Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[MINH HUỆ 09-04-2021] Những lúc trong tâm sinh ra cảm xúc phàn nàn, tôi bèn hướng nội tìm và tự hỏi bản thân: “Vì sao mình lại phàn nàn? Có phải cái tâm nào của mình đã bị động chạm đến? Mình có vấn đề ở chỗ nào?” Tôi tìm đi tìm lại thì đã tìm ra không ít nhân tâm và vứt bỏ chúng không ít, nhưng mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề căn bản, nội tâm tôi vẫn luôn bị các việc phiền não trói buộc.

Có một lần, lúc tôi nói chuyện với đồng tu A về mâu thuẫn giữa tôi và đồng tu B, đồng tu A đã thẳng thắn nói với tôi: “Tôi thấy đồng tu B rất tốt, là bản thân bạn có vấn đề thôi.” Câu nói bất ngờ của đồng tu A đã khiến tôi xung kích dữ dội. Lúc đó tôi không giữ vững tâm tính của mình, hơn nữa còn đáp lại đồng tu A mấy câu. Sau sự việc lần đó, tôi cảm thấy rất hối hận. Tôi hướng nội tìm bản thân và đã tìm thấy các chủng tâm chấp trước như tâm danh lợi, hiển thị, tranh đấu, tự ngã mạnh mẽ, tâm coi thường người khác v.v. Và chủ yếu nhất chính là tâm tật đố.

Đào sâu bản thân mình thì tôi mới phát hiện ra tâm tật đố thể hiện tại đủ mọi phương diện. Tại hoàn cảnh công tác, khi nhìn thấy những người bất chấp thủ đoạn để đạt được chỗ tốt thì trong tâm tôi liền mất cân bằng; khi nhìn thấy những người ỷ thế hiếp người thì trong tâm cảm thấy thống hận, mong rằng họ sẽ gặp ác báo; đôi khi nhìn thấy người chẳng liên can gì có chút khả năng đặc biệt ở chỗ nào đó thì trong tâm cũng thấy chua xót, tôi vẫn muốn tìm ra chỗ sơ hở, sai sót để chứng minh cho việc mình coi thường người ta là có lý v.v. Những thứ này đều là thể hiện của tâm tật đố, thể hiện của văn hóa Đảng.

Tôi phát hiện ra căn nguyên của tâm tật đố là chấp trước vào tư và ngã. Trong cuộc sống, phàm là việc gì cũng lấy mình làm trung tâm, cường điệu nhận thức của bản thân là đúng, mang theo tự tư giao tiếp với người khác, thiếu khuyết tâm từ bi đối với người khác. Đôi khi nhìn thấy người khác có chỗ tốt, tôi bèn muốn tìm biện pháp, bất chấp thủ đoạn để vượt qua người ta, đây cũng là biểu hiện của tâm tật đố.

Từ trong Pháp tôi nhận thức ra nếu không vứt bỏ tâm tật đố thì tu cũng bằng không. Câu chuyện Hàn Tín chịu nhục chui háng bảo cho chúng ta cần phải làm gì khi đối mặt với đố kỵ và nhục mạ vô lý.

Sư phụ giảng:

“Để độ chư vị, Phật đã đi xin ăn nơi người thường, hôm nay tôi lại mở rộng cửa truyền Đại Pháp độ chư vị, tôi không hề vì vô số nạn gặp phải mà cảm thấy khổ, vậy chư vị còn gì chưa buông bỏ được? Chư vị có thể mang theo những thứ chưa buông bỏ trong tâm ấy tiến vào thiên quốc chăng?” (Chân tu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sư tôn vì để độ chúng ta đã thật sự hao tổn tâm lực tận tình khuyên bảo!

Tôi vẫn luôn cho rằng mình không có tâm tật đố mạnh mẽ đến thế, hơn nữa còn tỏ ra hiu hiu tự đắc. Thông qua học Pháp, hướng nội tìm, tôi phát hiện ra nguyên lai tâm tật đố của mình lại mạnh mẽ như vậy! Đã đến lúc tôi phải vứt bỏ nó, nhưng mà vứt bỏ cũng là việc xẻo tim khoan xương. Nhưng tôi nghĩ mình làm đồ đệ Đại Pháp chính là cần phải nghe lời Sư phụ, thiết thực tu bỏ hết thảy nhân tâm, làm tốt ba việc, đạt tới cảnh giới tu luyện viên mãn. Tâm tật đố là quan niệm hình thành hậu thiên, nó không phải là bản tính của tôi. Kỳ thực, hết thảy những việc không thoải mái và không vui gặp phải trong cuộc sống đều là nghiệp lực mấy đời tích lại của bản thân mình gây ra, nó không liên quan gì mấy đến người khác. Tâm tật đố kia đã bị động chạm, hơn nữa nó còn dẫn động hết thảy các tâm chấp trước và quan niệm cùng nhau gây ra tác dụng xấu. Tôi cần phải triệt để vứt bỏ hết thảy các tâm chấp trước.

Đệ tử vô vàn cảm ân Sư tôn đã gia trì giúp con tìm ra tâm tật đố dơ bẩn này, dạy con biết tu như thế nào, tiến bước trên con đường của Thần thăng hoa cảnh giới hướng về “vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã”. Đây chính là từ bi hồng đại của Sư tôn, đệ tử vô vàn cảm ân Sư tôn đã từ bi khổ độ!

Đây là lần đầu tiên tôi viết bài chia sẻ, nếu có chỗ nào chưa dựa trên Pháp, mong quý đồng tu chỉ rõ.

[Ghi chú của người biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/4/9/423138.html

Đăng ngày 11-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share