Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục
[MINH HUỆ 06-04-2021] Khi chia sẻ với đồng tu, tôi luôn bị cảm động bởi những biểu hiện tinh tấn của đồng tu, ví như dậy sớm luyện công, điều này là khó nhất đối với tôi, vì vậy tôi rất bội phục những đồng tu có thể kiên định luyện công vào sáng sớm.
Có lần, tôi hỏi một lão đồng tu: “Bác có thể thức dậy sớm không?“
Lão đồng tu nói: “Bác thức dậy lúc hơn 3 giờ sáng, luyện công hai tiếng rưỡi, phát chính niệm lúc 6 giờ, sau khi phát xong thì học Pháp trong một tiếng, rồi mới ăn sáng.”
Tôi khâm phục và nói: “Bác thật tuyệt.”
Lão đồng tu nói: “Bắt đầu khó, sau thành thói quen, không dậy còn thấy khó chịu hơn, tinh tấn phải bắt đầu từ luyện công sáng sớm.”
“Tinh tấn phải bắt đầu từ luyện công sáng sớm”, câu này khiến tôi rất xúc động, cũng cảm thấy rất có đạo lý. Sáng sớm mở mắt ra, “luyện công sáng sớm” là bài học đầu tiên, cũng là bài học làm mạnh mẽ hơn lên. Vì tôi không thức dậy sớm nổi, Sư phụ đã không ít lần điểm hóa cho tôi: trong giấc mơ thấy mình ôm mèo ngủ (mèo lười); trong mơ cũng thường ngủ bên mặt nước (ham ngủ). Tôi thức dậy rồi quay lại ngủ là chuyện bình thường, cũng biết làm vậy là cấp năng lượng cho ma “lười”. Đôi khi giận bản thân không cố gắng? Ngủ ít chút có thể chết không? Bằng mọi giá phải thức dậy chứ! Có thể kiên định như vậy được vài ngày, nhưng vẫn không thể hình thành thói quen. Mặc dù tôi không trì hoãn việc luyện công mỗi ngày, nhưng cũng không đều đặn. Kỳ thực, học Pháp, phát chính niệm, cứu người… cần phải lấy nghị lực và tâm thái bền bỉ làm căn bản, động lực của người tu luyện đến từ Đại Pháp, khi tinh thần kiên định thì hành vi mới có thể theo kịp.
Một lần nọ nghe bài “Nhớ Sư ân”, một đồng tu theo lớp học đã nhớ lại và nói: “Cuối buổi hôm ấy, tôi nhìn thấy có hai vị Bồ Tát trên không trung, một vị nói: ‘Những người này thật tuyệt, trải qua rất gian nan.’ Vị Bồ Tát kia nói: ‘Đúng rồi, vạn người chọn một.’”
Tôi nghe mà có chút xót xa trong lòng: “trải qua rất gian nan” là ý gì? “vạn người chọn một” là hàm ý gì?
Thuở đầu ấy, khi chúng ta theo Sư phụ từ tầng tầng hạ xuống, liệu có tâm lười biếng không? Có giải đãi không? Đó là dùng sinh mệnh để bảo đảm: không thành thì chết ở đây! Trong hơn 20 năm gió mưa đàn áp, có thể kiên trì và vững bước cho đến ngày hôm nay, thật không dễ dàng gì. Lấy việc luyện công sáng sớm mà nói, đối với người có căn cơ tốt và ngộ tính tốt là chuyện dễ rồi; người kém chút thì ba ngày đánh cá hai ngày treo lưới; còn có người vài ngày luyện công một lần; còn có người nói kiểu che đậy: “đừng chỉ thấy tôi ít luyện công, tôi có thể tu tâm tốt đó.”
Trong những năm qua, tôi cảm thấy bùi ngùi khi nhìn thấy đồng tu xung quanh có người qua đời, có người không luyện. Từ việc luyện công sáng sớm, phát chính niệm, học Pháp, cho đến việc cứu người, chẳng có ai quản bạn, cũng chẳng có ai ép bạn, khó là khó ở chỗ này; hiểu được tiêu chuẩn của Pháp rồi, vậy thì gắng sức mà bám sát vào, phó xuất ít một chút sẽ cảm thấy thiếu nhiệt huyết. Việc nào làm không tốt thì có cảm giác bị rớt lại.
Những chuyện mà chúng ta gặp mỗi ngày, trông có vẻ bình thường, thực chất đều là an bài có trật tự trong tu luyện, chuyện gì không làm tốt sẽ như bài thi bị trừ điểm. Sáng sớm có chuyện của sáng sớm, ban ngày có chuyện của ban ngày, tối có chuyện của tối. Trong lịch trình bận rộn này, có một sợi dây chính xuyên suốt trong đó, ấy chính là con đường tu luyện của bản thân: trong trạng thái phù hợp với người thường có nhân tố đề cao của bạn.
Học Pháp tốt mới có động lực, tôi thường nghĩ về sự kỳ vọng và sự phó xuất vì đệ tử của Sư tôn, nghĩ về chúng sinh ở Thiên quốc đang mỏi mắt trông chờ chủ thể quay về, để có thể khởi cảm xúc mạnh mẽ tinh tấn trở lại, trải qua vạn khổ rồi, còn thiếu một bước này thôi, phải không? Tôi thường nhắc nhở bản thân: đừng lười! Tâm tinh tấn không dừng! Mỗi ngày tranh thủ phát chính niệm nhiều thêm mấy lần nữa.
Sư phụ giảng:
“Không có sự đề cao của chư vị, thì không có viên mãn của chư vị; chúng sinh mà chư vị cứu sẽ đi đâu? Ai cần [họ]?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008, Giảng Pháp tại các nơi VIII)
Phó xuất chính là chịu khổ, lấy khổ làm vui mới là trạng thái của Thần, khi có trạng thái này thì điều gì có thể ngăn nổi bạn chứ?
Tôi cảm thấy mỗi ngày trôi qua trong chớp mắt, nếu không luyện công, thì thời gian bù đắp duy nhất là buổi tối, nhưng buổi tối lại buồn ngủ, lại muốn đùn đẩy qua hôm sau. Tôi thường do dự: luyện hay không luyện nhỉ? Nhất định đừng thoái thác, hãy tiến một bước về phía trước.
Có lần, sáng sớm tôi chưa luyện bão luân, dự định sẽ bù vào buổi tối. Nhưng tối lại bận việc khác, và rất nhanh đến 11 giờ, mí mắt nặng trĩu, buồn ngủ dữ dội chỉ muốn nằm xuống giường. Nhưng nghĩ lại, nếu không luyện thì ngày mai lại là chuyện của ngày mai. Vậy là cắn răng mở đài và luyện bão luân trong một giờ, trong tích tắc cảm nhận được sự gia trì của Sư phụ, năng lượng đặc biệt mạnh mẽ, cảm giác như có tĩnh điện trên mặt, cũng không mệt. Sau khi luyện xong thì phát chính niệm 20 phút, chẳng phải đã vượt qua được rồi ư?
Từ lúc luyện công sáng sớm cho đến khi đi ngủ, mỗi ngày trải qua trong sự thuần tịnh và thanh lọc bản thân, cảm giác thật tốt. Trên đây là chút ý kiến nông cạn của cá nhân trong thời gian gần đây, nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu chỉ chính.
[Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]
(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/6/浅说“精進从晨炼开始”-422976.html
Đăng ngày 11-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.