Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hồ Nam
[MINH HUỆ 24-03-2018] Tôi rất hay buồn ngủ khi học Pháp, có lúc cầm cuốn sách lên đọc được hai trang liền cảm thấy buồn ngủ rũ cả mắt, đặt sách xuống đi nằm, ngủ một giấc là 1, 2 tiếng đồng hồ; có lúc học Pháp, mắt thì đang đọc, nhưng trong tâm lại nghĩ đủ thứ chuyện, kết quả là học Pháp không nhập tâm. Tôi cũng từng học thuộc Pháp, nhưng chưa học hết một bài giảng đã bỏ cuộc, bởi vì cảm thấy mình học thuộc Pháp quá chậm.
Gần đây có một hôm, Sư tôn triển hiện cho tôi thấy một cảnh tượng, hai chiếc ti vi màn hình phẳng được đặt quay lưng vào nhau, bên cạnh có hai tập băng hình vuông, trên mỗi tập băng lại có bốn miếng dán, là miếng dán mà bệnh viện hay dùng để dán vết thương. Hai chiếc ti vi quay lưng vào nhau, là chữ “học thuộc” [Trong tiếng Hán, chữ bối nghĩa là tựa lưng vào nhau và chữ bối nghĩa là học thuộc đồng âm với nhau], vậy còn tám miếng dán nghĩa là gì? “Tám” [bát] hài âm với từ “phát”, “phát” và “Pháp” là từ đồng âm, vậy thì kết hợp lại thì chính là “học thuộc Pháp”. Dùng băng dán lại, nghĩa là nhớ chắc, nhớ sâu. Sư tôn muốn nói với tôi rằng: Học thuộc Pháp phải ghi nhớ một cách vững chắc.
Nghe lời Sư tôn, tôi bắt đầu học thuộc Pháp. Lúc đầu, trong tâm tôi rất lo lắng, có khi một tiếng đồng hồ mới học thuộc hết được một đoạn, và tôi nghĩ: Chính Pháp sắp kết thúc rồi, bây giờ mình mới bắt đầu học, liệu có kịp không? Một thời gian sau, tôi nhận ra mình đã sai rồi, tôi đã coi việc học thuộc Pháp như một nhiệm vụ, giống như học sinh trong lớp phải học thuộc bài vở để đối phó với kỳ kiểm tra vậy, hoàn toàn xa rời mục đích học thuộc Pháp mà Sư phụ đã điểm hoá cho tôi. Kỳ thực, học thuộc Pháp là để tôi có thể học được Pháp, lĩnh ngộ được nội hàm bác đại tinh thâm của Đại Pháp, trong tu luyện mau chóng đề cao tầng thứ, quả thực là như vậy.
Học thuộc Pháp đầu tiên phải đọc rõ ràng từng câu một, sau đó lại học thuộc rõ ràng từng câu, khi chúng ta chuyên tâm đọc và học thuộc lòng từng câu như vậy, nội hàm của Pháp đầu tiên sẽ triển hiện rõ trên bề mặt chữ, sau đó chúng ta sẽ ngộ được những Pháp lý mà tại tầng sở tại của chúng ta có thể thấy được. Đây là điều mà trước đây tôi chỉ đọc Pháp thôi không cách nào có thể lĩnh ngộ được.
Ví dụ như khi tôi đọc đoạn Pháp này:
“Mọi người thử nghĩ xem, dưới kính hiển vi thân thể người trông ra sao? Toàn bộ thân thể con người luôn vận động; chư vị đang ngồi kia bất động, [nhưng] toàn bộ thân thể lại vận động, các tế bào phân tử cũng đang vận động, toàn bộ thân thể rất lơi lỏng, giống như những hạt cát ghép thành.” (Chuyển Pháp Luân)
Sư tôn giảng về Pháp lý tam thiên đại thiên thế giới, trong một hạt cát có bao hàm tam thiên đại thiên thế giới, vậy thì thân thể người là do những tế bào phân tử nhiều như những hạt cát tổ hợp thành, thế giới của thân thể người đã mở rộng đến mức khó thể tưởng tượng. Bất kể là đệ tử Đại Pháp, hay là đại diện của bất kỳ một thế giới nào, trách nhiệm của chúng ta đều vô cùng trọng đại. Chúng ta có tu luyện tinh tấn hay không, có lựa chọn chính niệm hay không đều không phải chỉ là một chút biến hoá mà con người chúng ta nhìn thấy được ở đây, mà còn liên quan đến sự đắc cứu của chúng sinh ở những thiên thể vũ trụ xa hơn, lớn hơn. Vì vậy, chúng ta nhất định phải chăm chỉ nghiêm túc làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu.
Tôi vẫn luôn tu luyện trong trại thái thiên mục không khai mở, vì vậy không thể nhìn thấy được hình thái tồn tại của vật chất nơi không gian khác, tôi chỉ từ những bài viết của đồng tu được khai mở thiên mục cảm nhận được một chút sự việc diễn ra tại không gian khác. Sư phụ giảng:
“Bất kể vật chất nào trong vũ trụ, bao gồm tất cả toàn thể những vật chất tràn đầy trong toàn vũ trụ, chúng đều là những linh thể, chúng đều có tư tưởng; chúng đều là những hình thái tồn tại của Pháp vũ trụ tại các tầng khác nhau.” (Chuyển Pháp Luân)
Tại tầng thứ sở tại của mình, tôi thể ngộ được rằng, những thứ mà mắt tôi có thể nhìn thấy được là hình thái biểu hiện tại không gian giống như cõi mê: Hình thức biểu hiện của sinh mệnh, chỉ có con người mới có suy nghĩ, có năng lực tư duy, chỉ có động vật và con người mới có thể hoạt động. Từ trong Pháp tôi nhận thức ra rằng, tất cả những vật chất mà con mắt của chúng ta nhìn thấy được, tại rất nhiều không gian khác, tại các tầng thứ khác nhau đều có hình thái biểu hiện và tồn tại của nó. Đối với người tu luyện mà giảng, thì chính là không ngừng đề cao tâm tính, đồng hoá với yêu cầu của tầng Pháp lý đó. Tuy nhiên, đối với những đệ tử không khai thiên mục tu luyện, sẽ cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái sau khi trừ bỏ được tâm chấp trước, hiệu quả lực độ giảng chân tướng cứu độ chúng sinh được tăng cường. Tất nhiên, họ cũng sẽ tôn trọng yêu quý và bảo vệ tất cả mọi thứ xung quanh hơn, có lúc thậm chí còn câu thông được với họ.
Đoạn Pháp dưới đây, đã khai ngộ rất lớn cho tôi rất nhiều để từ bỏ tâm chấp trước
“Lịch sử xưa nay trong giới tư tưởng học vẫn luôn có vấn đề rằng vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính; nghị luận mãi, tranh luận mãi về vấn đề ấy. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính. Trong nghiên cứu khoa học [thân] thể người, hiện nay các nhà khoa học đều nhận định rằng tư duy xuất phát từ đại não chính là vật chất.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi thể ngộ được rằng: Chúng ta trong không gian mê này, toàn bộ bề mặt thân thể, bao gồm tư duy và hành vi dưới sự điều khiển của đại não con người, đều không phù hợp với yêu cầu của Đại Pháp vũ trụ, thể hiện tại không gian khác đều là những hình thái vật chất bất hảo. Ví dụ như: Chúng ta không hề biết rằng danh, lợi, tình của con người biểu hiện nơi không gian khác là sống, khi vật chất bất hảo, trong quá trình tu luyện, tuy muốn buông bỏ nhưng vẫn muốn lưu lại một chút, không đành lòng hoàn toàn buông bỏ nó đi; bàn về tình, trong khi khảo nghiệm trước mắt nhận thấy rằng không buông bỏ thì không được, mới hạ quyết tâm bỏ nó đi, tuy nhiên không lâu sau tâm chấp trước lại khởi lên, tuy không còn nghiêm trọng như vậy nữa, nhưng vẫn là chưa xả tận. Chấp trước vào lợi, tuy rằng trên bề mặt không đặt nặng những lợi ích tiền bạc, nhưng sâu thẳm trong xương tuỷ vẫn cho rằng tiền có rất nhiều lợi ích, tuy rằng không có ý vì kiếm tiền mà đạt được kết quả hay thành tích nào đó, nhưng trong tiềm ý thức vẫn đang quan tâm xem tiền lương có được tăng hay không, có được thưởng Tết hay không, nếu được thưởng nhiều thì phải khoe với người ta một chút. Lại bàn về danh, trong khi đệ tử Đại Pháp phải chịu vu khống bức hại, khi con người đều mang những suy nghĩ phụ diện về Đại Pháp, bản thân tôi chưa bao giờ dám nói ra một cách công khai rằng mình là người tu luyện Pháp Luân Công, vì sợ rằng người khác sẽ có định kiến mà tránh xa tôi.
Những tâm bất hảo này, tại không gian khác đều là vật chất tồn tại, chúng là những vật chất bất hảo. Nếu như không phải Sư tôn thời thời khắc khắc bảo hộ và điểm hoá cho tôi, tôi chắc chắn mình sẽ không tu luyện được dù chỉ một ngày. Hiện tại từ trên Pháp lý tôi đã minh bạch ra rằng, mọi thứ của nhân loại đều là để tu khứ đi tâm chấp trước của người tu luyện. “Tu đến chấp trước không còn dù là một lậu” (Tu luyện không phải là chính trị, Tinh Tấn Yếu Chỉ), đại khái là ý nghĩa như vậy.
Học thuộc Pháp có thể giúp chúng ta tu luyện đơn thuần từ việc nhận thức Pháp là tốt, ví như có thể đem lại cho con người một thân thể và tâm thái khoẻ mạnh, lên cao hơn là chúng ta lĩnh ngộ được từng tầng từng tầng Pháp lý của Đại Pháp, bởi vì ngộ được Pháp lý, mới có thể hiểu được nguyên nhân chân chính mà Sư tôn yêu cầu chúng ta hướng nội tìm, tu khứ các chủng chấp trước và dục vọng. Ngộ được Pháp lý, mới có thể trong các loại khảo nghiệm và mê loạn mà một lòng kiên định tín niệm vào Đại Pháp, trong thời gian ngắn tìm ra được tâm chấp trước của bản thân và tu bỏ nó.
Trong quá trình học thuộc Pháp, tôi nhận ra rằng Sư tôn đối với mỗi một Pháp lý đều giảng trên nhiều góc độ khác nhau, Sư phụ giảng đi giảng lại rất nhiều lần về hướng nội tìm, tu tâm tính, tu khứ chấp trước và dục vọng… Trong khi học thuộc Pháp, tôi đã khóc, vì tôi đã không nghe lời Sư tôn, tu tốt bản thân; Sư tôn vì đệ tử Đại Pháp vì chúng sinh mà hao tâm tổn sức, vì Chính Pháp vũ trụ mà đảm đương mọi việc. Nhìn lại bản thân, tôi chỉ cần giảng chân tướng mệt một chút, trời nắng hơn một chút, nóng hơn một chút, thái độ của chúng sinh đối với tôi không tốt một chút, tôi đều cảm thấy khó chịu và có suy nghĩ muốn nghỉ ngơi một ngày, càng nghĩ tôi càng cảm thấy thấy xấu hổ.
Vì vậy, trong khoảng thời gian cuối cùng của Chính Pháp này, chúng ta hãy nắm bắt thời gian, học thuộc Pháp tốt, phát chính niệm tốt, tu tốt bản thân và cứu độ càng nhiều chúng sinh hơn nữa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/24/背法的一点体会-363284.html
Đăng ngày 03-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.