Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Úc

[MINH HUỆ 24-08-2020] Ông Peter Westmore, cựu Chủ tịch Hội đồng Công dân Quốc gia Úc (National Civic Council, NCC) đã viết một bài đánh giá sách trên tạp chí News Weekly số ra ngày 8 tháng 8 năm 2020. Ông đã xem cuốn sách Cuộc đàn áp Pháp Luân Công 20 năm ở Trung Quốc của Trung tâm Xuất bản Minh Huệ và đề xuất cuốn sách này cho các thư viện cũng như các quan chức chính phủ.

3a2838bebeb5f19285f7535a4738000a.jpg

Bài đánh giá sách của ông Peter Westmore trên News Weekly ngày 8 tháng 8 năm 2020

Pháp Luân Công là một môn tu luyện truyền thống tập trung vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, nhưng bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp kể từ tháng 7 năm 1999.

Môn tu luyện này “khuyến khích các học viên tập các bài tập thiền định nhẹ nhàng theo mẫu, thường là ở nơi công cộng, để trau dồi những đức tính này”, ông Westmore viết trong bài đánh giá có tiêu đề “Cuộc chiến của ĐCSTQ với nhân dân Trung Quốc”.

Đàn áp hàng loạt

“Với những ai lo ngại về việc lạm dụng quyền lực của Trung Quốc trên khắp thế giới, cuốn sách này là một nguồn thông tin thiết yếu. Cuốn sách gồm hơn 430 trang tài liệu toàn diện nhất về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và nên có mặt ở mọi thư viện và văn phòng quốc hội ở Úc”, ông Westmore khuyến nghị.

Có khoảng 100 triệu học viên tại hơn 100 quốc gia. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 và cuộc đàn áp các học viên vô tội đã bắt đầu từ đó.

Kênh Minh Huệ được các học viên Pháp Luân Công thành lập để ghi lại cuộc bức hại.

Bắt bớ và phân biệt đối xử

Các tổ chức nhân quyền đã ra mắt rất nhiều báo cáo về cuộc bức hại, “nhưng cuốn sách này đã tổng hợp hết thảy vào một tài liệu, và cũng giải thích niềm tin của các học viên Pháp Luân Công một cách đơn giản và có tổ chức.”

Cuốn sách cũng giải thích nguyên nhân của cuộc bức hại. Ông Westmore viết: “Việc ĐCSTQ ma quỷ hóa Pháp Luân Công một phần là do sự đố kỵ của Giang Trạch Dân và những người kế nhiệm ông ta đối với một nhóm hoàn toàn tự nguyện nhưng lại được tôn trọng hơn Đảng Cộng sản, và vì thế phải bị tiêu diệt.”

Cuốn sách trình bày về việc ĐCSTQ đã huy động bộ máy nhà nước để bức hại Pháp Luân Công như thế nào, bao gồm “các cơ sở giam giữ, từ nhà tù trung tâm tẩy não, trại lao động cưỡng bức, đến bệnh viện tâm thần, cho thấy sự tham gia của cảnh sát, hệ thống tư pháp, hệ thống xử phạt và các bệnh viện của Trung Quốc trong cuộc bức hại.”

Tình trạng này không chỉ xảy ra với các học viên, mà cả người nhà của họ cũng bị ngược đãi dưới nhiều hình thức. “Các học viên và gia đình của họ bị phân biệt đối xử trong giáo dục, việc làm, nhà ở và bị tước quyền được hưởng lương hưu. Con cái chống đối cha mẹ, cha mẹ cũng quay lưng lại với con cái”, bài đánh giá cho biết.

Ở các trại giam và nhà tù còn xảy ra những câu chuyện kinh hoàng hơn. Các phương pháp tra tấn bao gồm đánh đập, bức thực, cách ly, sốc điện, biệt giam, trấn nước, làm cho ngộp thở và tấn công tình dục. Kết quả của tất cả những cuộc tra tấn này bao gồm thương tật vĩnh viễn về thể chất và tinh thần, cũng như tử vong.

Nếu như vậy vẫn chưa đủ, thì cưỡng bức thu hoạch nội tạng là một tội ác nữa nhắm vào các học viên. Cấy ghép với thời gian chờ đợi cực ngắn “rõ ràng chỉ có thể thực hiện được khi giết người để lấy tim, gan, thận, giác mạc và các cơ quan nội tạng khác”.

Khi cuộc bức hại đang diễn ra ở cả trong và bên ngoài Trung Quốc, cuốn sách này là một hồ sơ “truy cứu trách nhiệm của chính quyền này về những tội ác của nó”. Do vậy, cuốn sách này “xứng đáng được đặt ở các thư viện trên khắp thế giới, và trong văn phòng của các nghị sỹ, để sự thật có thể được phơi bày.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/24/410895.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/26/186507.html

Đăng ngày 31-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share