Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục
[MINH HUỆ 10-04-2021] Mấy hôm trước khi chồng và tôi nói chuyện về một người bạn là người thường không có tu luyện. Chồng tôi nhờ anh ấy giúp một chuyện, anh ấy trả lời rất sảng khoái, nói cứ yên tâm, để anh ấy lo, nhưng khi thực sự bắt tay vào làm thì không muốn tận sức, thường dùng một câu an ủi chồng tôi rằng: “Không sao đâu, việc này khó như vậy, trước đây tôi làm việc này cũng khó vậy đó, anh chạy đi làm nhiều hơn chút, làm việc này khó khăn vậy đó.” Vốn chỉ cần chút nỗ lực là có thể giúp người khác, nhưng không muốn mang lại sự tiện lợi cho người khác, đằng sau hành vi này chính là tâm tật đố.
Sau khi ý thức ra được điểm này, tôi bắt đầu đối chiếu bản thân mình: khi bản thân làm việc và suy nghĩ chuyện gì đó, liệu có loại tâm lý này không? Khi nhìn thấy người khác làm điều gì đó, rất khó mới có thể làm xong, thì trong tâm mới (dễ) chịu? Cảm thấy người khác chịu khổ và khó khăn thì mới vừa lòng. Nói rõ ra một chút, ấy chính là không muốn người khác thoải mái, người khác phải phù hợp với quan niệm của mình, thì bản thân mới cảm thấy hài lòng, dùng quan niệm tự ngã để đo lường và sắp xếp cho người khác.
Loại tâm lý này là suy nghĩ vấn đề từ cơ điểm của cái “tôi”, không phải từ cơ điểm vì người khác, đó là ích kỷ. Nói xa hơn nữa, thì chính là suy nghĩ của cựu thế lực: “những gì chư vị hoàn thành quá dễ dàng thì sẽ không có uy đức, cho nên tạo ra những khó khăn cho chư vị” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015). Đây cũng là xuất phát điểm mà cựu thế lực bức hại đệ tử Đại Pháp.
Sau khi ý thức ra được tâm tật đố này, tôi còn phát hiện ra rất nhiều biểu hiện ác khác, biểu hiện không thể vì người khác mà phó xuất, nó cũng đồng dạng như tâm tật đố. Lại tìm sâu xuống, cái gốc của tâm tật đố chính là ích kỷ! Cho dù biểu hiện bên ngoài như thế nào, nhưng đến thời khắc then chốt chỉ muốn vì bản thân, xuất phát điểm và mục đích đều vì bản thân, chứ không nghĩ đến nhu cầu của người khác, càng không muốn tốt cho người khác.
Là người tu luyện, phải đối chiếu Đại Pháp mà hướng nội tìm và quy chính bản thân, đây là quá trình tu bỏ đi tư tâm. Sư phụ yêu cầu chúng ta phải tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, trở thành sinh mệnh vị tha! Điều này cũng giống như phó xuất và hiến thân vậy!
[Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]
(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/10/去掉妒嫉-方能走向无私为他-423135.html
Đăng ngày 12-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.