Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 14-12-2020] Vào hôm trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12, nhiều Nghị sỹ, luật sư và đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã bày tỏ sự khâm phục đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), và lên án cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada và Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg đã phối hợp tổ chức một diễn đàn trực tuyến để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế vào hôm 9 tháng 12 năm 2020. Một số Nghị sỹ và luật sư đã tham gia và phát biểu trong diễn đàn. Ông David Kilgour, Cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách các vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương và ông David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng và ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình, đã lên án nạn thu hoạch nội tạng sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời kêu gọi chính phủ Canada trợ giúp chấm dứt tội ác này.

f759ff2246bf129819c7065568df38f4.jpg

Hội thảo trực tuyến kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế diễn ra hôm 9 tháng 12 năm 2020.

Cựu Quốc vụ khanh (Châu Á-Thái Bình Dương): Những hành động man rợ này phải dừng lại

Ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết: “Vào giữa năm 2006, ông David Matas và tôi đã tình nguyện tiến hành một cuộc điều tra độc lập về những khiếu nại dai dẳng về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Chúng tôi đã công bố hai báo cáo và xuất bản cuốn sách có tựa đề Thu hoạch Đẫm máu (Bloody Harvest)”.

“Chúng tôi kết luận rằng trong hơn hai thập kỷ qua, đảng và chính quyền Bắc Kinh đã điều hành một mạng lưới rộng lớn thu hoạch nội tạng thiết yếu một cách cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm, trong đó chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, nhưng cũng có người Duy Ngô Nhĩ, phật tử phật giáo Tây Tạng và các tín đồ Cơ Đốc giáo, những người đã bị sát hại để lấy nội tạng. Sau đó, nội tạng này được bán cho các khách hàng ở Trung Quốc và người nước ngoài. Trong lịch sử, không có một chế độ nào có những hành động man rợ đến thế”.

26c5f9ac0fdc5e58cb178c4f55312671.jpg

Ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh về các vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương

Ông Kilgour cho biết: “Cụ thể là chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng xác thực rằng từ năm 2000 tới 2005, đã có 41.500 cơ quan tạng có nguồn gốc chủ yếu từ các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công, những người đã bị sát hại trong quá trình mổ lấy nội tạng của họ.

“Chúng tôi đã công bố kết quả cập nhật cho cuộc điều tra của chúng tôi vào năm 2016. Chúng tôi đã xem xét những chương trình cấy ghép nội tạng của hàng trăm bệnh viện ở khắp Trung Quốc, được đăng trên các tạp chí y học, trên các trang web của bệnh viện và các trang web đã bị xóa được tìm thấy trong lưu trữ.

“Chúng tôi kết luận một cách thận trọng rằng tính đến giữa năm 2016, mỗi năm ở Trung Quốc đã thực hiện ít nhất 60.000 ca cấy ghép tạng, thay vì khoảng 10.000 ca như Bắc Kinh đã tuyên bố”.

Vào ngày 17 tháng 6 năm 2019, một tòa án Trung Quốc độc lập tại London, dưới sự chủ trì của Ngài Geoffrey Nice, người đã chủ trì vụ khởi tố tội ác chiến tranh đối với ông Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế, đã đưa ra phán quyết cuối cùng về cáo buộc lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Tòa án này nhất trí kết luận: “Nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã diễn ra trong nhiều năm ở khắp Trung Quốc trên quy mô đáng kể và các học viên Pháp Luân Công là một – và có thể là nguồn cung cấp nội tạng chính”. Tòa án tin rằng nạn thu hoạch nội tạng sống vẫn đang diễn ra.

Ông Kilgour đề cập đến bài bình luận trên tờ Ottawa Citizen của Giáo sỹ danh dự của Canada, Tiến sỹ Reuven Bulka: “Không có gì đáng để thỏa hiệp với một chính quyền sát nhân, chính quyền mà thường xuyên giết hại công dân của mình để kiếm tiền. Bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc, về bất kỳ lĩnh vực nào, đều phải đặt ra yêu cầu phải lập tức chấm dứt hành vi man rợ này, kèm theo một cơ chế để có thể kiểm chứng rằng hành vi đó đã chấm dứt”.

Vào cuối tháng 5 vừa qua, tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã khuyến nghị các chính phủ sử dụng các đạo luật Magnitsky và các biện pháp trừng phạt có mục tiêu khác đối với các quan chức Bắc Kinh có dính líu tới mổ cướp nội tạng.

Ông Kilgour nhấn mạnh rằng chính phủ Canada nên có những hành động sau đây:

“Canada cần phải nắm bắt mọi cơ hội để công khai lên án chính quyền Bắc Kinh về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra”.

“Canada nên áp dụng đạo luật Magnitsky và những biện pháp trừng phạt có mục tiêu khác đối với bất kỳ quan chức chính quyền Trung Quốc nào được biết là đã can dự vào cuộc bức hại Pháp Luân Công và nạn thu hoạch nội tạng;

“Canada, giống như Úc, nên thông qua “Luật Can thiệp Nước ngoài” nhằm ngăn chặn các quan chức Trung Quốc can thiệp tới người dân Canada ở bất cứ đâu trên đất nước của chúng ta;

“Tất cả các tổ chức của Ban Mặt trận Thống nhất đóng vai trò như những nhóm cộng động cần được đăng ký như các Cơ quan Nước ngoài tại Canada; và

“Ottawa cần phải chủ động kêu gọi trả tự do cho các công dân Canada, bao gồm bà Tôn Thiến, người đã đã phải chịu ba năm tù giam chỉ vì là một học viên Pháp Luân Công”.

Luật sư nhân quyền nổi tiếng: Chúng ta phải cảnh giác khi đối mặt với bộ máy tội phạm quốc gia của ĐCSTQ

Tại hội nghị trực tuyến này, ông David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng của Canada, đã so sánh tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ với cuộc thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã. Ông nói cuộc thảm sát người Do Thái là một tiền lệ, nhưng bài học sâu sắc này không thể giúp ngăn chặn tội ác thu hoạch nội tạng sống đang diễn ra.

240cc73346cf4ef2bd50da718bb86fb8.jpg

Luật sư David Matas

Ông nhận xét rằng nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ có sự khác biệt so với cuộc thảm sát người Do Thái ở vài đặc điểm riêng nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng.

Đầu tiên, cả nạn thu hoạch nội tạng và cuộc thảm sát đều bị kích động bởi lòng thù hận. Đức Quốc xã căm thù người Do Thái còn ĐCSTQ chống lại truyền thống, điều mà hoàn toàn khác biệt với việc để cao các giá trị truyền thống của Pháp Luân Công. Số lượng ước tính khoảng 100 triệu học viên là nhiều hơn rất nhiều số đảng viên của ĐCSTQ.

Thứ hai, cả nạn thu hoạch nội tạng và cuộc thảm sát đều có sự thôi thúc của tiền. Cuộc thảm sát người Do Thái đã được gọi là vụ cướp lớn nhất trong lịch sử. Nỗ lực trả lại những tài sản đó vẫn còn kéo dài cho tới ngày nay. Tiền cũng là một yếu tố quan trọng dẫn tới việc sát hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng. Khi Trung Quốc chuyển dịch từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản, nhà nước đã rút ngân sách khỏi lĩnh vực y tế. Từ năm 1980, chính quyền đã cắt giảm chi phí cho chăm sóc y tế từ 36% xuống còn 17%. Các bệnh viện phải tìm kiếm nguồn ngân quỹ riêng để thay thế cho ngân sách nhà nước và nội tạng đã trở thành nguồn kiếm tiền chủ yếu.

Thứ ba, cả hai đều có liên hệ với các công nghệ tiên tiến. Ông Matas nói: “Sự tiến bộ của nền văn minh châu Âu về công nghệ, y học và cơ cấu hành chính đã khiến cuộc thảm sát này trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ cấy ghép nội tạng có liên quan tới những tiến bộ gần đây trong y học.

Thứ tư, nó đặt ra nhiều thách thức mới đối với luật pháp quốc tế và các tiêu chuẩn công nghiệp. Bất kể là Chiến tranh Thế giới II hay hiện nay thì các quy tắc của luật pháp quốc tế đều có thiếu sót. Các thủ phạm Đức Quốc xã đã nghĩ họ sẽ không bao giờ bị đưa ra công lý. Ngày nay ở Trung Quốc, chưa có một ai bị truy tố vì thu hoạch nội tạng sống.

Thứ năm, che đậy bằng mọi cách. Khi Đức Quốc xã nhận ra họ sẽ thua trong cuộc chiến, họ bắt đầu một nỗ lực mang tính hệ thống nhằm tiêu hủy các bằng chứng và tài liệu liên quan. Các trang web của Trung Quốc có liên quan tới thu hoạch nội tạng sống hầu như đã biến mất khi thế giới bên ngoài trích dẫn chúng.

Thứ sáu, uy hiếp và đe dọa. Đức Quốc xã đã thành lập một đơn vị bán quân sự để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Còn đối với ĐCSTQ, ông Matas cũng đã trở thành mục tiêu của sự đe dọa tương tự như vậy: bị dọa giết vào năm 2008 và một vụ nổ súng trực tiếp vào văn phòng của những người đã tiếp đón ông tại Úc vào năm 2010.

Thứ bảy, các đồng minh đối xử với các vấn đề nhân quyền không phân biệt mức độ nghiêm trọng. Lực lượng đồng minh đã không đánh bom Auschwitz trong khi lực lượng của họ hoàn toàn có khả năng làm điều đó. Ném bom Auschwitz sẽ trực tiếp tấn công vào mục tiêu của Đức Quốc xã và mục đích của chiến tranh. Ngày nay, nhiều người ủng hộ nhân quyền, những người đang tập trung đấu tranh cho vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, đã lựa chọn những những vi phạm dễ thay đổi làm ưu tiên, hơn là những vi phạm nghiêm trọng nhất.

Thứ tám, điều không thể tin được. Người ta thấy cuộc thảm sát người Do Thái rất khó tin. Tương tự như vậy, người ta cũng cảm thấy nạn thu hoạch nội tạng sống là không thể tin được. Họ thấy khó tin ngay cả khi đứng trước những bằng chứng thuyết phục và không thể chối cãi.

Thứ chín, sự kết hợp. Số lượng người chết trong Chiến tranh Thế giới II không chỉ là sáu triệu người Do Thái mà còn cả 25 triệu quân nhân và 37 triệu thường dân. Trong số những nạn nhân sau này có 31 triệu người không phải là người Do Thái. Ngày nay, không chỉ là các học viên Pháp Luân Công phải chịu thu hoạch nội tạng sống. ĐCSTQ còn bức hại người Duy Ngô Nhĩ và nhà báo điều tra. Ước tính có khoảng 25.000 người Duy Ngô Nhĩ đã bị sát hại để lấy nội tạng mỗi năm. Thu hoạch nội tạng sống đã trở thành một ngành công nghiệp tội phạm lớn. Người Duy Ngô Nhĩ đã trở thành một nhóm người hiến tạng sống bên cạnh các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công.

Ông Matas nói lịch sử vẫn đang lặp lại cho đến ngày nay. Rất nhiều bằng chứng cho thấy nạn thu hoạch nội tạng sống vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Mỗi cá nhân có mối liên hệ với Trung Quốc đều nên nhận ra rằng họ đang đương đầu với với một nhà nước tội phạm. Chúng ta cần phải cảnh giác về điều này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/12/416392.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/16/188808.html

Đăng ngày 23-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share