Từ việc các nam nữ đồng tu trường kỳ đơn độc phối hợp với nhau
Bài viết của đệ tử Đại Pháp từ Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 04-08-2020] Tại địa phương tôi có nhiều đồng tu nam và nữ, trường kỳ đơn độc phối hợp với nhau trong việc phát tài liệu và làm các công việc Đại Pháp. Nhưng vì nảy sinh tâm sùng bái và tình nam nữ, nên các đồng tu xung quanh thường xuyên giao lưu nhắc nhở họ, nhưng họ lại không cảnh giác, cho đến mãi sau này phát sinh mối quan hệ. Hiện tại họ nói đã biết sai rồi, đã quy chính rồi, nhưng mỗi ngày họ vẫn đơn độc phối hợp cùng nhau đi giảng chân tướng, mặc cho người khác không thể lý giải hay đồng tu nhắc nhở, họ vẫn một mực nói rằng làm như vậy không có vấn đề gì.
Kể từ khi tôi tu luyện, luôn xuất hiện tình trạng các đồng tu nam nữ cùng phối hợp với nhau trong một thời gian dài, sau đó xảy ra không ít vấn đề. Tại khu vực của chúng tôi cũng xảy ra vài trường hợp. Hoặc là sùng bái, hoặc là có những cử chỉ thể hiện tình cảm rõ ràng giữa nam và nữ v.v. làm cho mọi người không cảm giác được sự thuần chính và thuần tịnh ban đầu của họ nữa. Nhưng vì đồng tu đó nói rằng, họ phối hợp cùng nhau là vì muốn cứu chúng sinh nhiều hơn, nên các đồng tu xung quanh cũng không thể nói rõ liệu hình thức này là đúng hay sai.
Tôi phát hiện, sở dĩ tôi đã hiểu mơ hồ và không rõ ràng về vấn đề này, là vì tôi cũng có một số điều cần tu về phương diện này. Vì vậy, trước tiên tôi tải xuống các bài chia sẻ liên quan của các đồng tu trên Minh Huệ Net và đọc chúng. Tôi đã hiểu được rằng: sở dĩ những vấn đề này xuất hiện, ngoài việc chúng ta phải tu bỏ tâm sắc dục, chúng ta còn cần phải quy phạm ngay trên hành vi của mình. Chính là không chỉ nói một cách đơn giản là tu bỏ tâm sắc dục, mà còn phải đặt ra tiêu chuẩn cho hành vi của chính mình.
Trong Pháp Sư phụ đã giảng cho chúng ta: “Ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết” (Thánh giả, Tinh Tấn Yếu Chỉ). Người thường nói “nam nữ hữu biệt”, nghĩa là giữa nam nữ nên giữ khoảng cách thích hợp.
Bởi vì tất cả chúng ta đều là người tu luyện trong Tam giới, tu luyện trong môi trường đầy tình và dục này. Khi một người đang tu luyện thì đều có những nhân tâm cần tu bỏ, vậy việc trường kỳ đơn độc ở gần nhau khoảng cách gần như vậy, sẽ khiến cho vật chất “tình” này phát huy tác dụng và “lâu ngày sinh tình”. Văn hóa truyền thống cho rằng “nam nữ có sự phân biệt”, “nam nữ không được ngồi chung”, “nam nữ không được ở chung phòng”, giảng đạo lý như thế. Nếu giữa nam và nữ đều không giữ được tiêu chuẩn khi gặp được đối phương, thì sẽ tạo môi trường cho ma sắc sinh trưởng và tạo cơ hội cho nó dùi vào sơ hở.
Khi đó, tôi còn nghĩ rằng giữa đệ tử Đại Pháp với nhau là thuần khiết nhất, sẽ không xảy ra chuyện gì. Đến giờ nghĩ lại, đây cũng là một hành động không lý trí chẳng khác gì “cầm sách Đại Pháp không sợ xe hơi đâm“.
Chưa kể các bạn đồng tu bên cạnh nhau lâu ngày có xuất hiện tình cảm nam nữ hay không, nhưng trai đơn gái chiếc làm việc với nhau trong thời gian dài sẽ dẫn đến những lời dị nghị và mâu thuẫn gia đình, gây rắc rối và khiến người khác hiểu lầm. Trong người thường còn biết: ngoài vợ chồng ra, dù có làm gì đi chăng nữa, việc cô nam quả nữ trường kỳ ở bên nhau đều không phải là chuyện tốt, và đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn gia đình. Chúng ta là người tu luyện Đại Pháp, chúng ta nên dùng tiêu chuẩn cao nghiêm khắc yêu cầu bản thân. Con đường của chúng ta cũng là lưu cấp cho hậu nhân.
Giống như Sư phụ giảng trong Pháp:
“Ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết” (Thánh giả, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
“So với những nhân vật mẫu mực nơi người thường thì cao hơn hẳn” (Chuyển Pháp Luân)
Chúng ta là người tu luyện, người tu luyện có tiêu chuẩn của người tu luyện, nhưng tiêu chuẩn này cao hơn người thường rất nhiều, tuyệt không thể thấp hơn người thường, hay thậm chí phá hoại chuẩn tắc hành vi đạo đức và Pháp tại tầng này của người thường. Vì vậy, bạn không thể nói rằng chỉ quản làm những việc Đại Pháp và những thứ khác có thể không quan tâm.
Vì vậy, tôi càng hiểu sâu hơn về lời giảng Pháp của Sư phụ:
“Tôi nói về cựu thế lực can nhiễu; chư vị từng nghĩ đến chưa? Đó cũng là nhân tố trói buộc đó! Cựu thế lực, cựu vũ trụ coi điều gì là nặng nhất? Chính là ‘sắc’, sự không ý tứ giữa nam nữ, đó là thứ được xét là nặng nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
“Chính là nói rằng họ coi việc này là quan trọng phi thường, cho nên ai phạm phải giới [cấm] ấy, ai thực hiện không tốt về phương diện này, thì cựu thế lực, tất cả chư Thần trong vũ trụ ấy đều sẽ không bảo [vệ] chư vị, hơn nữa còn đẩy chư vị xuống.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
“Chư vị [nên] biết rằng chúng là làm như vậy. Có [những vị] tà ngộ, chư vị tưởng rằng chân tâm của họ hướng về tà ác ư? Đều là có nguyên nhân.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
Sư phụ cũng nói chúng ta rằng: “Những vấn đề trọng đại thì [chư vị] nhất định cần xem thái độ của Minh Huệ Net”. Nhưng các đồng tu đương sự nói với thái độ xem thường rằng: “Pháp có các tầng khác nhau, bài viết của Minh Huệ chỉ là nhận thức cá nhân, không phải Pháp, mỗi người ở mỗi tầng khác nhau, đoạn Pháp nào giảng chúng tôi không thể ở cùng nhau vậy?”
Đúng vậy, nếu trong Pháp Sư phụ cái gì cũng nói rõ ràng cho chúng ta, vậy thì chúng ta còn tu luyện gì nữa, ngộ cái gì nữa?
Tôi cũng tìm hiểu văn hóa truyền thống lễ nghĩa đạo đức có liên quan đến vấn đề nam nữ, bản thân tôi cũng thụ ích không ít. Bởi vì có nhiều chỗ mà căn bản chúng ta không hề biết. Vậy thì, nếu bạn không biết thế nào là “Lễ”, thì làm sao bạn có thể biết thế nào là “phi lễ” và “vượt quá lễ tiết”? Tôi ở đây không hề muốn áp đặt quan điểm lên bất kỳ đồng tu nào, chỉ muốn lấy nội dung có liên quan chỉnh lý lại để cho những đồng tu nào vẫn còn hiểu biết mơ hồ và không rõ các tiêu chuẩn về vấn đề này, cùng nhau tham khảo, cộng đồng đề cao.
Lễ nghi truyền thống của Trung Quốc cũng là một chủng văn hóa đạo đức, học tập và tuân thủ lễ nghĩa là một cách quan trọng có được một nhân cách cao thượng và lương thiện. Cổ nhân đã để lại một bộ cổ thư kinh điển về lễ nghi gọi là: “Nghi Lễ”. “Nghi Lễ” là quy tắc ứng xử trong văn hóa truyền thống, cũng đồng thời là quy phạm để mọi người biết thế nào là “Lễ” và thế nào là bổn phận; thế nào là “vô lễ” và thế nào là “không an phận”; làm thế nào để tuân theo “Lễ” và làm thế nào để giữ gìn bổn phận. Từ đó khiến mọi người tự mà an phận, không xúc phạm lẫn nhau.
“Lễ” là quy phạm ứng xử đạo đức cơ bản, lợi kỷ lợi dân, là yếu tố quan trọng trong duy trì ổn định gia đình và xã hội.
“Lập lễ” là căn bản của Thiện trong đối nhân xử thế; “Hành lễ” là tiêu chuẩn của Thiện trong giải quyết vấn đề; “Nhượng lễ” là sự khoan dung của Thiện trong giao tiếp với người.
Tuân thủ lễ nghi quy phạm cũng là một biểu hiện trong tu dưỡng đạo đức của một người.
Trong “Nghi Lễ” có những yêu cầu rất chi tiết và nghiêm khắc về các chuẩn mực ứng xử giữa nam và nữ.
Ví dụ như “Nam nữ thụ thụ bất thân”, ý nói khi trao nhận đồ vật giữa nam và nữ không thể trực tiếp tay trao tay, mà phải truyền qua người khác hoặc dụng cụ nào đó nhằm ngăn chặn tận gốc mọi tiếp xúc thân thể giữa nam và nữ.
Ví dụ như “nam nữ không được ở cùng phòng”, “nam nữ ngồi khác chỗ (không ngồi chung một chỗ)” v.v. đó là quy định về khoảng cách và thước đo tiêu chuẩn giữa nam và nữ.
Trong sách còn nói: “Khi xác định rõ các tiêu chuẩn, biết chừng mực và lễ nghi trong giao tiếp giữa nam và nữ sẽ giúp nuôi dưỡng tâm biết liêm sỉ vì nam nữ có sự khác biệt.”
Nhưng trong xã hội ngày nay, người thường thì không cần phải bàn, chúng ta chính là người tu luyện, vậy có bao nhiêu người dùng tiêu chuẩn như thế để đo lường: Chỉ cần giữa nam và nữ chưa phát triển đến bước đó thì những chuyện khác không phải vấn đề, họ còn cảm thấy bản thân họ đã làm rất tốt. Tại sao chúng ta lại nghĩ như vậy, là vì quan niệm của chúng ta đã bị trượt xuống theo quan niệm biến dị của người thường, là lấy cách nghĩ của chính mình so sánh với quan niệm người thường trong thời kỳ mạt thế, chứ không phải so sánh với chuẩn mực đạo đức trong văn hóa truyền thống mà Thần đã lưu lại cho con người. Kỳ thực, nếu tiêu chuẩn đạo đức chính thống của con người còn chưa đạt, thì còn nói gì đến tiêu chuẩn Đại Pháp nữa.
Mặc dù sống không cùng thời đại, nhưng các quy củ mà Thần đặt ra cho con người, lý là tương thông với nhau. Những người tự trọng hiểu lễ nghĩa và chính nhân quân tử trong xã hội ngày nay đều hết sức chú ý giữ gìn khoảng cách giữa nam và nữ, sẽ không giao tiếp cá nhân quá nhiều. Bởi vì giao tiếp cá nhân quá nhiều, được xem là “phi lễ”, và đi ngược lại quy phạm đạo đức mà Thần đặt định cho con người về “nam nữ hữu biệt”, chắc chắn sẽ lâu ngày sinh tình. Nếu không cảnh giác và cứ tiếp tục phát triển như thế, thì chính là đang tạo môi trường cho dục vọng phát triển, cuối cùng sẽ dẫn đến sắc tâm lan tràn, bị ma sắc thao túng và làm ra những điều sai phạm đạo đức.
Vì vậy mới nói, nếu những thước đo tiêu chuẩn giữa nam và nữ được xử lý tốt, phù hợp với chuẩn mực lễ nghi đạo đức xã hội, thì sẽ có thể đảm bảo sự ổn định của gia đình và xã hội; ngược lại chính là phá hoại luân lý gia đình của con người. Kết quả sẽ bị người đời đàm tiếu, gây sóng gió trong gia đình và bất ổn định xã hội.
Nếu đệ tử Đại Pháp không làm tốt điểm này, hiệu quả cứu người sẽ giảm đi rất nhiều.
Còn một điều nữa tôi muốn đề cập ở đây là trong “Nghi Lễ” cũng nhắc đến những chuẩn mực ứng xử giữa vợ và chồng, trước mặt người ngoài họ cũng cần làm được “nam nữ thụ thụ bất thân”. Trong sách có nói (không nguyên văn): Ở nơi công cộng, vợ chồng cũng phải “thụ thụ bất thân”. Ví dụ, khi đưa bình rượu cho đối phương, người nam phải giữ phần trên quai cầm bình rượu và người nữ phải giữ phần dưới quai cầm của bình, vợ chồng giao tiếp với nhau cũng không được tay cầm tay. Điều đó có nghĩa là: dù cho là vợ chồng, trước mặt nơi đông người, họ cũng phải tuân thủ lễ nghi, tránh va chạm thân thể, mới để lại trong lòng người ta phong thái văn minh chính thống, có quy tắc và sự nghiêm túc.
Trong nhà, tôi và vợ đều là đồng tu, đôi khi chúng tôi ra ngoài cũng vô tình khoác vai hoặc nắm tay, điều đó có vẻ bình thường với người thường ở thời hiện đại, nhưng nếu chúng ta lùi một bước và nghĩ lại, thứ chúng ta để lại cho mọi người là cái trường dục và tình, đây không phải là nhân tố chính diện.
Bài viết này chỉ là đôi chút cảm tưởng về một số vấn đề xuất hiện khi các học viên nam và nữ đơn độc phối hợp với nhau trong thời gian dài, chắc chắn vẫn còn thiếu sót trong nhận thức. Kính mong các đồng tu chỉ điểm viên dung, đi cho chính con đường Đại Pháp, cùng nhau đề cao. Hợp thập.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/4/再悟男女有别-410001.html
Đăng ngày 06-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.