sẽ bị nhân tố giả ngã này điều khiển và không thể tinh tấn trong tu luyện của mình.

Tầm quan trọng của việc tu bỏ giả ngã

Sư phụ giảng:

“Vì hết thảy đều sinh ra từ ‘cái tôi’. Chư vị nghĩ xem ở xã hội này đây, gia đình là gia đình của chư vị, công tác là công tác của chư vị, tiền mà chư vị kiếm được, việc mà chư vị làm ra, hết thảy tất cả, đúng không? Thậm chí động lực vận hành xã hội cũng là đến từ ‘tư’. [Ví dụ như] ‘Tôi muốn phát minh điều chi’, ‘tôi muốn làm chút gì’, ‘tôi muốn thế này hay thế kia’. Đúng không? ‘Làm tổng thống, tôi muốn khiến xã hội tốt hơn lên thế này thế kia’. Dẫu là chuyện tốt, cũng đều phát xuất từ ‘cái tôi’, đối với người thường là không thành vấn đề. Nhưng làm người tu luyện, điều chư vị tu là ‘vị tha’, ‘vị công’; sinh mệnh biến thành sinh mệnh chính giác chính Pháp; đây là nói về người tu luyện”. (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Tôi ngộ được rằng nhân tố giả ngã có thể tạo ra tất cả các tâm chấp trước và quan niệm người thường. Nếu chúng ta muốn tu bỏ những chấp trước và các quan niệm người thường thì trước hết chúng ta phải loại bỏ nhân tố giả ngã này. Nếu chúng ta không thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thì nhiều vấn đề khác nữa sẽ nảy sinh.

Hãy để chân ngã điều khiển chúng ta

Tôi ngộ được rằng chân ngã của chúng ta chưa bao giờ thay đổi, chỉ là nó bị vùi lấp bởi những quan niệm và nghiệp lực của con người. Chúng ta nên để chân ngã của mình làm chủ. Bất cứ khi nào xuất hiện mâu thuẫn giữa quan niệm người thường và nguyên lý của Pháp thì chúng ta nên dùng Pháp để đo lường mọi thứ. Khi chúng ta thanh lý các tâm chấp trước và các quan niệm người thường thì chính là để chân ngã của chúng ta có thể hiển lộ và cuối cùng chúng ta có thể trở về với chính chân ngã của mình.

Trên đây là những gì tôi ngộ được trong tầng thứ tu luyện của bản thân. Nếu có điều gì không dựa trên Pháp, xin từ bi chỉ ra.

[Ghi chú của người biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu”].

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/8/427884.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/7/194492.html

Đăng ngày 16-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share