Bài viết của Âu Dương
[MINH HUỆ 26-06-2021] Hôm nay đọc bài “Chia sẻ cùng đồng tu lão niên: Đừng bị những ân ân oán oán làm cản trở con đường tu luyện” có đề cập đến bộ phận đồng tu xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh ở các mức độ khác nhau, các dạng triệu chứng đều có. Có người cho rằng mình đã già rồi, có người cho rằng bệnh cũ lúc trước lại tái phát, có người thừa nhận rằng bản thân không tinh tấn, giải đãi rồi; bản thân không làm tốt rồi bị cựu thế lực dùi vào sơ hở, v. v.
Điều mà tôi muốn nói là: người tu luyện ngoài việc hướng nội tìm khi gặp mâu thuẫn, tu tốt bản thân và làm tốt ba việc thì đồng thời cần đạt được tiêu chuẩn về động tác luyện công mà Sư phụ đã từng giảng trong cuốn Pháp Luân Công và Đại viên mãn pháp. Người xưa giảng rằng: “Hành như phong, trạm như tùng, tọa như chung, ngọa như cung” (Tạm diễn nghĩa: đi nhẹ như gió, đứng thẳng như thông, ngồi vững như chuông, nằm như cây cung). Huống hồ chúng ta là người luyện công thì càng nên như vậy. Tiếp theo, tôi sẽ viết ra những vấn đề tồn tại trong việc luyện công của bản thân để giao lưu cùng các đồng tu.
Do bản thân luyện công với tư thế không chính xác trong nhiều năm nên khuôn mặt của tôi cũng giống như người thường, xuất hiện trạng thái lão hóa như những người cùng tuổi, thân thể xuất hiện các dạng không thoải mái. Điều minh hiển nhất chính là tuy mỗi ngày làm việc 2- 3 tiếng đồng hồ nhưng cần ngủ một giấc nếu không thì không có tinh thần, đầu óc mơ màng, không làm việc được. Đó là điều mà trước đây chưa từng có hiện tượng như vậy. Tôi đã hướng nội tìm vấn đề ở tâm tính, phát chính niệm nhưng vẫn chưa thể đột phá trạng thái này.
Một ngày, đột nhiên tôi nhận ra rằng động tác luyện công của mình không chuẩn, không đạt được yêu cầu của Sư phụ. Đương nhiên, phương diện này cũng ẩn giấu tâm hay coi nhẹ; chính là cẩu thả, tâm thái ỷ lại; cho rằng luyện công xong là được rồi, không ngộ ra rằng động tác luyện công cần đạt đến tiêu chuẩn thì bản thể mới có thể phát sinh biến hóa. Đặc biệt là lúc luyện công, toàn thân không thả lỏng, không buông lỏng thì bộ vị không thể diễn hóa. Dần dần, thân thể xuất hiện trạng thái không thoải mái.
Gần đây khi tự mình đối chiếu với cuốn Pháp Luân Công và Đại viên mãn Pháp để kiểm tra động tác luyện công của bản thân, tôi phát hiện rằng mình mắc rất nhiều lỗi nhỏ. Nếu không cẩn thận thì rất khó nhìn ra được.
Vấn đề tồn tại ở bài công pháp thứ nhất
1. Ở tư thế chuẩn bị, hai chân không rộng bằng vai. Bàn chân trái chếch hướng ra ngoài (phía ngón chân út). Sau khi đo bằng thước, tôi thấy khoảng cách giữa hai bàn chân nhỏ hơn nhiều so với vai. Tôi đã dùng thước để kiểm tra và nhận ra rằng độ rộng chính xác của vai bằng hai lần độ rộng của bản chân của một người. Bởi vì độ rộng vai của mỗi người là khác nhau. Vì vậy căn cứ vào tình huống của mỗi người mà xác định. Có người thì vừa đủ, có người rộng một chút, có người hẹp một chút. Đây chỉ là một chút tham khảo.
2. “Di Lặc thân yêu”, mười ngón không hướng vào nhau, khoảng cách giữa đầu ngón tay không đạt 20-25cm.
3. Đầu dựng thẳng lên, hai chân không dẫm xuống, thân thể cũng không thẳng đứng. Hai lòng bàn tay không dùng lực đẩy lên mà là cánh tay đẩy lên trên. Do vậy toàn thân không thể dần dần căng lên.
4. Khi hai tay song thủ hợp thập, thay vì nâng dần hai tay lên rồi hợp thập thì lại đưa thẳng hai tay lên trước ngực và hợp thập. Khi đưa hai tay lên có một động tác nhỏ là nhún vai. Sau khi hợp thập thì hai cẳng tay không thành một đường thẳng.
5. Lúc “Tay xoay quả cầu”, tay duỗi ra không cao bằng với đầu, “kim hầu phân thân” thì tay không thẳng hàng với vai, lúc “Song long hạ hải” hai vai không thẳng. Lực hướng xuống của hai tay trái phải không đồng đều. Lúc “La Hán bối sơn”, cổ tay không tạo thành góc 45 độ, thân thể không đủ thẳng đứng. Chỉ ưỡn ngực về phía trước chứ không dùng lực căng lên. “Kim Cang bài sơn” khi đẩy hai tay về phía trước thì cánh tay và vai không cùng một độ cao. Tất nhiên, sai lệch một chút nếu không chú ý thì không nhận ra.
Vấn đề tồn tại ở bài công pháp thứ hai
1. Lúc “Đầu tiền bão luân”, lòng bàn tay hướng vào mặt không cao ngang lông mày mà hơi chếch xuống dưới. Hơn nữa, 10 ngón tay chưa hướng vào nhau, cánh tay ôm không tròn. Bởi vì tư thế không đúng nên toàn thân căn bản không thể thả lỏng.
Tư thế “Đầu tiền bão luân” không đúng sẽ ảnh hướng đến ba động tác bão luân sau đó. Lúc “Phúc tiền bão luân”, tay trái cao, tay phải thấp. Lý do mà tay trái cao là nách trái gần tay vậy nên hai tay cũng không ôm tròn.
3. Lúc “Đầu đỉnh bão luân” thì cũng một tay cao một tay thấp như vậy, cũng không ôm tròn. Vai, cánh tay, khuỷu tay và cổ tay không được thả lỏng.
4. Hai lòng bàn tay không hướng vào tai, mà chỉ có ngón tay cái hướng vào tai.
Vấn đề tồn tại ở bài công pháp thứ ba, thứ tư
Lúc luyện công, tư tưởng nghĩ đến những thứ khác, không theo kịp nhạc luyện công, lúc nhanh lúc chậm. Bàn tay dễ chạm vào bộ vị trong cơ thể. Tay và chân không tạo thành hình chữ nhất. Các vấn đề khác giống như bài công pháp thứ nhất.
Vấn đề tồn tại ở bài công pháp thứ năm
1. Hàm dưới hơi thu lại nhưng được một lúc thì lại quên mất liền thả lỏng và cúi đầu xuống. Thân thể cũng không bảo trì tư thế lưng ngay cổ thẳng.
2. Hai tay và vai không đều nhau. Một vai cao một vai thấp nên tự nhiên khiến hai lòng bàn tay ở vị trí không chuẩn.
3. Sau khi nâng khuỷu tay lên, qua một lúc thì lại quên. Nách không mở hoặc là mở ra lúc đầu nhưng luyện một lúc rồi thì dần dần chạm vào hai bên sườn.
4. Khi đả tọa đến 45 phút thì chân đau, lưng đau. Hễ đau liền lắc eo, nghiệp cần phải tiêu thì không được tiêu. Lần sau đau thì lại lắc lư, không dùng tiêu chuẩn của người luyện công để nhìn nhận cơn đau này. Vì vậy, thời gian chịu đau vẫn kéo dài, dần dần mới tốt hơn.
5. Lúc kết ấn cổ tay trái gần như không được thả lỏng.
Bởi vì tư thế đả tọa không đúng, luyện công mắt nặng trĩu, rất muốn đi ngủ. Thậm chí có lúc rất mê mờ. Lúc phát chính niệm có thể xuất hiện thế tay đổ, mê mờ và một số hiện tượng khác; không có cảm giác thư thái sau khi luyện công xong. Thời gian lâu dần, thân thể có thể xuất hiện lưng còng, chân cao chân thấp, một bên vai cao một bên vai thấp, hoặc là khuôn mặt có hiện tượng bên to bên nhỏ. Nếu như là tình huống xảy ra trước khi luyện công, mà sau khi luyện rất nhiều năm rồi không có biến đổi thì có thể liên quan đến vấn đề về tư thế luyện công.
Đề nghị các đồng tu luyện công với tư thế không chuẩn nên luyện công trước gương để kịp thời chỉnh sửa động tác luyện công sai. Nếu không có gương lớn như vậy thì mở mắt ra xem một chút. Nếu ở điểm luyện công thì càng tốt, có thể xem giúp nhau động tác luyện công đã chuẩn xác chưa.
Đặc biệt là giúp các đồng tu cao tuổi cần có đồng tu khác hỗ trợ giúp chỉnh sửa động tác không chính xác. Đồng tu giúp đỡ cần quan sát cho đến khi đồng tu cao tuổi luyện xong. Có lúc cần dùng tay để chỉnh sửa động tác luyện công đến khi đồng tu cao tuổi đã hoàn toàn luyện đúng. Có thể sẽ mất vài lần chỉnh sửa mới có thể chính xác được và cần có tâm nhẫn nại.
Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Nếu có chỗ nào không phù hợp với Pháp mong các đồng tu từ bi chỉ giúp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/26/427361.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/9/194527.html
Đăng ngày 17-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.