Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Ottawa, Canada

[MINH HUỆ 21-01-2021] Gần đây, Viện nghiên cứu chuyên gia cố vấn cấp cao Macdonald-Laurier của Canada (MLI) đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về hàng loạt vụ vi phạm nhân quyền do chính quyền cộng sản Trung Quốc gây ra. Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Bảo vệ Nhân quyền ở Trung Quốc” có các diễn giả đến từ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh, Hồng Kông và Canada đã diễn ra vào ngày 14 tháng 1 năm 2021.

1d0876ae6ddc993e3a69a6270abc5d68.jpg

Áp phích bảng thông tin hội thảo

Trong cuộc thảo luận của những người tham gia hội thảo, các đại diện từ Hoa Kỳ, Canada và Nghị viện Châu Âu đã thảo luận về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc trong năm 2020. Nhìn chung, họ đồng ý rằng chính quyền cộng sản Trung Quốc là nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất thế giới, và nó đã và đang xuất khẩu hành vi bức hại ra nước ngoài thông qua việc giám sát mạng. Các chuyên gia đề xuất các nước dân chủ và các chính đảng nên hợp lực để đối đầu với các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc(USCC): Trung Quốc đang xuất khẩu chủ nghĩa độc tài kỹ trị

094c22d573af5da6ded7144d62df7f03.jpg

Chủ tịch USCC Carolyn Bartholomew nói rằng việc Trung Quốc xuất khẩu chủ nghĩa độc tài kỹ trị [thống trị bằng công nghệ] là một trong những lĩnh vực trọng tâm của USCC.

Bà Carolyn Bartholomew, Chủ tịch Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc (USCC), USCC, được thành lập vào năm 2000, có nhiệm vụ xem xét các tác động của mối quan hệ kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc đối với an ninh quốc gia. Đồng cấp với UCSS là Ủy ban Nhân quyền Trung Quốc.

Bà cho biết: “Khi chúng tôi mới bắt đầu, có những người quan ngại về các vấn đề kinh tế, có những người quan ngại đến các vấn đề quân sự, và chúng tôi thực sự đã thấy những vấn đề đó có liên quan đến nhau. Và nhân quyền là một phần quan trọng của tất cả những vấn đề này.”

Bà Bartholomew lưu ý rằng chính quyền cộng sản Trung Quốc ngày càng thô bạo hơn. Ngoài việc mở rộng các cuộc đàn áp đối với các dân tộc thiểu số, “trong suốt một năm qua, thật sự không thể không nghĩ về những gì đã xảy ra với Hồng Kông, và cả những mối đe dọa đối với Đài Loan.”

Bà Bartholomew cũng nêu lên mối quan ngại về công nghệ giám sát đã được sử dụng để đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Bà phát biểu: “Đó phải là một lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về những mặt trái của thế giới mạng liên kết này và việc sử dụng công nghệ để đàn áp.” Một trong những vấn đề chính mà USCC tập trung vào năm ngoái là việc Trung Quốc xuất khẩu chủ nghĩa độc tài kỹ trị.

Bà cho biết: “Những người sẵn sàng làm ngơ trước những hành vi nhân quyền kinh hoàng của Trung Quốc ở Trung Quốc đang phải đối mặt với thực tế là Trung Quốc đang cố gắng xuất khẩu hàng loạt hành vi đó.” Bà cũng tin rằng hội thảo này mang lại nhiều cơ hội cho cộng đồng nhân quyền, cộng đồng doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, và những người quan tâm đến an ninh quốc gia cùng hợp tác với nhau.

Theo bà Bartholomew, báo cáo năm 2020 của USCC đưa ra ba khuyến nghị với Quốc hội.

1. Lấy nguyên tắc lợi ích song phương làm nền tảng cho mọi hoạt động lập pháp, đặc biệt đảm bảo các nhà báo và truyền thông trực tuyến có khả năng hoạt động mà không phải chịu sự hạn chế phi lý; các tổ chức phi chính phủ khả năng tham gia với xã hội dân sự một cách thiết thực; và quyền tiếp cận với các cán bộ ngoại giao. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến việc theo dõi những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, đặc biệt là về các vấn đề nhân quyền.

2. Chỉ đạo Bộ Ngoại giao lập báo cáo hàng năm trình bày chi tiết các hành động của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc và các cơ quan trực thuộc của Trung Quốc đang lật đổ các nguyên tắc và mục đích của Liên Hợp Quốc, bao gồm cả về vấn đề nhân quyền.

3. Chỉ đạo Chính quyền trong quá trình xử phạt một tổ chức ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vì những hành động đi ngược lại lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia hoặc vi phạm nhân quyền, đồng thời xử phạt tổ chức mẹ.

Thành viên Nghị viện Châu Âu: Các nước Dân chủ hãy đoàn kết để giải quyết các vấn đề về nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

18128c7502422de361ae6b2de919313a.jpg

Ông Reinhard Bütikofer, thành viên sáng lập Liên minh Liên Nghị viện về Trung Quốc (IPAC)

Ông Reinhart Bütikofer, thành viên sáng lập Liên minh Liên Nghị viện về Trung Quốc (IPAC), cho biết cuộc đàn áp độc tài và toàn trị ở Trung Quốc đang gia tăng trong những năm gần đây.

Ông nói: “Mọi việc đang lấn xuống phía Nam Trung Quốc. Cùng với đó là sự phát triển của chủ nghĩa cơ hội hiếu chiến hơn về chính sách đối ngoại. Rõ ràng, Trung Quốc thực tế là một quốc gia hùng mạnh hơn nhiều so với cách đây mấy năm. Chẳng hạn, chính quyền ở Bắc Kinh đang thể hiện sự kiêu ngạo dưới hình thức của cái gọi là ngoại giao chiến binh sói mà họ dùng để trơ tráo bảo vệ cuộc áp bức kinh hoàng nhất nhưng lại được coi là bình thường ởTrung Quốc.”

Ông Butikofer tin rằng điều quan trọng nhất là các quốc gia phải làm chỗ dựa cho nhau khi xử lý ĐCSTQ. Ông nói: “Nghĩa vụ thiêng liêng của bất kỳ quốc gia dân chủ nào khác là ủng hộ Úc hoặc Canada khi hai công dân Canada còn đang bị giữ làm con tin ở Trung Quốc.”

Ông đưa ra một ví dụ: “Khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc phát ngôn một cách ngạo mạn và hung hãn về một chính trị gia của Séc đến thăm Đài Loan, thì Ngoại trưởng Đức trong cuộc họp báo chung đã phê bình và khiển trách ông bộ trưởng này. Sự tự nguyện không nhân nhượng với ý đồ của Trung Quốc nhằm chia rẽ châu Âu và các nước dân chủ khác, cũng như đánh lẻ với từng nước như vậy, tôi cho rằng, là điều cần thiết có tính thiết thực, bên cạnh việc tổ chức các hội nghị lớn, ngoài việc xây dựng một tổ chức mới.“

Chủ tịch Trung tâm Xuất bản Quốc tế Optimum: Không thương lượng với ác quỷ

26b15ae0295bb2ec93571175633b4dbb.jpg

Ông Dean Baxendale, Chủ tịch Trung tâm Xuất bản Quốc tế Optimum

Ông Dean Baxendale là Chủ tịch Trung tâm Xuất bản Quốc tế và là Chủ tịch của Quỹ Dân chủ Trung Quốc. Ông cho biết nhiều nước phương Tây đã ngoại giao trao đổi các cơ hội kinh tế và thương mại với Bắc Kinh để im lặng trước những hành vi lạm dụng có tính hệ thống đối với các nhóm dân tộc thiểu số và tín ngưỡng trong biên giới của Trung Quốc, cũng như đàn áp tự do ngôn luận và tự do dân sự.

Nhắc tới Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, ông nói: “Mặc dù Trung Quốc có tư cách là một bên ký kết các công ước này và được cho là chấp nhận quy chế về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, nhưng ĐCSTQ đã tự chứng thực nó là một trong những kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới.”

Ông Baxendale trích từ cuốn sách “Bàn tay bí mật” (Hidden Hand) của Mareike Ohlberg và Clive Hamilton: “Bắc Kinh đã rất thành công trong việc hợp tác với các nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực kinh doanh, học thuật và chính trị đến mức họ đều nhắm mắt làm ngơ.”

Ông cho biết: “Trên thực tế, điều này đã thể hiện đầy đủ vào cuối tháng 12, khi Liên minh Châu Âu háo hức công bố thỏa thuận thương mại với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Như thường lệ, họ đang thỏa thuận với ác quỷ, vì thỏa thuận có rất ít hoặc không có biện pháp bảo vệ chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền, bao gồm cả lao động nô lệ. Điều khủng khiếp là hơn 83 tập đoàn có thương hiệu toàn cầu đang thu lợi từ lao động cưỡng bức ở Tân Cương.”

Ông Baxendale kêu gọi công chúng yêu cầu các thương hiệu mà họ mua phải hoàn thành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ông kêu gọi các tập đoàn nói không với những đối tác Trung Quốc gây nguy hiểm và nô dịch các nhóm thiểu số. Ông nói: “Tôi kêu gọi các Nghị sỹ Quốc hội và các nhà lãnh đạo thế giới hãy vứt bỏ hành vi giả nhân giả nghĩa, đừng bán đứng nhau trong hợp tác vì lợi ích, nói không với các cám dỗ tài chính của Bắc Kinh mà rất nhiều người đang mắc phải.”

Ông nói: “Là một nhà xuất bản, tôi đứng ở vị trí tiền tuyến phơi bày các tham vọng toàn cầu của ĐCSTQ và doanh nghiệp tội phạm của họ trên toàn cầu. Ông nói thêm rằng Trung tâm Xuất bản Quốc tế Optimum có kế hoạch xuất bản ba cuốn sách chấn động về các vấn đề tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, hoạt động gián điệp bí mật, hối lộ, ảnh hưởng chính trị, tập đoàn ma túy Mexico-Columbia, khủng bố, rửa tiền, nhà sang, xe đua, và cờ bạc. “Điều đáng chú ý là tất cả những thứ này đều hướng về Trung Cộng.”

Ông Baxendale cũng đề cập đến báo cáo “Bóng tối lan rộng” (The Darkness Deepens), do Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ của Vương quốc Anh xuất bản. Báo cáo đề cập đến kết luận của Tòa án Trung Quốc về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đối với người Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công, với khẳng định chắc chắn rằng nạn cưỡng bức thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm đã diễn ra một thời gian dài và liên quan đến một số lượng lớn nạn nhân.

Ông Baxendale là một trong những nhà tổ chức của hội nghị ban đầu có tên “Con đường phía trước” (A Way Forward) vào tháng 9 năm ngoái. Hội nghị tập trung vào chủ đề Hồng Kông và phản ứng của thế giới tự do đối với cuộc đàn áp của Trung Quốc. Hội nghị đã được đưa tin rộng rãi, từ Toronto đến London, từ Washington đến Bắc Kinh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/21/418888.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/1/190196.html

Đăng ngày 07-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share