Bài viết của Tuệ Thần, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ
[MINH HUỆ 02-02-2021] Gần đây tôi đã có thêm được một nhận thức mới về “đức tin” và “chấp trước căn bản.” Tôi muốn chia sẻ với các đồng tu.
Trong quá trình tu luyện của mình, tôi chưa bao giờ có thể hiểu rõ ý nghĩa của “đức tin”. Theo phương diện nào đó, “đức tin” dường như có nghĩa là tin tưởng ngay cả khi không thấy.
Tôi biết rằng tín Sư tín Pháp là căn bản của tu luyện Đại Pháp, nếu không có điều này thì căn bản chưa thể nói chuyện tu luyện. Vậy làm thế nào để một người có thể có tín tâm, và trong tu luyện cơ sở cuối cùng cho tín Sư tín Pháp là gì? Trước đây, tôi không có câu trả lời rõ ràng, nhưng gần đây trải qua một số chuyện, tôi đã có nhận thức mới về đức tin.
Đức tin và ngộ
Tôi hiểu rằng “đức tin” này là “ngộ” mà Sư phụ đã giảng.
Sư phụ giảng:
“Quá khứ trong tôn giáo phương Tây giảng đức tin, ở phương Đông là giảng ngộ,” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])
Nói cách khác, “đức tin” và “ngộ” thực sự là cùng một khái niệm. Trạng thái đó đạt được khi một sinh mệnh đồng hóa với cảnh giới cao hơn, hoặc khi Sư phụ giúp chúng ta khai mở những đặc tính tiên thiên bị phong bế của mình, chúng ta tự nhiên nhận ra và tin tưởng vững chắc vào chân lý của cảnh giới cao hơn. Vì bộ phận sinh mệnh của chúng ta đã ở trong cảnh giới đó rồi, nên hiểu và tiếp nhận sự thật ở cảnh giới đó là lẽ đương nhiên. Tôi nhận ra rằng đây cũng là biểu hiện của việc chúng ta đồng hóa với Pháp.
Tôi nhớ rằng khi mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã có vô số câu hỏi khi đọc sách Chuyển Pháp Luân. Tôi cảm thấy chỗ này phi logic, chỗ kia khác với quan niệm của tôi, hoặc chỗ nào đó không nhất quán với chỗ khác. Tóm lại, vô số câu hỏi. Tuy nhiên, sau khi học Pháp tăng cường một thời gian, tất cả những câu hỏi đó đã biến mất. Tôi không thể nhớ ngay cả những câu hỏi lúc đầu. Bây giờ tôi cảm thấy rằng những gì Sư phụ giảng rất tự nhiên để tôi có thể tiếp nhận.
Lúc đó tôi tự hỏi tất cả những câu hỏi đó đã biến đi đâu. Bây giờ nghĩ lại, đó là trong quá trình học Pháp, sinh mệnh của tôi đã đề cao và đồng hóa với Pháp. Khi tôi ở cảnh giới cao hơn, tôi tự nhiên tiếp nhận những Pháp lý cao hơn của Sư phụ. Tất cả những suy nghĩ tầng thấp hơn không thể tiến nhập vào tôi nữa và tôi cũng không nhớ được chúng.
Quá trình cứu độ
Tất nhiên, trạng thái này siêu việt khỏi thế gian. Chỉ có thông qua tu luyện, nhờ ân điển của Sư phụ mới có thể đạt được. Thực ra, đây chính là quá trình chúng ta được Sư phụ cứu độ. Trong tu luyện Đại Pháp, biểu hiện quan trọng nhất của quá trình này là việc học Pháp của chúng ta.
Sư phụ giảng cho chúng ta:
“Tôi vẫn thường giảng một câu, tôi nói rằng tôi đã lấy tất cả những gì có thể khiến chư vị tu luyện đề cao, những gì chư vị có thể đắc được trong tu luyện ép nhập vào trong bộ Pháp này cả rồi. Chư vị mặc dù ở các cảnh giới khác nhau, nhưng đều không thật sự lý giải được lời tôi nói có sức nặng nhường nào. Chư vị chỉ cần tu, cái gì chư vị cũng có thể đắc được. Nhưng chư vị biết chăng? Những thứ mà chư vị đắc được ấy đã dung nhập [với] bao nhiêu thứ của tôi trong đó?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])
Sư phụ cũng nhắc chúng ta:
“Tôi còn bảo chư vị, rằng bộ Pháp này có lực lượng rất lớn; tôi lấy năng lượng rất to lớn của mình, dung tiến vào trong bộ Pháp này; do đó bộ Pháp này có thể thực hiện bất kỳ sự việc gì cho chư vị.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Bằng việc gánh chịu tội nghiệp như núi như trời thay cho chúng ta và chúng sinh mà chúng ta muốn cứu, Sư phụ cho phép chúng ta liên tục đạt đến cảnh giới cao hơn thông qua học Pháp và tu luyện.
Nói đức tin như một phẩm chất thần thánh, có lẽ còn có một ý nghĩa khác – đó là tất cả chúng sinh trên thiên giới đều đã ở trong cảnh giới đó rồi. Những sinh mệnh này có nhận thức rất tự nhiên và tin tưởng vững chắc vào các Pháp lý trong cảnh giới đó và lời của vị Thần chủ tể, bởi vì sinh mệnh đó là một phần của cảnh giới đó. Nhưng khi một người ở cảnh giới thấp hơn, trong vô minh, sinh mệnh đó không thể hiểu và tin vào trạng thái ở cảnh giới cao hơn. Nói một cách đơn giản, nhận thức về mọi thứ của một sinh mệnh được xác định bởi cảnh giới của sinh mệnh đó.
Phát triển đức tin chân chính vào Pháp
Nếu “đức tin” và “ngộ” là quá trình một sinh mệnh liên tục đồng hóa với các đặc tính vũ trụ, thì yêu cầu đối với người tu luyện trong quá trình này cũng không ngừng được đề cao. Lúc bắt đầu, chúng ta có thể dựa vào Sư phụ để giúp chúng ta đề cao. Nhưng cuối cùng, tất cả tín tâm phải đến từ việc chúng ta đồng hóa với Pháp, để chúng ta có thể đạt tiêu chuẩn.
Ví dụ, trong những năm đầu giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng, Sư phụ đã triển hiện nhiều thần tích, bao gồm chữa bệnh cho nhiều người tại Hội Sức khỏe Đông phương. Bởi vì cơ sở của chúng ta lúc đó chỉ tại tầng của người thường và cơ sở liên hệ của chúng ta với Pháp còn yếu kém, Sư phụ đã cấp cho chúng ta một số “những cái nạng” (ngụ ý trợ giúp) để giúp chúng ta bắt đầu. Tu luyện càng về sau, thì Sư phụ cấp cho chúng ta càng ít trợ giúp hơn.
Ngoài ra khi Sư phụ không cấp cho chúng ta trợ giúp nữa, chúng ta phải tự bỏ “những cái nạng” kia đi. Cụ thể, trước đây, chúng ta có thể có một số quan niệm con người phù hợp với tầng bề mặt của Đại Pháp. Trong giai đoạn đầu tu luyện, những quan niệm này, chẳng hạn như ý thức công lý hoặc theo đuổi điều thiện, có thể giúp chúng ta tăng cường tín tâm đối với Đại Pháp.
Nhưng khi chúng ta đã đề cao trong tu luyện, đặc biệt vào thời điểm cuối cùng của Chính Pháp, chúng ta cần buông bỏ quan niệm người thường của chúng ta và có tín tâm trọn vẹn vào Pháp. Ví dụ, một số học viên tin rằng công lý trên thế gian là điều quan trọng hàng đầu và Thần chắc chắn sẽ duy hộ công lý cho nhân loại. Vì vậy, khi Người được chọn (Trump) thua cuộc bầu cử và trên bề mặt, công lý không chiến thắng cái ác, những học viên này cảm thấy bối rối và nảy sinh nghi tâm đối với Đại Pháp.
Nhưng như Edmund Burke, nhà triết học bảo thủ người Anh và là người sùng đạo Cơ đốc, từng truyền đạt, chính trị thế giới không phải là hiện thân của chân lý Cơ Đốc. Tôi cũng nghĩ như vậy và tôi muốn nói thêm: chính trị của thế giới không phải là hiện thân của chân lý Phật Pháp.
Theo nhận thức hạn hẹp của tôi, sự cứu độ của Đại Pháp chỉ có thể được thực hiện thông qua chuộc tội và thay đổi lòng người, thay vì dựa vào quyền lực chính trị của thế giới hoặc triển hiện của sức mạnh thế giới bên kia. Có thể nói rõ hơn, bản thân kết quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ không trực tiếp chứng thực Đại Pháp trong thế giới con người.
Ngoài quan niệm của con người, có những phương diện khác cần đề cao trong tu luyện của chúng ta. Ví dụ, một số người tu luyện vì những tác dụng kỳ diệu của Đại Pháp trong việc chữa bệnh khỏe người. Nếu một người thấy rằng nhiều người tu luyện có nghiệp bệnh giống như người thường, và thậm chí đã qua đời, điều này có làm dao động tín tâm của họ hay không?
Những người khác có mong đợi nào đó về những người tu luyện như một nhóm, chẳng hạn các đệ tử Đại Pháp phải là người cao quý như thế nào, hoặc các hạng mục Đại Pháp nên được thực hiện tốt như thế nào. Nhưng nếu mọi thứ không đạt được như mong đợi của họ, liệu họ có còn tin vào Pháp không?
Nói cách khác, tất cả những cơ sở sai lầm của cái gọi là “đức tin” này cuối cùng phải được loại bỏ. Chỉ trong những hoàn cảnh như vậy, người ta mới có thể thấy được cơ sở đức tin của chúng ta thực sự ở đâu.
Đức tin chân chính đạt tiêu chuẩn, chỉ có thể đến từ sự đồng hóa của một sinh mệnh với Pháp, điều này mang đến nhận thức và tin tưởng đối với chân lý vũ trụ tại các cảnh giới cao hơn. Loại đức tin đó không cần sự được củng cố hay hỗ trợ từ bên ngoài, vì nó là bản năng của một đấng giác ngộ. Và nó phải không là mù quáng hay phi lý trong cách diễn đạt. Vì bản thân nó là sự thăng hoa của trí huệ do Thần ban tặng.
Trên thực tế, còn điều gì có thể là sự củng cố vững chắc hơn so với cảm nhận về sự thăng hoa của chính sinh mệnh của bạn?
Cuối cùng, tôi nhận ra rằng cơ sở sai lầm của “đức tin”, hay truy cầu, chính là chấp trước căn bản mà Sư phụ đã giảng cho chúng ta. Mỗi người đều có một “chấp trước căn bản” khác nhau cần vượt qua trong tu luyện. Khi tôi xem lại kinh văn “Tiến đến viên mãn” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ II của Sư phụ, tôi đã hiểu rõ hơn về “chấp trước căn bản” của chúng ta là gì.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/2/419401.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/3/190238.html
Đăng ngày 16-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.