Bà Uông Phong Hoa qua đời vì bị bức hại
Bà Uông Phong Hoa sống ở thôn Hậu Long Cương, huyện Nhượng Hồ Lộ, thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang. Bà bắt đầu tập Pháp Luân Công vào mùa xuân năm 1996. Bà đã bị xơ vữa động mạch, loét dạ dày và bị một khối u có kích thước bằng một quả trứng ở dạ dày của bà. Tuy nhiên, mọi bệnh của bà đã biến mất một cách kỳ diệu sau khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Công. Đáng buồn thay, do bị ĐCSTQ dọa dẫm liên tục, bị quấy rối và ngược đãi, bà đã ngã bệnh và qua đời.
Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, Trương Kiến Hoa, một cảnh sát ở Đồn cảnh sát Trạm Tiền thuộc quận Nhượng Hồ Lộ, đã liên tục đến nhà bà Uông hoặc gọi điện thoại để đe dọa và quấy nhiễu bà. Gia đình bà đã chịu nhiều khổ sở từ sự quấy nhiễu này và không thể sống một cuộc sống bình thường.
Vào một ngày trong tháng 12 năm 2002, cảnh sát Trương đã xông vào nhà của bà Vương và thấy có một học viên Pháp Luân Công khác ở nhà bà. Ông ta nói với họ :”Đi cùng tôi tới sở cảnh sát và mọi người sẽ được về nhà sớm.” Sau khi họ tới đồn cảnh sát, họ đã bị khóa vào một chiếc ghế sắt. Trưởng đồn cảnh sát đã đấm bà Uông. Sau đó, có ba cảnh sát đã lục soát nhà bà Uông. Họ lấy đi hơn 10 cuốn sách Pháp Luân Công và một bộ băng ghi âm.
Sau khi bị giam ở đồn cảnh sát trong 72 tiếng, bà Uông bị đưa đến Nhà tù thành phố Đại Khánh, nhưng nhà tù đã từ chối nhận bà khi họ kiểm tra sức khỏe của bà Uông và phát hiện bà bị bệnh viêm gan truyền nhiễm. Cảnh sát đã thả bà sau khi tống tiền 5,000 nhân dân tệ từ gia đình bà.
Việc bắt giữ đã gây căng thẳng nghiêm trọng về tinh thần và thể chất cho bà Uông. Lo lắng rằng bà có thể bị bắt lần nữa, tình trạng sức khỏe của bà trở nên xấu đi. Bà bị nôn mật từ dạ dày hầu như hàng ngày và bị chóng mặt. Năm 2004 bà bắt đầu nôn ra máu và đi ngoài ra máu.
Trong Thế Vận Hội năm 2008 ĐCSTQ đã bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công. Với áp lực tinh thần và thể chất ngày càng nhiều hơn, bà Uông ngã bệnh và nôn ra máu rất nhiều. Bà đã qua đời vào lúc 8 giờ sáng ngày 11-10-2008, ở tuổi 58.
Bà Tôn Hiền Phân đã qua đời trong đau buồn
Bà Tôn Hiền Phân, 65 tuổi, là một giáo viên đã về hưu độc thân ở Trường trung học Hoàn Thành ở thành phố An Lục, tỉnh Hồ Bắc. Tập luyện Pháp Luân Công đã làm cho sức khỏe của bà Tôn được hồi phục . Sau khi cuộc bức hại xảy ra, nhà bà đã bị lục soát hai lần vào năm 2001 và 2002.
Ngày 23 tháng 5 năm2003, bà Tôn đã bị Trần Tân Nhuận, một cảnh sát từ An ninh quốc gia của thành phố An Lục bắt giữ. Bà đã bị giam tại một trung tâm giam giữ ở thành phố An Lục. Trong lúc bị giam, bà đã bị đưa thức ăn có nhiều sâu. Bà đã tuyệt thực trong ba ngày và đội trưởng đội lính canh đã tát vào mặt bà để phạt bà vì đã tuyệt thực. Bà bị giữ trong một “phòng nhỏ” và bị những tù nhân nam theo dõi chặt chẽ. Vì bà không viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, bà không được phép ngủ, chưa nói đến việc thả bà. Việc ngược đãi đã lấy đi sức khỏe của bà, bà đã bị ốm và bị viêm thận, bệnh tăng huyết áp và thấp khớp mà bà từng bị trước khi tập Pháp Luân Công, đã lại gây rắc rối cho bà. Sau khi bị bức hại liên tục, bà đã được cháu trai đưa về nhà vào ngày 23 tháng 6 năm 2003. Áp lực tinh thần rất lớn đã dẫn đến việc bà bị mất ngủ nghiêm trọng trong hơn một tháng và một bên nhãn cầu mắt của bà còn bị đổi màu. Bà đã trải qua một cuộc sống khó khăn, sống bằng sự hỗ trợ tài chính từ người thân và bạn bè.
Vào 11 giờ đêm một ngày hè năm 2005, nhiều nhân viên Phòng 610 ở thành phố An Lục đã đến nhà bà và bắt bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và họ đã lấy đi các sách Pháp Luân Công và nhiều băng ghi âm của bà. Điều này đã khiến bà bị tổn thương nhiều hơn. Chứng mất ngủ và chóng mặt của bà càng xấu hơn và bà trở nên gầy yếu. Ngày 23-11-2009, bà qua đời trong tuyệt vọng.
Bà Tôn đã qua đời vì sự bức hại của ĐCSTQ, nhưng các viên chức ĐCSTQ từ thành phố An Lục đã lan truyền tin đồn rằng lý do bà chết là vì không thích chữa bệnh khi bà bị bệnh. Họ lan truyền tin đồn này để vu khống Pháp Luân Công.
Bà Bảo Thủy Châu bị bức hại và đã qua đời
Bà Bảo Thủy Châu năm nay 73 tuổi. Vào một ngày trong năm 2000, khi bà đang phát tài liệu về Pháp Luân Công, bà đã bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát Dân Chủ ở thành phố Đại Liên bắt giữ và sau đó bị đưa đến Nhà tù Diêu Gia. Sau khi được thả, bà đã tiếp tục nói với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Năm 2001 bà đã bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát Đào Nguyên bắt giữ trong lúc bà đang treo các tấm băng rôn về Pháp Luân Công. Sau đó bà liên tục bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát Tú Nguyệt đe dọa và quấy nhiễu.
Trước một trong những ngày nhạy cảm của ĐCSTQ, là ngày 1 tháng 10 năm 2009, cảnh sát đã đến nhà bà để quấy nhiễu bà một lần nữa. Chồng bà đã quá sợ hãi nên đã bị một cơn đau tim và phải nhập viện. Do không thể chịu được sự lạm dụng thường xuyên, bà Bảo đã ngã bệnh và qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 2010.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/29/220215.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/11/116028.html
Đăng ngày 29-04-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản