Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 05-09-2020] Sau khi cha tôi (một học viên) qua đời vào mùa đông năm 2017, thì tôi và mẹ (cũng là một học viên) trở thành chỗ dựa quan trọng nhất của nhau. Trở lại thời gian đó, vào giữa năm cuối đại học, tôi đã quyết định tốt nghiệp sớm và ở nhà với mẹ, từ đó đến nay vẫn vậy.

Được sinh ra trong gia đình của các học viên, tôi biết, nếu so sánh với những người khác, thì tôi may mắn vô cùng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là tôi không bao giờ thực sự phải bắt đầu như một người thường phải giác ngộ và “lựa chọn” Đại Pháp. Từ khi tôi còn nhỏ, tất cả những gì tôi làm đó là làm theo cha mẹ mà không phải suy nghĩ gì nhiều.

Vì thế, và cũng vì một số nguyên nhân khác mà hầu như trong cuộc sống, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng mặc dù tôi không hẳn rời xa khỏi Đại Pháp, nhưng tôi vẫn cảm thấy như việc tu luyện của tôi rất hời hợt. Tôi thấy cứ như tôi không hiểu rõ thế nào là thực tu cho tới sau khi cha tôi qua đời, và thậm chí cho tới gần đây, khi tôi cuối cùng cũng đã hiểu được nội hàm của từ “tu luyện vững chắc”. Hơn ba năm qua, mẹ tôi đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

Mẹ luôn ở đây, chỉ ra cho tôi những thiếu sót và chia sẻ trải nghiệm, cùng với những thể ngộ mà mẹ có được. Mẹ dần dần trở thành một người mà tôi có thể chia sẻ mọi điều, và ở một mức độ nào đó, tôi nghĩ mẹ thậm chí đã trở thành một chỗ dựa trong tu luyện mà tôi tin tưởng vô điều kiện, người chỉ cho tôi hướng đi đúng.

Nhưng Sư phụ đã giảng: “Con đường là tự mình đi” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân).Tôi không thể mãi dựa vào mẹ được.

Năm nay, mẹ tôi được an bài đi trợ giúp một hạng mục ở một tỉnh khác. Mẹ sẽ đi từ tháng 7 cho tới tháng 8, để tôi lại chăm sóc em trai tôi cho tới khi nó bắt đầu đi học, sau đó tôi sẽ phải trông nhà một mình. Như thế, hai tháng vừa qua trở thành khoảng thời gian duy nhất tôi tự mình tu luyện. Khi đó, tôi thấy như mình phải gánh vác hết thảy, lần đầu tiên trong đời phải tự nghĩ làm sao để đề cao trong tu luyện. Tôi muốn chia sẻ một số trải nghiệm của bản thân trong hai tháng qua với hy vọng rằng những trải nghiệm này có thể giúp các học viên khác có cùng hoàn cảnh như tôi.

Nhận ra tác dụng của việc học thuộc Pháp

Một tháng trước, tôi tham gia một nhóm học Pháp. Ở đó, một số học viên chia sẻ trải nghiệm của bản thân họ về việc học thuộc Pháp. Mẹ tôi cũng đã giục tôi thử học thuộc mấy năm qua. Mẹ đã học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân hết lần này tới lần khác gần một thập kỷ qua. Được thúc đẩy bởi trải nghiệm của các học viên đó cùng những thay đổi tích cực mà họ đã trải qua trong tu luyện của bản thân họ nên cuối cùng tôi đã quyết định học thuộc Pháp một lần nữa.

Trước đây, tôi thỉnh thoảng cũng học thuộc Pháp nhưng tự nhủ với bản thân rằng công việc bận rộn nên tôi không có thời gian. Tôi học rất chậm, mỗi tuần chỉ được một đoạn nhưng thỉnh thoảng lại bỏ bẵng mất mấy tuần. Cứ như chỉ làm để nói với mọi người rằng “Vâng, tôi có học thuộc Pháp”, như để cho thấy tôi có tinh tấn, chứ không phải để lĩnh hội Pháp và đồng hóa với Pháp nhiều hơn.

Lần này, tôi không nói với ai về kế hoạch của mình. Tôi học thuộc Chuyển Pháp Luân sau khi phát chính niệm, vào 6 giờ 30 phút sáng hàng ngày, để đảm bảo tôi luôn có thời gian học, tôi cứ học được bao nhiêu thì học cho đến giờ ăn sáng vào khoảng 7 giờ 20 phút. Nếu mỗi lần chưa học hết một đoạn cũng không sao, miễn là tôi có thể đọc trôi chảy những gì đã học mà không mắc một lỗi nào.

Quá trình này đã (và vẫn) rất khó khăn. Thỉnh thoảng, phát chính niệm xong, tôi lại vào giường ngủ lại luôn; có khi tôi lại ngủ quên quá cả giờ, hoặc nấn ná trên giường một hồi rồi mới dậy, vì thế mà thời gian học thuộc Pháp của tôi bị hụt đi. Bình thường, tôi sẽ nhẩm Pháp ở bất kỳ đâu khoảng từ 30 đến 45 phút mỗi ngày. Thỉnh thoảng, đang nhẩm thì tôi lại xao nhãng, rồi lại phải nhẩm lại từ đầu. Có lúc, tôi tưởng mình đã nhớ và thuộc làu một câu nhưng chỉ khi đối chiếu với sách, tôi mới phát hiện ra tôi đã thường xuyên đọc sai một từ trong suốt thời gian qua. Những câu dài không có dấu phẩy thường khiến tôi nản; thường phải mất rất nhiều thời gian để đọc đi đọc lại những câu như vậy, rồi mới hết tình trạng chữ tác thành chữ tộ.

Nhưng tôi tự nhủ rằng, dù có thế nào đi nữa thì vẫn phải tiếp tục. Cho dù có mất cả ngày hay không thuộc được nhuần nhuyễn, tôi cũng tự nhủ rằng tuyệt đối không được bỏ cuộc. Tôi học thuộc là để lĩnh hội và đồng hóa nhiều hơn với Pháp, và tôi biết sẽ tốt như thế nào; nếu tôi tiếp tục cố gắng học như thế thì tình hình sẽ cải thiện.

Mặc dù tôi vẫn chưa tiến nhanh hay thường hằng như tôi muốn trong việc học thuộc Pháp, nhưng tôi đã nhận thấy một số thay đổi tích cực trong toàn bộ trạng thái tu luyện của mình, ngay cả về độ dài đoạn học được.

Trước hết, tôi nhận thấy rằng, hễ học Pháp là tôi dễ tập trung hơn hoặc dễ nhận ra khi tâm trí bị xao nhãng và bắt nó tập trung trở lại. Trước đây, khi mất tập trung, tôi thường dễ bỏ lỡ mấy trang liền, cho dù vẫn đang đọc Pháp. Nhưng giờ đây, tôi cảm thấy dường như có thể dễ nhận ra tôi đang mất tập trung hơn, thậm chí là chỉ với một hoặc hai đoạn, và tôi ít bị xao nhãng khi tới lượt tôi đọc.

Bây giờ, tôi cũng duy trì được tư thế ngồi song bàn khi học Pháp, mà trước đây vẫn là mục tiêu mà tôi muốn nhưng không đạt được vì thường xuyên phải tháo chân giữa chừng. Ngồi song bàn cũng khiến tôi tập trung hơn trong khi học Pháp—Giờ đây, tôi thường xuyên cảm nhận được một dòng năng lượng ấm nóng chảy trong thân thể khi học Pháp. Khi tôi học Pháp, tôi cảm thấy năng lượng tỏa ra ở gáy và dọc sống lưng khi tôi có thể ngộ mới.

Tôi cảm thấy giống như mình bắt đầu hiểu được điều mà những học viên khác nói, rằng học Pháp thật sự là một trải nghiệm huyền diệu và dễ chịu. Tôi bắt đầu hiểu được ý nghĩa đằng sau việc mà tôi từng làm chiếu lệ hồi niên thiếu và hồi học đại học, và tôi thực sự cảm ân Sư phụ đã cho tôi thời gian để nhận ra điều này trong suốt thời gian qua.

Thứ hai, tôi đã từ bỏ nghe nhạc pop sau khi bắt đầu học thuộc Pháp. Đó đã từng là thứ khó bỏ đối với tôi, bởi trong tôi luôn có một suy nghĩ rằng nhạc đương đại của người thường cũng không có gì xấu, nhưng sâu thẳm bên trong, tôi biết người tu luyện không nên chìm đắm vào. Tôi đã trải qua những chu kỳ tốt rồi xấu, thường rơi vào trạng thái không tốt khi một nghệ sỹ mà tôi thích ra mắt tác phẩm mới. Cuối cùng, tôi phải ép bản thân từ bỏ tất cả các bài tình ca, nhưng tôi chỉ mới làm được đến thế.

Trung Quốc cổ đại tin rằng lễ và nhạc là hai trụ cột của một xã hội lành mạnh, và nếu thiếu đi một trong hai điều này thì xã hội sẽ sụp đổ. Họ cũng tin rằng âm nhạc là một phương thuốc trị bệnh. Âm nhạc thuần khiết có những đặc tính tốt lành trong khi âm nhạc hủ bại về lâu dài sẽ phá hoại ngũ tạng của con người—tất cả những điều này mẹ đã nói với tôi, mà tôi ít nhiều cứ bỏ qua.

Hơn nữa, Sư phụ cũng đã giảng:

“Con người là ‘thiện ác đồng tại’, do vậy khi đặc biệt kích động, thậm chí hành vi vượt ra ngoài lý trí, đa số đều là những thứ của âm nhạc hiện đại.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc [2003])

Sư phụ cũng giảng:

“Lối hát phổ thông thực tế là những làn điệu của [nhân dân] trăm họ, nó không cần phương thức diễn xướng nào cả. Ở các nước những ca khúc dân gian cổ đại vẫn luôn lưu truyền như vậy; các dân tộc đều thế cả. Nhưng con người hiện nay đã quy phạm nó vào trong thể hệ âm nhạc ngày nay rồi, lại thêm lên đó sắc thái của phái hiện đại, dần dần biến thành những điệu nhạc hư nát cấp thấp, ma tính bộc phát, thậm chí hạ lưu nữa; rất nhiều thanh niên ít tuổi cũng truy cầu những thứ đó.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc [2003])

Bao nhiêu năm, tôi đã là một trong những “thanh thiếu niên ít tuổi” mà Sư phụ đã nhắc tới. Tôi đã nghe nhiều thể loại âm nhạc kích động ma tính cùng những lời lẽ khuếch đại dục vọng của con người, vậy mà tôi còn nghĩ mình thật “có phong cách” và “có học thức” khi nghe như thế. Nhưng giờ đây, sau khi bắt đầu học thuộc Pháp, tôi cảm thấy không còn nhiều muốn nghe lại thứ âm nhạc đương đại đó nữa, ngày này qua ngày khác. Thậm chí khi tôi thực sự cảm thấy bất chợt nảy ra ý muốn nghe thì tôi cũng dễ dàng loại bỏ. Phần lớn thời gian hiện tại, tôi nghe các album nhạc của Shen Yun. Nếu không phải các album nhạc của Shen Yun thì là nhạc cổ điển hoặc nhạc không lời. Tôi cảm thấy như chủ nguyên thần của mình thanh tỉnh hơn.

Thứ ba, và là điều quan trọng nhất, đó là các đoạn Pháp đã bắt đầu xuất hiện trong tâm trí khi tôi gặp những tình huống hay có những ý nghĩ nào đó mà gây rắc rối cho tôi. Đặc biệt, trong thời gian này, khi người mà tôi thường tìm đến xin lời khuyên đi vắng, thì nhờ đó mà tôi có thể quyết định phải làm gì (và thật sự là điều mà tôi cần áp dụng để chỉ đạo tu luyện của bản thân). Cứ như Sư phụ đang ở đây, từ bi coi sóc và trợ giúp tôi trên mỗi bước đi.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị học Pháp học được tốt hay không, đó chính là bảo đảm căn bản cho việc chư vị tiến về viên mãn [hay không], là bảo đảm căn bản cho việc chư vị có thể thoát thai ra [được không]. Hết thảy các sinh mệnh đều là từ Pháp tạo ra cả, kể cả tương lai của chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Đoạn Pháp này giờ đây có sức nặng và nhiều ý nghĩa hơn đối với tôi. Khi tôi học Pháp tốt, tôi cảm thấy dường như có thể thấy được bước đi đúng đắn tiếp theo trên con đường của mình. Tôi vô cùng hạnh phúc vì mình đã tiến hành học thuộc Pháp trong thời gian này, và tôi hy vọng sẽ tiếp tục. Mặc dù tôi mới chỉ học đến nửa Bài giảng thứ hai nhưng tôi muốn hoàn thành việc học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân ít nhất một lần, và tiến xa hơn, vững chắc hơn trong quá trình đó.

Gần đây, tôi đã đọc tác phẩm Tây Du Ký. Trong một chương, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã cầu xin sự trợ giúp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hàng phục Tôn Ngộ Không, thì thấy Đức Phật đang giảng Phật Pháp cho các chúng sinh trong thiên quốc của Ngài. Lúc đó, tôi nhận ra rằng sau khi viên mãn tới thế giới thiên quốc đối ứng của chúng ta, là người cai quản thế giới thiên quốc, chúng ta cũng sẽ giữ trách nhiệm thiêng liêng là đảm bảo rằng tất cả các chúng sinh của chúng ta sẽ hiểu Pháp ở tầng thứ sở tại của họ, và họ sẽ tìm đến chúng ta để được chỉ dẫn, bởi là người cai quản thế giới thiên quốc của mình thì chúng ta là sinh mệnh hiểu Pháp nhất.

Điều này đã cho tôi thêm động lực để học Pháp tốt và tiếp thu Pháp nhiều nhất có thể. Tôi tạ ân Sư phụ đã cho tôi nhiều điểm hóa, hết lần này tới lần khác,và trải qua nhiều năm để (cuối cùng) dẫn tôi đi theo hướng này.

Nhận ra sự quan trọng của luyện công

Trong một thời gian dài, tôi không hiểu được mục đích của việc luyện công. Tôi hiểu rằng chúng ta cần học Pháp để biết đề cao tâm tính bản thân như thế nào, nhưng ý nghĩa của việc luyện công thì không sáng tỏ với tôi ngay lập tức. Tôi không là người bước vào tu luyện vì bệnh tật, và là một đứa trẻ nên tôi không thực sự thích ngồi yên. Vì vậy, phần lớn trong 24 năm của cuộc đời, tôi đã luyện công theo thói quen bắt buộc, chứ không phải vì bất cứ điều gì khác. Cha mẹ tôi nói tôi phải luyện công và vì là đứa con biết vâng lời nên tôi làm theo.

Mãi cho tới vài tháng gần đây, mẹ mới chỉ ra cho tôi một nội hàm trong Bài giảng thứ sáu của cuốn Chuyển Pháp Luân (2014), khi tôi bắt đầu suy xét về các vấn đề sâu sắc hơn một chút:

“Vị ấy phải quay lại từ đầu, phải vãng hồi tu. Nhưng nói chuyện sao dễ vậy? Tuổi đã nhiều rồi, tu cũng là [chuyện] đã muộn, mà biết đến đâu để tìm công pháp tính mệnh song tu đây?”

Ý tứ này ở trong đoạn Pháp mà Sư phụ giảng về trường hợp chân phong. Ban đầu, tôi không hiểu ý mẹ tôi muốn nói điều gì.

“Con nghĩ xem”, mẹ tôi nói. “Tại sao Sư phụ lại phải quan tâm đến việc đệ tử của Ngài làm sao tìm được công pháp tính mệnh song tu? Có nghĩa là con cần một môn tu luyện tính mệnh song tu thực sự để thực sự có thể trở về nơi mà con đã tới, đó là cách duy nhất!”

Nghe thể ngộ của mẹ về vấn đề này, tôi mới nhận ra rằng có điều gì đó thực sự quan trọng trong việc luyện công, ngoài việc bảo trì một thân thể khỏe mạnh và chuyển hóa thân thể chúng ta thành vật chất cao năng lượng. Tôi chỉ cần tìm ra điều nữa đó là gì.

Mãi tới khi tôi đọc đoạn Pháp trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019”, tôi mới hiểu ra điều đó:

“Con người ấy, tôi vẫn luôn nghĩ rằng, con người rất dễ bị các thứ ngoại lai khống chế. Thân xác thịt của người, nó chỉ là bộ y bát do ngũ cốc lương thực, cha mẹ ban cho. Ăn ngũ cốc lương thực để nó lớn lên, yếu đuối lắm thay, ai cũng có thể khống chế nó. Những thứ hình thành trong không gian khác đều có linh tính, tuy là linh [tầng thứ] thấp, nhưng cũng có thể khống chế, bởi vì thân thể người là yếu đuối.”

Sau khi đọc đoạn Pháp này, tôi đột nhiên ngộ ra, thân thể con người có thể bị thao túng bởi đủ loại nhân tố can nhiễu cùng các chủng chấp trước—đơn giản là như thế khi chúng ta sống trong những thùng thuốc nhuộm này. Để có thể bất động tâm trước những tác động này, thì dù thế nào chúng ta cũng phải thoát khỏi thùng thuốc nhuộm này cùng những thứ ước chế trong đó. Chính vì vậy, Sư phụ đã ban cho chúng ta bộ công pháp này và các khí cơ để chuyển hóa thân thể chúng ta thành vật chất trên tầng cao hơn; thân thể chúng ta chuyển hóa càng nhiều thì càng ít chịu sự chế ước của những vật chất tầng thấp.

Tôi đã trải nghiệm điều này một vài tuần trước, khi tôi bị nghiệp lực tấn công. Nó thật cứng đầu, và tôi thấy đau kinh khủng khi cố gắng tăng cường chủ ý thức để có thể phủ nhận nó, Nhưng mỗi lần tôi cố gắng tiêu trừ nó, nó dường như nó lại mạnh hơn—Tôi biết nghiệp tư tưởng không phải là tôi, và tôi không để nó kiểm soát hành vi của mình, nhưng nghiệp tư tưởng dường như không bị dập tắt cho cho tôi có cố gắng thế nào.

Giữa lúc đấu tranh tư tưởng ấy, tôi bất chợt nhìn lướt qua đồng hồ và thấy lúc đó đã gần 7 giờ tối. Tôi nghĩ “Ah, đã đến giờ luyện công rồi.” Không cần nghĩ nhiều, tôi đã đi luyện công và luyện bài công pháp thứ năm trong một giờ đồng hồ.

Đó là điều thực sự đáng nhớ… Khi tôi ngồi xuống và tĩnh tâm, thì nghiệp tư tưởng đang can nhiễu tôi lập tức bị thanh trừ, như thể nó chưa bao giờ tồn tại trong tôi. Tôi thấy bình yên lạ thường. Khi ngồi thế song bàn, một ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí tôi: “Giờ thì ổn rồi. Mình không được để nó điều khiển hành động của mình”. Tâm trí tôi, vốn đã bị can nhiễu nặng nề trước đó, giờ đây đã lắng lại và vững vàng.

Lúc tôi luyện công xong cũng đã khoảng 8 giờ tối. Lúc đó, tôi mới nhận ra là, theo lịch thường lệ của tôi thì giờ luyện công của tôi bắt đầu vào lúc 8 giờ. Sau đó, tôi biết Sư phụ đã khiến tôi đi luyện công giữa lúc đấu tranh tư tưởng ấy, và cải biến hoàn cảnh cho tôi.

Tạ ơn Sư phụ đã điểm hóa cho con hiểu được giá trị của việc luyện công. Con thấy xấu hổ vì đã mất quá nhiều thời gian để hiểu được những điều quý giá mà Sư phụ đã ban cho chúng con.

Nhận ra tầng tầng lớp lớp của chấp trước vào tự ngã

Lớn lên, bạn có thể nói rằng tôi đã quen thế này thế kia rồi. Trước khi tôi cùng cha mẹ sang Mỹ, ông bà và toàn bộ người nhà tôi ở Trung Quốc đã rất yêu quý và nghĩ rằng tôi không thể làm sai điều gì cả. Sau khi sang Hoa Kỳ và bắt đầu đi học, tôi luôn học giỏi và đứng ở đầu lớp. Tôi là quý cô “Luôn đúng”. Nhưng vì thế mà cũng nảy sinh nhiều vấn đề khác, nghiêm trọng nhất là chấp trước vào tự ngã. Cái tôi này là nguyên nhân gốc rễ ẩn giấu nhiều chấp trước khác––Tôi còn phải nói rằng đây là chấp trước căn bản của tôi.

Một số biểu hiện rõ ràng của cái tôi này cũng dễ nhận ra như tâm tranh đấu, cố chấp, hiển thị và đố kỵ. Những cái tâm này thậm chí còn biểu hiện thành hành vi chống đối xã hội, nếu xét từ quan điểm người thường. Rồi còn có nhiều chấp trước thông thường mà nhiều người trong chúng ta có thể đã quen rồi, như sắc dục, tâm tham, tình, tâm hoan hỷ, không muốn nghe những điều xấu về mình, và chấp trước vào kết quả khi làm việc. Nhiều năm qua, tôi đã phát hiện ra những chấp trước này cũng có thể bắt nguồn từ chấp trước vào tự ngã.

Sau đó, tôi nhận thấy vẫn còn một tầng nữa về chấp trước vào tự ngã rất phức tạp của tôi, một tầng mà tôi cảm khó nhận ra hơn và khó xác định là sai. Để tìm ra nó, tôi thực sự phải tập trung vào nguồn gốc của mọi ý niệm và hành động, bởi tôi thấy nhiều lần, tầng chấp trước này thậm chí còn khiến tôi làm những việc mà bề mặt thì có vẻ đúng đắn nhưng động cơ lại là sai. Nó rất xảo quyệt.

Tôi có một ví dụ gần đây về chấp trước tự ngã ẩn sâu này.

Cứ mỗi Chủ nhật, từ lúc mẹ tôi rời nhà, tôi lại giúp đưa báo Epoch Times tới một cửa hàng tạp hóa Hàn Quốc ở địa phương. Tôi lấy báo từ nhà một học viên, mà học viên này luôn để báo ở đúng chỗ đó, lần nào cũng vậy. Chủ nhật tuần trước, tôi ra ngoài không chỉ để đi phát báo mà còn muốn ghé qua hiệu sách để mua một cuốn sách.

Tôi lái xe thẳng tới nhà học viên nhưng thấy thùng giấy mà cô ấy thường để báo đã hết sạch. Chẳng buồn dừng lại, tôi lái xe đến hiệu sách, trong đầu nghĩ, “À, chắc tuần này phải có ai đó đi phát báo rồi”—giả định đó không hẳn là không hợp lý bởi vì tôi đã nhờ một người giúp vào tuần trước, khi tôi không ở trong thành phố.

Tôi định gọi cho người học viên để báo cho tôi vì đã có mấy vụ việc lấy cắp báo ở khu vực của chúng tôi. Nhưng mà, tôi không có số điện thoại của cô ấy, vì vậy tôi đã nghĩ tới việc gọi một học viên khác có thể đã lấy nhưng người này cũng không lấy. Thế là tôi kệ đó, đi mua sách, rồi lái xe về nhà.

Khi tôi rẽ vào ngã tư cuối cùng trước khi về đến nhà, một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu: “Tại sao không đi xem sạp báo ở cửa hàng tạp hóa? Như thế mới biết chắc đã có ai đem báo đi phát chưa chứ.” Tôi rất thất vọng khi có suy nghĩ đó, nhưng vì đã về gần tới nhà nên tôi đã quyết định không đi.

Tối muộn hôm đó, sau mấy tiếng đọc cuốn sách đó, cuối cùng tôi đã quyết định gọi cho một học viên khác có thể giúp tôi liên lạc với học viên chuẩn bị báo. Người học viên chuẩn bị báo nói rằng vì hôm đó, cô ấy thấy trời có thể mưa vào buổi trưa nên đã để báo ở hiên trước nhà thay vì để trong hòm báo—cô ấy sợ báo bị ướt. Nhưng không sao, cô ấy bảo có thể đi đưa báo nhanh vào sáng thứ Hai.

Mặc dù tôi đã an tâm khi biết số báo này vẫn còn nguyên vẹn, nhưng lúc đó tôi mới nhận ra hành động của tôi ích kỷ đến nhường nào. Nếu tôi đỗ xe, hay chỉ cần dành một giây tìm trong nhà học viên đó, thì tôi sẽ thấy số báo đó. Nhưng tôi đã không làm vậy, và không chỉ thế, tôi nhớ tôi thậm chí còn cảm giác nhẹ nhõm khi thấy hòm đựng báo trống trơn, vì như thế là tôi bớt được một việc. Khi nhìn nhận về toàn bộ sự việc này, tôi thấy mình hoàn toàn dựa trên lợi ích cá nhân và kết quả cuối cùng, mà không nghĩ tới người khác. Hơn nữa, tôi gần như miễn cưỡng đi tìm xem số báo đó đã đi đâu. Cứ như thể ít ra tôi cũng làm gì đó để có thể nói với mọi người rằng tôi đã cố gắng; tôi đã không thực sự cố gắng đến cùng.

Thậm chí cho đến bây giờ, khi viết ra điều này, tôi đã nhận ra nhiều chỗ thiếu sót nữa: báo Epoch Times là một công cụ hữu hiệu để cứu người trong thời điểm nguy cấp này, và chiều Chủ nhật là một trong những thời điểm mà cửa hàng bách hóa này đông khách nhất. Vì sự bất cẩn của tôi mà nhiều người đã mất đi cơ hội đọc báo. Đặc biệt khi doanh thu quảng cáo đang giảm xuống vì virus Trung Cộng, và tờ Epoch Times địa phương hầu như được tài trợ từ tiền túi của các học viên thì sai lầm của tôi lại càng nghiêm trọng hơn. Học viên này cũng lại phải đi thêm một lần nữa, tất cả cũng chỉ bởi vì tôi muốn đi mua một cuốn sách.

Giờ đây, tôi có thể thấy được từng bước của sự việc này, tất cả những gì tôi nghĩ đều là nghĩ cho bản thân mình: thời gian rảnh rỗi của tôi, sách, và không thích gọi điện cho những học viên mà tôi không biết rõ. Điều khiến tôi giật mình không phải là tôi đã chủ động chọn làm điều sai, mà là tôi đã thụ động từ chối làm điều đúng đắn. Điều này đã cho tôi thấy được tầm quan trọng của việc tu luyện từng ý niệm, từng hành động để chắc chắn rằng ngôn hành của mình chiểu theo Pháp. Tôi thật sự không thể buông lơi.

Sư phụ đã giảng rằng vị tư là đặc điểm của những sinh mệnh của cựu vũ trụ. Trong Chuyển Pháp Luân, vị tư được chỉ ra là một nhân tố khiến các sinh mệnh bị rớt tầng thứ:

“Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống.”

Tôi thật sự không thể để sự vị tư hay ích kỷ tự tung tự tác như vậy được.

Một biểu hiện nữa của sự ích kỷ ẩn sâu này là truy cầu tìm Pháp của Sư phụ để chứng minh quan điểm của bản thân—không hẳn vì tôi muốn muốn chia sẻ Pháp mà Sư phụ đã giảng để giúp ích tới cho mọi người mà tôi nói chuyện, mà là để thể hiện rằng tôi biết trích dẫn từ Pháp và tôi phải là đúng vì tôi biết trích dẫn Pháp. Kiểu hành xử này, trên bề mặt, là chứng thực Pháp nhưng nó lén lút truy cầu chứng thực bản thân bởi ý định của tôi là không thuần tịnh. Thực ra là tôi đang lợi dụng Pháp vào mục đích cá nhân, như thế không khác gì những gì mà cựu thế lực đang làm. Đó là điều tôi phải cảnh giác, đặc biệt là khi chia sẻ thể ngộ, thậm chí tôi đã phải nhiều lần chống lại nó trong quá trình viết bài chia sẻ này.

Chỉ tới hôm nay, trong khi tôi đang viết bài chia sẻ này, nhóm học Pháp của tôi tình cờ đọc đến đoạn này trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta 2003”:

“Hỏi: Trong khi chứng thực Đại Pháp trước đây, đành rằng [đệ tử] có làm những công việc chứng thực Pháp, nhưng hiện nay thấy rằng đó là xuất phát từ ‘tự tư’, là với cơ điểm từ chứng thực bản thân. Câu hỏi của chúng con là, vì sao nhận thức ra điều ấy muộn màng như vậy?
Sư phụ: Chứng thực Pháp cũng là tu luyện; quá trình tu luyện chính là quá trình không ngừng nhận thức ra những chỗ thiếu sót của bản thân để rồi bỏ chúng đi; chỉ [có điều] rất nhiều các chấp trước tối căn bản [nếu] nhận thức ra được càng sớm càng tốt. Nhận thức ra được, bản thân đó cũng là đề cao. Có thể vứt bỏ chúng, hoặc khắc phục chúng, tiêu tán chúng, cuối cùng hoàn toàn loại bỏ chúng, quá trình đó chính là liên tục đề cao, cũng là chuyển biến căn bản của sinh mệnh.”

Thật lòng, tôi có chút bế tắc khi tìm từ ngữ để viết phần này, nhưng tôi nghĩ đoạn Pháp này đã khái quát cảm giác của tôi về trạng thái hiện tại của bản thân. Dù rằng tôi nhận ra được những thể ngộ quan trọng này hơi muộn nhưng điều duy nhất mà tôi có thể làm lúc này là tiếp tục chính lại bản thân khi chứng thực Pháp trong thời gian còn lại mà Sư phụ an bài cho chúng ta. Không còn cách nào khác.

Nỗi buồn không thể diễn tả bằng lời

Vào các sáng Chủ nhật, tôi tham gia học Pháp nhóm cùng với một trong các nhóm làm hạng mục của tôi. Một vài tuần trước, sau khi kết thúc buổi học Pháp, tôi đột nhiên muốn đọc bài “Đối thoại với Thời gian” trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ”. Tôi đã đọc cho tới khi đọc được đoạn đối thoại này:

“Sư phụ: Một phần vẫn chưa có cải biến.
Thần: Nhưng thời gian đã lâu quá rồi.
Sư phụ: Đúng thế!
Thần: Tôi thấy rằng với những ai không thể làm Thần thì không cần kéo dài đợi họ, thực ra họ chỉ có thể là con người.
Sư phụ: (tự nói với mình) Tại thế giới con người, họ quả thực mê quá sâu rồi, cuối cùng chỉ có thể là như vậy thôi, chính là e rằng cuối cùng ngay cả làm con người cũng không nổi!”

Đọc tới đây, tôi bật khóc như thể đã dồn nén quá lâu vậy. Cảm giác giống như một nỗi muộn phiền sâu kín trong tâm linh, vừa đau đớn tâm can.

Sư phụ viết bài này vào năm 1997, cách đây 23 năm, là năm tôi mới được một tuổi. Ngay cả khi đó thì cũng đã là “quá lâu rồi”. Ngay từ lúc đó, Thần Thời gian đã cho rằng một bộ phận học viên không theo kịp sẽ bị rớt trong tu luyện nhưng Sư phụ vẫn đợi chúng ta, chịu đựng thay chúng ta để chúng ta có thêm thời gian.

Tôi đã khóc vì nhiều lý do, một trong đó là nếu Sư phụ làm chậm lại thời gian cho tôi, tôi không nghĩ tôi sẽ có thể kịp phát hiện ra những hành vi của mình. Lúc đó, tôi thật sự có thể cảm nhận được sự từ bi và kiên nhẫn vô bờ của Sư phụ, một phần trong tôi tràn ngập lòng cảm ân Sư phụ. Nhưng phần còn lại của tôi đã khóc bởi tôi biết tôi đã không làm tốt, cũng như không dành hết thời gian cho những việc tôi được giao phó, và có lẽ đã mất đi một số sinh mệnh mà tôi được an bài tới cứu. Tôi khóc thương cho tất cả những sinh mệnh đã rơi rớt vì những thiếu sót của chúng ta, sẽ không bao giờ quay lại được nữa.

Khi đại dịch virus Trung Cộng có phần lắng xuống thì tôi lại cho phép mình buông lơi một chút trong những thứ của người thường. Tuy nhiên, sự việc này giống như một gậy cảnh tỉnh đối với tôi. Tôi đã khóc từ sâu thẳm trong tâm. Cơn sụt sùi khiến tôi run lên không kìm lại được, và tôi nghĩ rằng tôi chưa bao giờ thấy đau khổ như thế. Tôi cảm thấy như một chút nếm trải cảm giác khi không còn thời gian, không hoàn thành thệ ước với chúng sinh trong vũ trụ này.

Chúng ta giờ đang ở giai đoạn cuối. Trong Kinh văn năm 2019, Sư phụ đã nói rằng kế hoạch ban đầu là mọi việc sẽ kết thúc vào năm ngoái. Và với những thay đổi chóng mặt trên thế giới ngày hôm nay, có thể thấy rõ ràng mọi vấn đề chưa được giải quyết đang được xử lý và đi đến hồi kết. Ở thời khắc cuối cùng này, tôi thật sự hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể buông bỏ những chấp trước cuối cùng để năng lượng chứng thực Pháp và giảng chân tướng của chúng ta được phát huy tối đa. Cảm giác thực sự như thời gian của chúng ta có thể hết bất cứ lúc nào, và tôi cảm thấy nếu coi những thứ ta có là nghiễm nhiên, hay cho phép bản thân lạc vào những thú vui của người thường thì đó là một tội nặng.

Tôi muốn khép lại bài chia sẻ này bằng đoạn kết trong Bài giảng của Sư phụ năm 2019 tại New York:

“Vậy là nói cách khác, đây là việc xưa nay chưa từng có. [Từ] khai thiên tịch địa chưa từng có Thiên tượng hồng đại như vũ trụ Chính Pháp này; [từ] khai thiên tịch địa cũng chưa từng có đệ tử Đại Pháp. Sư phụ đã khai sáng ra huy hoàng này, dẫn chư vị nhập vào thời khắc lịch sử này. Chư vị hãy tu luyện cho tốt chính mình, tận tình triển hiện bản thân chư vị khi cứu độ chúng sinh, và thực hiện cho tốt hơn nữa!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Cảm tạ Sư phụ vì tất cả. Cảm ơn các đồng tu.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/5/186636.html

Đăng ngày 22-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share