Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-01-2020] Tôi là một nữ học viên trẻ có một con nhỏ mới 4 tuổi. Tôi đã buông lơi trong tu luyện và cố gắng xoa dịu bản thân để cảm thấy khá hơn bằng cách so sánh mình với những học viên trẻ khác mà đã từ bỏ tu luyện.

Vào dịp Tết Nguyên đán, tôi đã quyết định ra ngoài dán tài liệu giảng chân tướng. Vì trời tối và trở lạnh vào ban đêm, và vì để có thể mang con nhỏ đi cùng, nên tôi đã quyết định ra ngoài sau bữa trưa. Trong thời gian Tết Nguyên đán, có rất nhiều người đi dạo và ăn mừng trên đường phố. Tôi đã chọn một lối đi hầu như không có người qua lại, vì thế tôi cũng không phát được nhiều tờ rơi. Dù vậy, khi trở về nhà, tôi vẫn cảm thấy mình đã hoàn thành công việc rồi. Tôi sẽ học Pháp vào buổi sáng, và đến trưa thì ra ngoài để dán các tài liệu giảng chân tướng. Tôi cảm thấy rất hài lòng và trở về với cuộc sống thường nhật của mình ở nhà.

Tôi mơ thấy mình đang đứng cạnh một cái hố rất to trên đường và có một ông lão đang đạp xe đạp. Tôi đang trượt xuống cái hố đó và tôi nghĩ rằng việc đó rất thú vị. Tôi lo lắng nguy hiểm xảy ra nếu như ông lão đạp xe rơi xuống hố. Nhưng ông lão đã đạp xe sang đến phía bên kia cái hố. Khi tỉnh dậy, tôi biết đó là điểm hoá về sự buông lơi trong tu luyện của mình và truy cầu cuộc sống thoải mái.

Khi cuộc bức hại bắt đầu, tôi từng thường xuyên ra ngoài cùng với mẹ tôi để dán các tài liệu giảng chân tướng, và các tài liệu này đều là do tôi viết tay. Tuy nhiên sau khi gia đình chúng tôi bị bức hại, tôi không bao giờ ra ngoài để làm việc đó nữa.

Năm nay khi trở về nhà, tôi hiếm khi nhìn thấy biểu ngữ Pháp Luân Công ở bên ngoài. Tôi đã thảo luận việc này với vài học viên và một số họ nói rằng những người chịu trách nhiệm trong làng đã gỡ bỏ các biểu ngữ. Các học viên không muốn những người này tạo nghiệp, do đó họ cũng ngừng dán biểu ngữ. Những người khác nói rằng họ sợ các quan chức sẽ xông vào nhà họ và thẩm vấn họ. Vào thời điểm đó có rất nhiều học viên đã bị bức hại tới chết; hầu hết họ đều qua đời do nghiệp bệnh. Chuyện này tạo ra ấn tượng xấu với rất nhiều người thường sống trong làng. Từ góc nhìn của một học viên, tôi nghĩ rằng chúng tôi nên tiếp tục dán các biểu ngữ chân tướng để cứu độ chúng sinh.

Mẹ chồng tôi cũng là một học viên, bà đã kể cho tôi nghe về một giấc mơ của bà: trong giấc mơ đó, bà trông thấy một số người nói rằng dì của tôi, vốn từng bị bức hại, đang tu luyện không được tinh tấn và đang trong môi trường quá an nhàn.

Tôi nghĩ đến bản thân mình. Môi trường đã cải thiện, nhưng tôi lại để cho bản thân mình hướng tới một cuộc sống thoải mái hơn. Tôi không trân quý thời gian để học Pháp nhiều hơn và trở nên tinh tấn hơn. Thay vào đó, tôi lại chấp trước vào nhiều thứ thế tục.

Sư phụ giảng:

“Người thường chẳng ngộ ra điểm này; người thường ở nơi xã hội người thường, họ [chỉ] là người thường; muốn phát triển như thế nào, [sống] tốt ra sao. Họ càng [sống] tốt, thì càng tự tư, càng muốn chiếm hữu nhiều, họ càng rời xa đặc tính vũ trụ, họ tiến đến diệt vong.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Cổ nhân có câu: “Sinh vu ưu hoạn, tử vu an nhạc“ (Sống nhờ gian nan khổ cực, chết do an nhàn thoải mái). Chúng ta là những người tu luyện và chúng ta không được để bản thân hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Sư phụ giảng:

“Hoàn cảnh càng nới lỏng, [thì] lại càng không được lơi lỏng. Càng nới lỏng thì càng dễ sản sinh một loại tư tưởng an dật, càng dễ phóng túng; thế thì không được; nhất định phải làm Minh Huệ thật tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Minh Huệ Net mười năm, Giảng Pháp tại các nơi X)

Chiểu theo lời giảng trên của Sư phụ, chúng ta nên làm tốt hơn trên con đường tu luyện của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/28/400372.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/2/183471.html

Đăng ngày 09-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share