Theo một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-4-2010] Gần đây, một bài viết “Cái chết của tù nhân như bộ xương do vì lao động cưỡng bức lâu dài trong khi bị bệnh tại Trại lao động cưỡng bức Đường Sơn” từ Báo buổi sáng Tiêu Tương đã được đăng lại trên Internet. Nó tạo nên một sự phẫn nộ lớn trong dân chúng. Bài viết này báo cáo rằng Đổng Hùng Ba, một tù nhân tại Trại lao động cưỡng bức Đường Sơn Hòa Hoa Khanh ở tỉnh Hà Bắc, bị bệnh trong thời gian lâu nhưng không nhận được một sự chữa trị nào. Hơn nữa, anh vẫn bị buộc làm lao động nặng, mà đã tạo ra sự xuống dốc sức khoẻ hơn nữa. Ngày 9 tháng 4 năm 2010, anh chết trong khi được bảo lãnh để trị bệnh vào tuổi 37. Với chiều cao 5 feet 10 inches, anh chỉ cân nặng 80 pounds – ốm đến độ trông như một bộ xương người.

Bài viết có một đường dẫn đến một bài viết khác, “Thống kê về các cái chết lạ thường trong các Trung tâm giam giữ,” mà xét đến các lý do bị chết đáng nghi ngờ tại các trung tâm giam giữ khác nhau, như là chết vì uống nước hoặc té trong khi dùng nhà vệ sinh, bị sợ đến chết, rơi vào mê mang trong khi ngủ trong những tư thế bất thường, chết vì bất ổn thần kinh vì bị giam lâu, chơi trò ‘trốn tìm’ đến chết, v.v. Các đọc giả Internet, người này đến người khác, chỉ trích sự vô luật pháp và tàn bạo của hệ thống ‘giáo dục lại qua lao động’ của chế độ Trung Cộng.

Thực ra, vì sự kiểm soát thông tin bởi chế độ, các đọc giả Internet tại Trung Quốc chỉ được biết cái đỉnh của tảng băng. Từ năm 1999, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị giam tại các trại lao động, cùng với các tù nhân ma túy, cướp bóc, mại dâm, v.v. Từ năm 1999, vì sự bức hại toàn diện Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã xây dựng nhiều trại lao động mới trên toàn quốc, nơi mà hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị kết án bất hợp pháp đi lao động cưỡng bức. Họ cũng trở thành mối bận tâm cuả các tổ chức nhân quyền quốc tế, vì họ cung cấp cho công chúng những ví dụ rõ ràng về các hoạt động tà ác của ĐCSTQ.

Các viên chức trại lao động là những người thi hành chính sách của ĐCSTQ. Nhiều cách tra tấn được dùng trong các trại lao động và cho thấy bản chất tà ác của ĐCSTQ. Sự tàn phá thể chất và tiêu huỷ nhân tính đã đến cực điểm. Nhiều cách tra tấn đã được phơi bày trên mạn lưới Minh Huệ như dưới đây:

Tại Trại lao động số 1 tỉnh Sơn Đông, các học viên bị sự tra tấn gọi là ‘ngũ mã phanh thây’: hai bàn tay của học viên bị cột vào cái giường đôi phía trên, và cổ chân họ bị cột vào cái giường phía dưới, như vậy hai chân họ không chạm mặt đất. Một sợi dây cột nơi ngang bụng của người học viên được nối vào một cái giường khác đối diện. Một lính canh hoặc một tù nhân ngồi trên giường và đẩy cơ thể của người học viên về phía trước với chân của họ, để gia tăng sự tàn ác.

2010-4-22-persecution-demo-01--ss.jpg

Minh họa sự tra tấn: Ngũ mã phanh thây

2010-4-22-persecution-demo-02--ss.jpg

Minh họa sự tra tấn: Bức thực

Một số học viên trải qua sự tra tấn gọi là “cột vào cái thang”: hai chân của người học viên bị cột vào cái thang (trong hình minh họa, một tấm ván gỗ được dùng). Miệng họ bị bịt bằng băng keo, và hai tay họ bị cột ra sau lưng. Một băng keo đi quấn quanh cổ của họ và kéo về phía hai chân.

2010-4-22-persecution-demo-03--ss.jpg

Minh họa sự tra tấn: Cột vào một cái thang

Tại Nhà tù Phạm Gia Đài huyện Sa Dương, tỉnh Hồ Bắc, ông Liêu Nguyên Hoa chịu sự tra tấn gọi là “cái đu”. Hai bàn tay của ông bị còng, và hai chân bị xích. Cái còng và xích được cột vào thanh sắt của giường và đồng thời đẩy cơ thể ông lên không khiến cắt vào da thịt ông.

2010-4-22-persecution-demo-04--ss.jpg

Minh họa sự tra tấn: Cái đu

Tại Trại lao động cưỡng bức số 1 thành phố Quảng Châu, các học viên bị cột như một trái banh và treo lên.

2010-4-22-persecution-demo-05--ss.jpg

Minh họa sự tra tấn: Cột như một trái banh và treo lên

Tại Trại lao động cưỡng bức Xương Nhạc tỉnh Sơn Đông, để buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công, các lính canh lột hết áo quần họ trong cái lạnh của mùa Đông. Sau đó nhét các học viên vào một cái lu nước lớn trong nhà vệ sinh, với tay và chân họ bị cột cùng nhau mỗi bên. Họ đè đầu của người học viên vào nước trong một vài phút, sau đó hỏi họ có từ bỏ tập luyện Pháp Luân Công không. Nếu người học viên từ chối, họ lập lại sự tra tấn.

2010-4-22-persecution-demo-06--ss.jpg
Minh họa sự tra tấn: Nhét vào một cái lu nước lớn với tay và chân cột vào nhau mỗi bên

Các tội ác đã phạm chống lại các học viên Pháp Luân Công trong các trại lao động đã bị che đậy bởi ĐCSTQ, mà tuyên bố rằng bây giờ là ‘thời nhân quyền tốt nhất’ tại Trung Quốc. ĐCSTQ là nghịch với các nguyên lý vũ trụ của Chân-Thiện-Nhẫn. Thay vào đó, ĐCSTQ tuyên dương bất lương, tà ác, và bạo lực, những thứ mà tạo ra sự bất ổn xã hội, thoái hóa đạo đức, và méo mó bản chất con người.

Bài viết “Tại sao các nữ cảnh sát này bị mất tính người” trên mạn lưới Minh Huệ chỉ ra rằng bà Lang Đông Nguyệt từ huyện Duyên Khánh Bắc Kinh bị bức hại nhiều lần và bị kết án lao động cưỡng bức bốn lần. Các cảnh sát tra tấn bà bằng nhiều cách, như là đâm vào các ngón tay bà với mũi dao, đấm, đá, treo lên, bức thực và cấm bà dùng nhà vệ sinh hoặc ngủ.

Khi bà bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia tại tỉnh Liêu Ninh, các lính canh đặt một cái máy tra tấn đặc biệt gọi là ‘máy mở miệng’ vào bà. Một banh sắt tròn được nhét vào miệng bà để buộc bà mở miệng. Thêm nữa, cột vào nhau ở sau lưng của cái đầu bà, kéo trái banh. Khi bà khóc, cái máy đẩy cái miệng bà càng mở to hơn. Cằm của bà gần bị gãy. Bà không còn có thể ăn và bị đau vô cùng.

Khi bà Lang bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh, một ngày vào tháng 4 năm 2002 vào khoảng 1 giờ sáng, trưởng Khu số 3 Tiêu Học Tiên, lính canh tù Hoắc Tú Vân, và nhiều người khác tra tấn bà. Họ cởi hết áo quần bà và đấm đá bà tàn bạo. Họ dùng một bàn chải đánh răng để nhét vào vào hậu môn của bà. Tiêu đi lên người bà Lang với đôi giày cao gót. Họ cũng viết nhiều từ nhục mạ Pháp Luân Công trên áo quần bà.

Bài viết này cũng diễn tả rằng “tại Trung tâm phân phối Bắc Kinh, đội trưởng Trương Đông Mai ra lệnh cho hai tù nhân được chuyển từ Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh để bức hại bà Lang. Một lần, các cảnh sát viên nhét một băng vệ sinh máu vào miệng bà, sau đó lấy một cái khác trong nhà vệ sinh và cũng nhét nó vào miệng bà. Khi máu chảy ra từ miệng bà, cảnh sát kéo cái đầu bà ra sau để tránh cho chảy ra. Họ cũng lột hết áo quần bà và đổ nước lạnh lên mình bà để cho bà lạnh cóng.

Các viên chức ĐCSTQ dùng tất cả các phương thức tàn ác của họ để tra tấn các học viên Pháp Luân Công mà từ chối từ bỏ đức tin của họ. Nhiều trại lao động cưỡng bức nhìn như trường học với vườn hoa, nhưng chúng thật sự là những nơi mà sự bức hại toàn diện, tàn bạo và tà ác chống các học viên Pháp Luân Công đang xảy ra.

Học viên bà Trương Diệc Khiết, một viên chức trước đây của Bộ thương mại, viết một bài “Trải nghiệm đầu tiên của sự tẩy não tàn bạo tại Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh” để phơi bày sự tàn ác của các viên chức tại trại lao động cưỡng bức đã cố chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công như thế nào. Một số lính canh chính họ tra tấn các học viên, một số ra lệnh cho các tù nhân khác để hạn chế các hoạt động của các học viên, tra tấn họ trên thân xác và tẩy não họ, và tất cả đều có thể bức hại các học viên tùy thích.

Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tàn bạo chỉ vì họ muốn nói với dân chúng rằng “Pháp Luân Đại Pháp Hảo“, như vậy để dân chúng đừng tin vào các lời dối gạt của ĐCSTQ về Pháp Luân Công. Họ gia nhập vào đức tin của họ và thực hành nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. ĐCSTQ dùng sự tiêu trừ Pháp Luân Công để duy trì quyền lực của nó, trong khi tiêu huỷ sự tốt lành và lương tâm của con người.

Với sự phổ biến của các phần mềm mà bẻ gảy sự ngăn chặn Internet và sự rút lui của Google khỏi Trung Quốc, dân chúng tại Trung Quốc sẽ tiếp tục tiếp xúc với thông tin chân thật và biết được sự thật về sự bức hại bất công Pháp Luân Công của ĐCSTQ, và điều gì thật sự xảy ra tại Trung Quốc trong thập niên qua. Dân chúng sẽ nhận ra được rằng hệ thống tái giáo dục qua lao động là một tiểu vũ trụ của sự tà ác của ĐCSTQ. ĐCSTQ là nguồn gốc của tất cả sự đau khổ, và chỉ qua sự giải thể của ĐCSTQ mà người dân Trung Quốc mới tự cứu chính họ được.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/23/222054.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/24/117357.html
Đăng ngày 27-06-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share