Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ tại Ottawa, Canada
[MINH HUỆ 04-07-2020] Bà Tôn Thiến, một nữ doanh nhân người Canada gốc Hoa đã bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công trong thời gian bà ở Trung Quốc. Sau gần ba năm rưỡi bị giam giữ, bà Tôn đã bị Tòa án Ôn Tu Hà ở Khu Triều Dương, Bắc Kinh kết án tám năm tù giam.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa, tu cả tâm lẫn thân, bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Bà Tôn Thiến
Bà Tôn sinh ra ở Trung Quốc, là người sáng lập và là phó chủ tịch của một công ty sinh hóa trị giá hàng triệu đô. Năm 2007, bà được nhập quốc tịch Canada. Do nhiều năm làm việc vất vả, bà đã mắc các vấn đề nghiêm trọng về gan và tim cũng như bị trầm cảm. Năm 2014, bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và sức khỏe của bà đã nhanh chóng được cải thiện.
Ngày 19 tháng 2 năm 2017, bà Tôn bị hơn 20 cảnh sát bắt giữ tại nhà riêng ở Bắc Kinh. Trong thời gian ở tù, bà bị yêu cầu phải từ bỏ Pháp Luân Công. Cảnh sát đã xịt hơi cay vào bà, còng tay và cùm chân bà trong hai tuần, và bắt bà phải bà xem các video vu khống phỉ báng Pháp Luân Công.
Bà Tôn bị Tòa án Ôn Tu Hà bị đưa ra xét xử lần đầu vào ngày 12 tháng 9 năm 2018. Gần hai năm sau, thẩm phán tuyên bố bản án của bà tại phiên xét xử thứ hai vào ngày 30 tháng 6 năm 2020.
Theo thông tin từ chị gái bà Tôn là bà Tôn Tán, tòa án chỉ cho phép bốn người được tham dự phiên tòa kết án, gồm có bà Tôn Tán, chồng của bà và hai nhân viên Đại sứ quán Canada. Do dịch virus corona bùng phát ở Bắc Kinh, bà Tôn Thiến phải mặc quần áo bảo hộ với mặt được che kín trong suốt quá trình tố tụng.
Luật sư trước đó của bà Tôn cho biết “Việc kết án là phi pháp”
Ông Tạ Yến Ích, luật sư trước đó đại diện cho bà Tôn nhưng bị chính quyền gây áp lực phải từ bỏ vụ án cho biết: “Thủ tục tố tụng của tòa án là không hợp lệ và phi pháp. Tòa đã tước quyền đại diện hợp pháp và quyền kháng cáo của bà Tôn trước khi bí mật kết án. Nhiều việc chính quyền đã làm với bà Tôn là tà ác và vô nhân đạo.”
“Bà Tôn Thiến vô tội. Dù cho bà đã lên tiếng vì đức tin của mình hay chỉ nói chuyện với người dân về điều đó, thì đó đều là đang thực hiện quyền cơ bản của mình.”
Luật sư Tạ nói thêm: “Tất cả những người tham gia kết án bà Tôn đều phạm tội. Chúng tôi với tư cách là luật sư đã cố gắng ngăn cản họ phạm tội như vậy. Nhưng thật hổ thẹn là rốt cuộc chúng ta vẫn có một kết cục đáng tiếc như thế này.”
Sau khi bà Tôn bị bắt giữ, gia đình bà đã thuê hơn 10 luật sư cho bà, nhưng tất cả họ đều buộc phải từ bỏ vụ án vì chính quyền đe dọa sẽ tước giấy phép của họ. Hiện tại, luật sư đại diện cho bà tôn là luật sư do tòa chỉ định và luật sư này được lệnh từ chính quyền biện hộ bà Tôn có tội.
Cưỡng ép phải từ bỏ quyền công dân Canada
Theo luật sư Tạ, bà Tôn còn bị cưỡng ép phải từ bỏ quyền công dân Canada của mình trong thời gian bị giam giữ. Thông tin chi tiết về việc từ bỏ Quốc tịch Canada của bà Tôn hiện vẫn đang được điều tra.
Ông Irwin Cotler, cựu Bộ trưởng Bộ tư Pháp Canada từng làm việc về vụ việc của bà Tôn đã phát biểu với tờ Global and Mail: “Tôi cho rằng chúng ta vẫn nên xem bà Tôn là một công dân Canada. Nếu một người bị tra tấn để ép phải nhận tội, thì điều đó không có nghĩa rằng chúng ta ngầm thừa nhận và chấp nhận việc đó.”
Ông Sylvain Leclerc, người phát ngôn của Bộ các Vấn đề Toàn cầu Canada đã phát biểu với tờ National Post: “Chúng tôi đã trực tiếp nêu vụ việc của bà Tôn với các đối tác Trung Quốc để giữ đúng cam kết của chúng tôi nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như tham gia vào các vụ việc lãnh sự ở Trung Quốc.“
Bài liên quan:
Học viên Pháp Luân Công người Canada gốc Hoa bị đưa ra xét xử: Lên tiếng kêu gọi trả tự do cho bà
Một nữ doanh nhân bị ngược đãi trong trại tạm giam Bắc Kinh, luật sư không được gặp mặt thân chủ
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/4/408556.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/5/185747.html
Đăng ngày 22-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.