Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-08-2020] Cách đây không lâu, tôi có xem một bài chia sẻ trên Minh Huệ, và cảm thấy rất đồng tình với nhận thức về “ma nạn” (“磨”: mài dũa, ma sát) và “ma nạn” (魔: ma quỷ). Tôi nhớ khi trong sách “Chuyển Pháp Luân” thay đổi từ “ma” (磨 – mài dũa) thành “ma” (魔 – ma quỷ), tôi liền nghĩ, từ “ma” mài này theo nghĩa đen mà lý giải là sẽ phải chịu đựng những gian nan khốn khổ trong nghịch cảnh éo le. Từ “ma” (磨 – mài dũa) gồm từ “ma 麻” (mờ tối) trong từ “麻烦” (phiền phức) thêm bộ thạch 石 (đá) tạo thành, nghĩa là mài nhẵn những khối đá cứng, ý chỉ thân thể phải chịu một chút đày đọa, khổ nạn, nhiều lần gặp phải gian khổ, trải qua gian khổ, không chịu ma nạn thì không thành Phật. Vậy sau khi đổi thành từ “ma” (魔 – ma quỷ) này thì có ý chỉ điều gì? Sư phụ đổi từ “ma” (磨 – mài dũa) thành từ “ma” (魔: ma quỷ) thì khẳng định có ý nghĩa sâu xa khác. “Ma” (魔: ma quỷ) là do từ “ma 麻” (mờ tối) trong từ “麻烦” (phiền phức) thêm từ “quỷ 鬼” tạo thành, quỷ là thứ phụ diện, âm mưu chước quỷ hoặc quỷ kế đa đoan, giở trò ma mãnh.

Sau khi đọc bài viết nói trên, tôi có chút thiển ngộ muốn giao lưu với các đồng tu, nếu có điều gì không đúng với Pháp, xin từ bi chỉ chính.

Trong sách Đại Pháp, Sư phụ yêu cầu chúng ta đổi từ “ma” (mài dũa) thành từ “ma” (ma quỷ). Lý giải hiện tại của tôi là: Đại Pháp cho phép chúng ta tu luyện trong hoàn cảnh người thường với đạo đức đang trượt dốc, và tu chủ nguyên thần của mình. Không chỉ cần phải “nhọc cái gân cốt”, mà còn phải “khổ cái tâm chí”: “Phật tại tâm trung”, chỉ có tu tâm này mới thành Phật, tu bỏ giả ngã, để chân ngã chủ nguyên thần làm chủ.

Trong tu luyện chúng ta không chỉ phải đi cho chính con đường Chính Pháp, phủ định tất cả những gì mà cựu thế lực cưỡng chế vào, mà còn phải đối mặt với cuộc bức hại của tà đảng Trung Cộng do cựu thế lực tạo ra. Nó là phụ thể tà linh, là ma quỷ, nó đang thống trị thế giới chúng ta. Đệ tử Đại Pháp đang tu luyện dưới thể chế của ma quỷ. Chúng ta phải trừ tận gốc ác ma Trung Cộng, thứ hủy diệt nhân loại, thứ đảo loạn tư duy của con người, thứ logic cường đạo, điên đảo thị phi, không phân biệt tốt xấu; nó bức hại đệ tử Đại Pháp, hủy hoại chính tín, giam cầm, cải tạo, kết án tù, mổ cướp nội tạng sống các đệ tử Đại Pháp. Sự tồn tại và bản chất tà ác của nó đã mang đến sự thống khổ và đại nạn cực lớn trên con đường tu luyện của các đệ tử Đại Pháp.

Các đệ tử Đại Pháp tu luyện trong một xã hội phức tạp, dưới các loại can nhiễu từ các chủng nhân tâm, các loại cám dỗ bề ngoài, cũng như các loại quan niệm hình thành hậu thiên, các chấp trước, tự tư, tham dục, tranh đấu, danh lợi, hiển thị, tật đố và những chấp trước xuất phát từ tình, chúng đều đang “ma hóa” tâm của chúng ta. Ngoài ra còn có “ma tâm”, “ma sắc”, “ma tình” v.v. Sư phụ giảng:

“Quan quan đô đắc sấm
Xứ xứ đô thị ma (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)

Dịch nghĩa:

“Cửa nào cũng phải qua
Chỗ nào cũng là ma”

Tu luyện Đại Pháp và tu luyện truyền thống trong núi sâu rừng già là có sự khác biệt. Sư phụ giảng:

“Trong quá khứ, thân thể và tinh thần của người ta đều chịu khổ, hiện nay chư vị chỉ là cái khổ khi không buông nổi chấp trước.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004)

“Ma nạn” (磨难) chỉ sự chịu đựng của thể chất và tinh thần, nhưng “ma nạn” (魔难) này thiên về ma luyện tâm tính, là dung luyện trong lò tôi luyện của xã hội bình thường.

Các đệ tử Đại Pháp mang trên thân lời thề nguyện và sứ mệnh, Sư phụ đã tiêu trừ nghiệp lực mà các đệ tử Đại Pháp mang từ kiếp này sang kiếp khác, cũng có thể nói là Sư phụ đã giúp các đệ tử gánh chịu. Sư phụ giảng:

“Nếu chẳng vì chư vị mà gánh nhận hết thảy [những điều trong] lịch sử, thì chư vị hoàn toàn không có cách nào tu luyện được; nếu chẳng vì chúng sinh nơi vũ trụ mà gánh nhận hết thảy, thì họ sẽ tuân theo lịch sử quá khứ mà giải thể; nếu chẳng vì con người thế gian mà gánh chịu hết thảy, thì họ sẽ không thể có cơ hội [tồn] tại trên thế gian hôm nay.” (Tinh tấn yếu chỉ, Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp)

“Tôi không chỉ là vì chư vị, tôi vì tất cả các sinh mệnh mà thao tận cái tâm, tôi vì tất cả các sinh mệnh mà gần như hao tận mọi thứ của tôi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

Viết đến đây, mắt tôi đã ươn ướt, hôm nay tôi mới thật sự ngộ thấu được. Sư phụ vì chúng sinh, vì đệ tử Đại Pháp mà gánh chịu ma nạn (磨难) cự đại . “Ma nạn” (磨难) của chúng ta đã được Sư phụ từ bi gánh chịu, chúng ta không hề chịu khổ bao nhiêu.

Còn những “ma nạn” (魔难) mà chúng ta gặp phải trong tu luyện, hoàn toàn do cựu thế lực áp đặt lên chúng ta. Chỉ cần chúng ta làm theo lời của Sư phụ, làm theo yêu cầu của Đại Pháp, trong tâm có Sư phụ và Đại Pháp, thì có thể biến những “ma nạn” (魔难) này thành cơ hội tốt để đề cao, chỉ cần chính niệm chính hành thì không khổ nạn nào là không qua được.

Đây chỉ là nhận thức hiện tại của tôi, viết ra để các đồng tu tham khảo.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/18/对“磨难”与“魔难”的一点浅悟-410603.html

Đăng ngày 06-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share