Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 08-02-2020] Gần đây, tôi bỗng nghĩ đến một vấn đề: Ví như có một sự việc cần người tu luyện đi làm, đồng tu A nói việc này nên làm thế này, đồng tu B nói việc này nên làm thế kia. Nhưng chỉ có thể chọn một trong hai ý kiến ấy thôi, kết quả là thực hiện theo cách của đồng tu A, tuy nhiên nó cũng chưa phải là cách đặc biệt lý tưởng, có thể có một số thiếu sót. Và đồng tu B lúc này không âm thầm viên dung bổ sung mà lại đi nói khắp nơi, nếu làm theo cách của bản thân mình thì khẳng định hiệu quả sẽ tốt hơn so với đồng tu A. Thời điểm này đồng tu khác cũng thấy hiệu quả của việc đồng tu A làm không thỏa đáng lắm, nên rất dễ dàng đồng ý với quan điểm của đồng tu B. Điều này càng khiến cho đồng tu B cảm thấy cách nghĩ của bản thân mình đúng hơn. Thời gian lâu, kiểu chấp trước vào những thứ của tự ngã sẽ không ngừng tích lũy và bành trướng.

Cá nhân tôi cảm thấy giả thuyết “Nếu như…” là không thể chấp nhận được, bởi vì đó chỉ là một kiểu tưởng tượng mà thôi. Đây là sai lầm mà con người hiện đại thường mắc phải, là lối tư duy bị ảnh hưởng bởi xã hội hiện đại, rất nhiều người tu luyện cũng tiến nhập vào mô thức tư duy này một cách vô giác.

Một việc có được thực hiện hoàn hảo hay không là không chỉ phụ thuộc vào tâm thái của bản thân và cách làm, mà còn phụ thuộc vào cơ duyên của bản thân sự việc ấy v.v. cũng như rất nhiều nhân tố của đủ mọi phương diện. Nếu hoán chuyển người khác làm việc ấy, bởi vì đối với sự việc này mà nói, có rất nhiều nhân tố không giống nhau, nên ảnh hưởng của bản thân sự việc cũng sẽ không giống nhau, do đó có thể làm tốt nhưng cũng có thể làm không tốt như người ban đầu. Vì vậy cách nói “Nếu như…” này không có gì là vững chắc hay bảo đảm.

Vẫn còn có người ôm giữ cách nói “Nếu như…” này, họ chỉ xem xét những yếu tố như thời gian, địa điểm và môi trường mà người ban đầu làm, nhưng không có nghĩ rằng nếu bản thân tham gia việc này sẽ thay đổi những nhân tố này, hơn nữa nhân tố giữa các sinh mệnh cũng không hề giống nhau.

Còn có một điểm nữa là: Rất nhiều chuyện đã qua rồi, bây giờ lại nói “Nếu như…”, đó đều là giả thuyết, không có chút ý nghĩa thực tế nào cả. Cho nên nhiều đồng tu nếu cứ chấp trước vào “Nếu như…” thì đó chính là chấp trước mạnh mẽ vào tự ngã. Người ta thường nói “Sự hậu Gia Cát Lượng”, đó là từ góc độ khách quan, nó không có ý nghĩa gì cả, từ góc độ người tu luyện mà nói, đây chính là bộc lộ thêm một bước nữa của phàn nàn, oán hận và sự chấp trước của nhân tâm vào tự ngã.

Khi gặp đồng tu làm việc nào đó không hoàn hảo, thì bổ sung thiếu sót mới là việc chúng ta nên làm, chứ không phải là đẩy trở ra, hay phủ định những gì đồng tu đã làm, hoặc tưởng tượng (hoặc có thể gọi là “hoang tưởng”) rằng biện pháp của bản thân mình tốt ra sao. Cho dù sự việc đúng hay không thì cũng không có ý nghĩa gì đối với tu luyện của chúng ta.

Bởi vì kiểu suy nghĩ này từ lâu đã hình thành quán tính trong mỗi con người, trong tu luyện cũng thường gặp phải, cho nên lần này chỉ ra, mong các đồng tu đều có thể chú ý về sự nguy hại của chủng quan niệm và chấp trước này, kịp thời chú ý loại bỏ nó đi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/8/400894.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/29/183824.html

Đăng ngày 04-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share