[MINH HUỆ 18-07-2021] Trừng phạt những kẻ chà đạp nhân quyền đã trở thành ý kiến đồng thuận giữa các nước dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Vương quốc Anh và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) cũng đã ban hành những đạo luật tương tự. Áo và Nhật Bản đang thảo luận về vấn đề này.
Theo các đạo luật này, các học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách những thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công trong vài năm qua. Hàng năm, các học viên đều đã đệ trình mấy danh sách này lên chính phủ các nước dân chủ, nhằm hối thúc họ trừng phạt các thủ phạm đã được nêu tên.
Kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã đệ trình những bản danh sách mới nhất những thủ phạm can dự vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tới các chính phủ của họ, yêu cầu ban hành những biện pháp trừng phạt đối với những kẻ chà đạp nhân quyền, gồm có cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản của những đối tượng này ở hải ngoại.
Trong danh sách này có ba nhân vật sau: Khương Bình, Trần Dần, và Chương Hoa.
Thông tin về thủ phạm
Họ và tên: Khương Bình (姜平)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày tháng năm sinh: tháng 12 năm 1956
Nơi sinh: Thành phố Hàng Châu, Tỉnh Chiết Giang
Chức vụ:
Tháng 7 năm 2013 – tháng 5 năm 2017: Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Thượng Hải
Tháng 7 năm 2018 đến nay: Cố vấn chính quyền thành phố Thượng Hải
Họ và tên: Trần Dần (陈寅)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày tháng năm sinh: tháng 12 năm 1962
Nơi sinh: không rõ
Chức vụ:
Tháng 5 năm 2017 – tháng 3 năm 2019: Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Thượng Hải.
Hiện tại: Phó Thị trưởng thành phố Thượng Hải kiêm Giám đốc Ủy ban Quản lý quận Lâm Cảng, Khu Thương mại Tự do Thượng Hải.
Họ và tên: Chương Hoa (章华)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày tháng năm sinh: tháng 2 năm 1965
Nơi sinh: Tỉnh Chiết Giang
Chức vụ:
Tháng 3 năm 2014 – hiện tại: Phó bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Thượng Hải.
Tháng 3 năm 2017 – tháng 11 năm 2018: Giám đốc Phòng 610 thành phố Thượng Hải.
Những tội chính
Trong thời gian Khương Bình, Trần Dần và Chương Hoa lần lượt giữ các chức vụ bí thư, phó bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp Luật, giám đốc Phòng 610, những người này đã trực tiếp chỉ đạo cuộc bức hại mang tính hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công ở Thượng Hải, bao gồm bắt giữ, giam cầm, kết án tù, khám xét chỗ ở phi pháp, và tẩy não. Theo các dữ liệu có được, từ năm 2013, hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở Thượng Hải đã bị bắt giữ, giam cầm, kết án tù hoặc bị đưa tới các trung tâm tẩy não. Có ít nhất mười học viên đã chết vì bị bức hại như Triệu Bân, Mã Đông Quyền, Bách Căn Đễ, Lệ Ngọc Khâm, Ông Bình, Dương Tuyết Trân, Trần Bác Anh, Lục Ái Vinh, Giang Dũng và Hề Giao. Học viên Lý Tiểu Anh bị suy sụp tinh thần vì bị bức hại.
1. Những trường hợp tử vong vì bức hại
Trường hợp 1: Bà Bách Căn Đễ qua đời sau khi bị trộn thuốc có độc tính trong nhà tù
Bà Bách Căn Đễ, 65 tuổi, đã bị cầm tù 14 năm vì không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Lần bắt giữ gần đây nhất là vào tháng 9 năm 2012. Vào ngày 3 tháng 5 năm 2013, bà bị kết án trái phép 6,5 năm tù giam. Bà Bách đã bị tra tấn và ngược đãi từ khi được chuyển tới Nhà tù Nữ Thượng Hải vào giữa năm 2013. Vào ngày 24 tháng 8 năm 2016, bà được đưa tới phòng cấp cứu và nằm viện trong vài ngày. Sau đó, bà nói với gia đình mình rằng đồ ăn của bà trong tù đã nhiều lần bị trộn thuốc độc. Vào ngày bà được đưa tới phòng cấp cứu, bà cảm thấy chóng mặt và mất ý thức sau khi ăn sáng. Tình trạng sức khỏe của bà Bách liên tục xấu đi và bà đã qua đời vào ngày 15 tháng 6 năm 2017.
Trường hợp 2: Cảnh sát cắt điện, nước và ngăn cản cấp cứu người già
Sáng ngày 19 tháng 1 năm 2016, một số cảnh sát an ninh quốc gia đã tìm cách đột nhập và lục soát nhà ông Lệ Ngọc Khâm, nhưng gia đình ông từ chối mở cửa. Trưa chiều hôm đó, ông Lệ bị ngất vì kiệt sức do quá căng thẳng và sợ hãi. Gia đình ông Lệ đã thông báo cho cảnh sát đang đứng gác trước nhà về tình trạng của ông và yêu cầu cấp điện nước trở lại. Cảnh sát đã từ chối yêu cầu này, kể cả khi đội cứu hộ khẩn cấp đến nơi và yêu cầu họ thực hiện ngay lập tức. Ông Lệ qua đời vào 3 giờ sáng ngày hôm sau ở tuổi 68.
Trường hợp 3: Ông Lục Ái Vinh qua đời trong viện dưỡng lão
Ông Lục Ái Vinh bị bắt vào cuối năm 2013 và bị kết án ba năm tù giam vào ngày 16 tháng 1 năm 2014. Vì huyết áp cao nên ông Lục được tại ngoại trong tình trạng bị cùm chân 24 giờ mỗi ngày. Sau đó, Phòng 610 địa phương đã ép ông Lục phải vào viện dưỡng lão. Khoảng sáu tháng sau, ông Lục bị đột quỵ vì bị huyết não khối, rồi bị bán thân bất toại. Trong thời gian ở viện dưỡng lão, ông Lục bị trói cả chân lẫn tay vào giường. Khi được đưa về nhà, ông Lục nổi mụn mủ có mùi hôi khó chịu khắp người. Ngày 25 tháng 12 năm 2017, chỉ 13 ngày sau khi được thả, ông Lục đã qua đời.
Trường hợp 4: Bà Ông Bình qua đời sau bảy tháng được thả khỏi nhà tù
Bà Ông Bình bị bắt vào ngày 2 tháng 6 năm 2015 và kết án tới 16 tháng tù giam vào ngày 18 tháng 9 năm 2016. Trong khi đợi xét xử tại trại giam Trường Ninh, bà đã gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như huyết áp cao và sỏi mật. Gia đình yêu cầu được bảo lãnh tại ngoại để điều trị nhưng chính quyền địa phương đã từ chối. Tại thời điểm được trả tự do, bà đã sụt mất 1/3 trọng lượng cơ thể. Bà qua đời vào ngày 30 tháng 4 năm 2017.
Trường hợp 5: Ông Giang Dũng qua đời vì xuất huyết não
Ngày 24 tháng 4 năm 2019, ông Giang Dũng bị bắt và lục soát nhà. Cùng ngày, ông bị đột quỵ và được tại ngoại sau đó hai ngày bởi trại giam địa phương từ chối tiếp nhận. Người của Phòng 610 đã tiếp tục sách nhiễu sau khi ông Giang trở về nhà. Ông Giang đã vô cùng bức bối vì bị giám sát nghiêm ngặt. Ngày 19 tháng 11, ông bị xuất huyết não nghiêm trọng và mất dần ý thức. Ông qua đời sau đó bảy ngày ở tuổi 51.
2. Giam giữ trong trại tâm thần và trung tâm tẩy não
Bà Thang Vị Dân, một nghệ sỹ làm việc ở Trung tâm Nghệ thuật Ca kịch Thượng Hải, đã bị bắt và giam giữ bảy lần vì đức tin của mình. Bà đã ba lần bị cưỡng chế tham gia các lớp học tẩy não. Lần bắt giữ thứ bảy xảy ra vào ngày 14 tháng 5 năm 2016. Bà bị tạm giam ở một trại giam trong 30 ngày trước khi bị giam cầm tại một bệnh viện tâm thần trong 20 tháng. Bà Thang bị ảo giác thính giác và tóc ngả muối tiêu vì bị cưỡng chế uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Chưa đầy 6 tháng sau khi bà Thang được trả tự do vào ngày 7 tháng 8 năm 2018, cảnh sát quận Từ Hối đã đột nhập nhà bà, tịch thu đồ đạc cá nhân và đưa bà vào Trại giam Từ Hối. Hai ngày sau đó, bà Thang lại được đưa tới một trung tâm tẩy não.
3. Tàn tật vì bị tra tấn
Bà Đổng Ngọc Anh, 65 tuổi, bị đưa tới Nhà tù Nữ Thượng Hải vào ngày 6 tháng 3 năm 2014. Trong tù, bà Đổng bị “giám sát nghiêm ngặt” ngay cả khi huyết áp của bà lên đến 210/140 mmHg. Bà có lần bị trói nhiều ngày liên tiếp. Từ tháng 6 năm 2015 tới tháng 2 năm 2016, cảnh sát đã chỉ thị cho các tù nhân cùng phòng liên tục tra tấn bà Đổng bằng cách tát, đá, cấu véo và giẫm lên chân bà.v.v để buộc bà phải từ bỏ đức tin, vì thế khiến bà Đổng bị tím bầm khắp người, tay, chân và đầu gối không ngừng sưng tấy. Cho đến hôm nay, chân, tay và dây chằng của bà Đổng vẫn đầy thương tích. Bà đi lại khó khăn, vòng tay trái ra sau mà không chạm được lưng.
4. Sách nhiễu, bắt giữ và kết án bất hợp pháp
Theo dữ liệu đăng trên trang Minh Huệ, vào năm 2018, hàng chục học viên Pháp Luân Công ở Thượng Hải đã bị sách nhiễu, hơn 70 người bị bắt, có ít nhất 17 người bị đưa ra xét xử, và 20 người đã bị kết án.
Ngày 23 tháng 3 năm 2018, ông Đặng Thành Liên bị bắt dù không có lệnh bắt chính thức. Cảnh sát đã tịch thu tài sản cá nhân và đưa ông tới đồn cánh sát, nơi ông bị thẩm vấn suốt một ngày mà không được ăn uống gì. Trong khi bị giam giữ, ông Đặng đã bị cùm tay tới 15 ngày, và bị trói vào “giường chết” trong 17 ngày. Ngày 16 tháng 4 năm 2019, ông Đặng bị kết án bốn năm tù giam. Chỉ trong khoảng hai năm thụ án, ông Đặng đã nhiều lần phải nằm viện.
Năm 2019, Thượng Hải có ít nhất 15 học viên Pháp Luân Công bị phạt hoặc kết án, 16 người bị xét xử, 56 người bị giam giữ và 105 người bị bắt giữ và lục soát nhà cửa. Ông Trương Cần, một kỹ sư về hưu 65 tuổi, bị bắt vào ngày 24 tháng 4 năm 2019, tại một ga tàu điện ngầm ở Thượng Hải. Ngày 6 tháng 7 năm 2020, ông đã bị kết án 5 năm tù giam.
Trong năm 2020, có ít nhất 87 học viên Pháp Luân Công ở Thượng hải đã bị bắt, 71 người bị sách nhiễu, 24 người bị kết án và một người bị bức hại đến chết.
Từ tháng 7 năm 2020, hàng chục học viên Pháp Luân Công ở Thượng Hải đã bị lấy mẫu máu và thông tin cá nhân của họ bị chính quyền cưỡng bức thu thập. Mẫu sinh trắc và mẫu máu gần đây được thu thập từ các học viên được cho là để thành lập kho dữ liệu khổng lồ về DNA và nội tạng phù hợp cũng như tăng cường giám sát các học viên thông qua mạng lưới giám sát rộng khắp của chính quyền Trung Quốc. Những thông tin khác mà cảnh sát đã thu thập từ các học viên gồm có chữ ký, dấu vân tay, chiều cao, ảnh và số điện thoại. Năm 2020 có ít nhất 30 học viên đã bị cưỡng bức lấy mẫu máu và năm 2021 có ít nhất sáu học viên, kể cả học viên cao tuổi và bị liệt.
5. Bôi nhọ Pháp Luân Công
Trong một thời gian dài, Ủy ban Chính trị và Pháp luật cùng Phòng 610 ở Thượng Hải đã ngụy tạo và phát tán dối trá để bôi nhọ Pháp Luân Công, đặc biệt là thông qua tuyên truyền và các tổ chức văn hóa và giáo dục.
Ngày 10 tháng 7 năm 2018, Chương Hoa, khi đó là phó bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật kiêm giám đốc Phòng 610 thành phố Thượng Hải, đã tham dự “Triển lãm Văn hóa Chống Tà giáo Thượng Hải 2018” ở quận Hoàng Phố.
Năm 2019, hơn 200 người ở quận Sùng Minh đã được “tập huấn” trong các hoạt động “Sống khoa học và tránh xa tà giáo”.
Năm 2020, Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Thượng Hải đã tuyên bố tháng 6 là “tháng tuyên truyền chống tà giáo” và tổ chức hang loạt hoạt động phỉ báng Pháp Luân Công.
Chiều ngày 10 tháng 6 năm 2020, Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Thượng Hải và Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Phụng Hiền đồng tổ chức lễ khánh thành “Trung tâm Giáo dục (thực chất là tẩy não) Thanh niên Chống Tà giáo và Trung tâm Giáo dục (tẩy não) Chống Tà giáo quận Phụng Hiền” tại Học viện Thiếu sinh quân Quận Phụng Hiền.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/18/428334.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/18/194671.html
Đăng ngày 25-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.