Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-12-2019] Một học viên Pháp Luân Đại Pháp tên là A và tôi đã giữ liên lạc với nhau bằng việc sử dụng một tài khoản email Minh Huệ trong hơn mười năm. Mặc dù chúng tôi chưa từng gặp nhau và tôi không biết anh ấy sống ở đâu, nhưng chúng tôi đã phối hợp với nhau từ những năm đầu của các hạng mục Đại Pháp để chứng thực Pháp.

Bởi một sự cố xảy ra vào đầu năm 2019, A liên tục hỏi tôi cùng một câu hỏi, và mỗi lần tôi đều trả lời anh ấy. Do chúng tôi thường xuyên bận rộn, nên email trao đổi của chúng tôi khá ngắn gọn. Tôi cảm thấy mình đã trả lời vấn đề đủ rõ ràng, nhưng anh ấy vẫn tiếp tục hỏi tôi cùng một câu hỏi.

Đến lần thứ ba, tôi đã trở nên mất kiên nhẫn. Và khi anh ấy hỏi tôi đến lần thứ tư, tôi thực sự thất vọng và nói rành mạch với anh ấy rằng: “Anh đã hỏi tôi cùng một câu hỏi hết lần này đến lần khác. Nó khiến tôi tự hỏi rằng người hỏi có phải là anh không”.

Anh ấy giận dữ đáp lại: “Anh có quá nhiều tư tưởng phụ diện”.

Lời nói của anh ấy thực sự làm tôi tức giận. Tôi đã gửi thư lại cho anh ấy và trích dẫn Pháp của Sư phụ:

“Họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi”. (Đối thoại với Thời gian, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sau đó tôi hỏi anh ấy rằng: “Anh cũng là một người có quá nhiều tư tưởng phụ diện phải không?”

Tôi vẫn cảm thấy giận dữ sau khi gửi email đi. Tôi đã tính đến tất cả những thứ anh ấy làm không đúng: Anh ấy nghĩ rằng mình là người giỏi nhất, và anh ấy nói như thể mình làm tốt hơn người khác. Tôi cảm thấy chán ngấy với việc đó. Bất kể chúng tôi nói về điều gì, anh ấy luôn muốn tìm hiểu rõ vấn đề từ trong ra ngoài và hành xử như một thám tử. Càng nghĩ nhiều về điều này thì tôi càng cảm thấy giận dữ.

Mặc dù tức giận như vậy, nhưng tôi vẫn nhớ đến lời giảng của Sư phụ:

“Nếu người khác công kích ý kiến chư vị, làm chư vị [tức đến mức] nghẹn lời, chư vị cảm thấy khó chịu, chư vị nếu như gặp lúc người khác nhắm vào vấn đề nào đó của chư vị mà phản đối ý kiến chư vị hoặc không đồng ý với ý kiến chư vị, lúc ấy chư vị cảm thấy khó chịu, chư vị bèn đứng lên phản đối và giải thích, từ đó tạo thành lạc đề và không quan tâm nữa, thì dù là giải thích thiện ý nhất đi nữa, chư vị vẫn là chứng thực chính mình, (vỗ tay) bởi vì chư vị không đặt Đại Pháp ở vị trí thứ nhất, lúc ấy điều chư vị không buông được chính là chính mình”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2004)

Tôi cố gắng kìm nén cơn phẫn nộ của mình và suy nghĩ kỹ về những thứ khiến tôi tức giận. Tôi không thích những điều mà người ta nói về tôi. Đó có phải là tâm oán hận không? Có phải là nghi tâm không?

Dường như có rất nhiều chấp trước bên trong tôi. Tôi cố gắng phát chính niệm để loại bỏ chúng, nhưng không hiệu quả. Trên bề mặt, có vẻ như tôi đang phát chính niệm, nhưng trong tâm tôi đang lướt qua mọi tư tưởng xấu về đồng tu A.

Tôi cố gắng bình tĩnh để có thể tìm thấy nguyên nhân thực sự của mâu thuẫn. Đột nhiên, tôi nhận ra thời khắc tôi bắt đầu nổi cơn giận là khi đồng tu A nói rằng tôi có quá nhiều tư tưởng phụ diện.

Khi khám phá ra nguyên nhân của vấn đề, tôi tự nhủ: Hãy tiếp thu những gì đồng tu A nói và buông bỏ chấp trước.

Trong vòng vài phút, mọi tư tưởng phụ diện lấp đầy tâm trí tôi chợt biến mất, bao gồm cả tâm oán hận đối với đồng tu A. Tôi đã có thể tĩnh hạ tâm xuống.

Tôi nhận ra những thứ dẫn khởi cơn nóng giận của mình chính là các tư tưởng phụ diện. Bởi những tư tưởng này sợ bị phơi bày, nên chúng khiến tôi nghĩ tới mọi thứ bất hảo về anh ấy. Tôi đã hướng ngoại thay vì chú ý tới cách hành xử của mình.

Mặc dù tôi đã hướng nội, nhưng tôi vẫn không thực sự nhìn thấy căn nguyên của các tư tưởng phụ diện và bài trừ các can nhiễu. Nó giống như việc cứ nhổ cỏ dại một cách mù quáng mà không loại bỏ được tận gốc rễ của chúng.

Sự việc này khiến tôi nhận ra rằng khi đối diện với tất cả những lời phê bình, chúng ta cần thẳng thắn và thừa nhận chúng. Chỉ khi chúng ta thừa nhận vấn đề của bản thân và quyết tâm loại bỏ chúng thì chúng ta mới đạt được đề cao.

Cuối cùng tôi đã thừa nhận sai lầm

Khi tôi tình cờ đọc được những bài chia sẻ trên Minh Huệ mà tôi thấy tốt, tôi thường chuyển chúng cho đồng tu A. Một hôm, tôi mở thư nhận được từ đồng tu A viết rằng: “Đừng gợi ý cho tôi bất kỳ bài chia sẻ nào nữa nếu anh đang quá bận. Còn nếu anh không bận, thì hãy gửi cho tôi một bài viết nào dễ mở hơn”.

Tôi nghĩ giọng điệu của anh ấy không thân thiện và anh ấy thật vô lý. Tôi trở nên tức giận và không trả lời lại.

Mười phút trôi qua trước khi tôi nhận ra đường dẫn tôi gửi cho anh ấy chỉ có thể mở được bằng một phần mềm chuyên dụng. Mặt khác, nó phải được sao chép và dán vào thanh địa chỉ của trình duyệt web. Tôi đã biết điều này từ trước, vậy mà tôi đã quên mất.

Tôi mở máy và trả lời A với một giọng điệu vô tội. Tôi cho rằng một khi anh ấy nhìn thấy thư của tôi, anh ấy sẽ hiểu rằng tôi không cố ý và anh ấy sẽ không giận tôi. Sau khi gửi thư đi, tôi đăng xuất khỏi máy tính của mình.

Vài giờ nữa trôi qua. Khi tôi đang đọc bài viết trên trang web Minh Huệ, tôi chợt suy nghĩ về sự việc sáng nay. Bằng cách nào đó tôi cảm thấy rằng vấn đề vẫn còn ở đó, rằng tôi vẫn chưa từ bỏ điều gì đó có gốc rễ sâu xa hơn. Vậy vấn đề đó là gì?

Tôi nhận ra mình đang trở nên giảo hoạt. Tại sao tôi lại giả vờ như không có gì sai khi gửi thư đáp lại anh ấy? Có phải tôi đang cố che giấu thiếu sót của mình? Hoặc tôi muốn anh ấy cảm thấy có lỗi vì đã đổ lỗi vô cớ cho tôi?

Quá trình này khiến tôi tự vấn bản thân. Tôi cảm thấy hối tiếc về những gì mình đã làm và gửi cho anh ấy một thư điện tử khác để thừa nhận sai sót của mình.

Ngày hôm sau, anh ấy đã trả lời tôi rằng: “Cảm ơn anh! Xin lỗi vì đã hiểu nhầm anh”.

Đó là một trải nghiệm đáng kinh ngạc! Khi tôi hướng nội và không đổ lỗi cho anh ấy hoặc không cố che đậy thiếu sót của bản thân nữa, anh ấy cũng đã thừa nhận lỗi của mình.

Tôi nhớ lại lời giảng của Sư phụ:

“… tu bản thân [thì] lấy những việc thống khổ bản thân, những kích động đến cảm tình, và can nhiễu đến tâm tính để coi như việc tốt”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Nếu chúng ta có thể thực sự hướng nội, chúng ta sẽ nhìn thấy sự tồn tại của vật chất bại hoại trong trường không gian của chúng ta. Chỉ bằng cách khiêm tốn và hướng nội chúng ta mới có thể đề cao.

Trong sự việc đặc biệt nhỏ này, tôi đã nhận ra mình có tâm giảo hoạt và thích che đậy sai lầm của bản thân. Tôi thực sự cảm nhận được tính nghiêm túc của việc hướng nội và tu luyện bản thân.

Đối diện với các chấp trước

Một trong những vấn đề lớn nhất của tôi là khi tôi bị chỉ trích hoặc thất bại trong việc tìm tìm ra căn nguyên của một chấp trước. Đó là bởi vì tôi không nguyện ý đối mặt với những vấn đề của bản thân.

Từ việc đọc Chuyển Pháp Luân, tôi biết rằng tâm tật đố là thứ mà chúng ta nhất định cần phải buông bỏ. Từ tận đáy lòng mình, tôi cảm thấy chán ghét nó và không muốn có nó. Tâm tật đố là xấu và không nên có trong trường không gian của tôi, vì thế tôi quyết định giả bộ như nó không có ở đó và tiếp tục nghĩ rằng tôi không có tâm tật đố này.

Mãi cho đến vài năm trước, khi tôi làm việc cùng một số học viên trong một hạng mục Đại Pháp và tôi nhận ra rằng tâm tật đố vẫn tồn tại trong tôi. Mặc dù tôi đã nhìn thấy sự hiện diện của nó, nhưng tôi không thực sự thừa nhận nó có ở đó, hay đối diện để loại bỏ nó. Đó là bởi vì tôi cảm thấy quá xấu hổ khi có loại tâm này.

Hậu quả của tâm tật đố là, mâu thuẫn giữa các học viên ngày càng trở nên gay gắt, và đến mức mà tôi không thể phối hợp cùng các học viên khác nữa.

Trong một khoảng thời gian rất dài, tôi trở nên chống đối với các đồng tu có mâu thuẫn với mình. Tôi từng dùng cụm từ như: “tâm oán hận sâu sắc” để miêu tả cảm xúc của mình, và thực sự tôi không hề phóng đại nó.

Tôi biết bản thân đang ở trong trạng thái bất hảo và thường phát chính niệm để thanh lý nó. Nhưng việc này cũng không mang lại hiệu quả. Tình trạng này đã kéo dài trong một hoặc hai năm cho đến một buổi tối khi tôi phát chính niệm. Tôi đã can đảm thừa nhận rằng: “Đó là tâm tật đố và tâm oán hận. Tôi không muốn chúng. Tôi không cho phép chúng tồn tại trong trường không gian của tôi”.

Tôi cảm giác đại não mình trở nên trống rỗng. Tôi tiếp tục phát chính niệm trong một thời gian dài.

Đêm hôm đó, tôi đã có một giấc mơ: Hai con côn trùng màu đỏ máu to bằng chiếc đũa được kéo ra khỏi người tôi. Chúng thật ghê tởm. Tôi cũng bài tiết ra ba con sán dây dài bằng bàn chân và phải dùng tay để kéo chúng ra ngoài. Cách mà chúng quấn quanh bàn tay tôi trông vô cùng khủng khiếp.

Giấc mơ đó chân thật đến nỗi khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau, tôi vẫn còn cảm thấy mình đang bài tiết ra những con sán dây. Cảm giác này thực sự không dễ chịu chút nào.

Khoảng 1-2 năm trước nửa đầu năm 2017, tôi đã có thể đối diện với các chấp trước của mình: Đầu tiên là, tôi thừa nhận sự tồn tại của các chấp trước, và sau đó tôi phát chính niệm để thanh lý nó. Tôi thường cầu xin Sư phụ giúp đỡ bởi khi các chấp trước phản ánh xuất lai, tôi không thể bình tĩnh và tập trung.

Trong giai đoạn này, mỗi khi tôi nhận thấy một chấp trước và thanh trừ nó, sự cải biến trong tôi là rất lớn. Tôi thấy các chấp trước là những sinh vật xấu xa ở trong không gian khác. Có hơn một chục con côn trùng màu đỏ máu, sau đó là đến những con hắc trùng lớn hơn.

Tất cả những thứ này là những vật chất bại hoại được thanh lý trong không gian khác

Loại bỏ chấp trước vào việc học thuộc Chuyển Pháp Luân

Tôi bắt đầu học thuộc Chuyển Pháp Luân vào năm 2003. Suốt những năm này, ngoài việc bị gián đoạn vào cuối năm 2004 do bị bắt giữ, tôi chưa bao giờ ngừng học thuộc Chuyển Pháp Luân và các bài giảng Đại Pháp khác.

Tôi đã được thụ ích rất lớn từ việc này và đã viết một số bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ. Việc học thuộc Pháp giúp tôi đề cao trong tu luyện và buông bỏ nhiều chấp trước.

Trong tiềm thức, tôi cảm thấy bản thân học Pháp tốt và tốt hơn cả người khác. Bởi có tâm tật đố, nên trong một thời gian dài, khi tôi đọc các bài chia sẻ trên Minh Huệ về việc học thuộc Chuyển Pháp Luân, tôi đã sinh ra niệm đầu: “Ồ, học viên này học thuộc Pháp thật kém. Tôi có thể học thuộc tốt hơn”, hoặc, “tôi đã bắt đầu học thuộc Chuyển Pháp Luân từ nhiều năm trước rồi”.

Đôi lúc tôi thậm chí còn lo lắng rằng có nhiều học viên học thuộc Pháp tốt hơn tôi. Niệm đầu đến và đi nhanh tới nỗi tôi không hề chú ý tới sự tồn tại của nó. Do đó, tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc loại bỏ nó.

Tôi đã có một số mâu thuẫn với một đồng tu không lâu về trước khi tôi nhận thấy bản thân mình bị đối xử bất công. Tôi chợt nhận ra rằng đó là tâm tật đố, vì thế tôi bắt đầu chủ động loại bỏ nó.

Hiện tại, khi tôi đọc các bài chia sẻ về việc học thuộc Chuyển Pháp Luân, tự nội tâm tôi cảm thấy vui mừng cho đồng tu và thành tâm mong rằng tất cả các học viên đều có thể học thuộc cuốn kỳ thư này.

Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi vì đã không bỏ rơi con mặc dù con vẫn còn nhiều suy nghĩ bất thiện và chấp trước, và vì Ngài đã cứu độ con.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/3/396369.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/20/183328.html

Đăng ngày 04-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share