Theo phóng viên của chúng tôi ở Tứ Xuyên

Tên: Trịnh Phương Quân
Giới tính: Nam
Tuổi: 45
Địa chỉ: Thôn Du Thảo Câu, trấn Phân Thủy, quận An Cư, thành phố Toại Trữ, tỉnh Tứ Xuyên
Nghề nghiệp: Nông dân
Ngày mất: 21 tháng 7 năm 2009
Thành phố: Toại Trữ
Tỉnh: Tứ Xuyên
Hình thức bức hại: Sốc điện, cấm ăn và ngủ, lao động cưỡng bức, đánh đập, biệt giam, tống tiền

[MINH HUỆ 26-2-2010] 10 năm qua, ông Trịnh Phương Quân đã 2 lần bị gửi đến một trại lao động cưỡng bức, bị giam 4 lần, và bị đánh đập tàn bạo. Ông Trịnh quyết định rời nhà sau lần được thả vào năm 2005, để tránh việc bức hại thêm nữa. Ông sống vô gia cư nhiều năm và liên tục chạy trốn, thiếu một nơi an toàn để ở. Ông thường xuyên bỏ bữa và trải qua nhiều giờ ở ngoài đường, mưa hay nắng. Cuộc sống gian khổ đã lấy đi sức khỏe của ông. Ông gặp khó khăn khi nuốt, liên tục ho, và nôn ra máu. Ông trở nên rất yếu nên ông thường xuyên kiệt sức và khó thở. Trịnh Phương Quân mất vào lúc 9 giờ sáng ngày 21 tháng 7 năm 2009.

2009-10-16-sichuansuiningcase-03--ss.jpg
Ông Trịnh Phương Quân

Ông Trịnh sinh năm 1965. Ông là một nông dân chất phác và hiền lành và luôn giúp đỡ người khác

Hai lần đến Bắc Kinh; bị bắt, đánh đập, và gia đình ông bị tống tiền

Trịnh Phương Quân đến Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh vào năm mới 2001 để thỉnh nguyện cho quyền được tập Pháp Luân Công. Không lâu sau khi đến, các nhân viên xuất hiện và đẩy ông vào một xe cảnh sát. Họ đánh ông trên đường đến Sở cảnh sát Thiên An Môn. Cuối cùng ông bị chuyển đến văn phòng liên lạc Tứ Xuyên ở Bắc Kinh. Đêm đầu tiên sau khi cảnh sát Tứ Xuyên đưa ông trở về thôn, trưởng cảnh sát địa phương Thuế Triêu Kiến tấn công ông tàn bạo bằng những cú đấm và đá. Ông ta cũng nắm tóc ông Trịnh và liên tục đập đầu ông vào tường. Thuế Triêu Kiến hét lên, “Tôi không kết án tội giết người và phóng hỏa, nhưng tôi hoàn toàn không thể để yên cho Pháp Luân Công!” Ông Trịnh bị gửi đến Trung tâm giam giữ Ngô Gia Loan vào ngày hôm sau. Cảnh sát ép gia đình ông trả 5000 nhân dân tệ. Ông Trịnh được sắp xếp về nhà 15 ngày sau. Nhưng khi cảnh sát bảo ông ký vào một cam kết ngưng tập Pháp Luân Công, ông từ chối, vì thế họ giữ ông từ khi được thả và gửi ông đến một cơ quan giam giữ cảnh sát. Thuế Triêu Kiến dùng một cây lớn đánh vào mắt cá ông để trả thù. Ông Trịnh bị gửi trả lại trụ sở Ngô Gia Loan và ở đó thêm 38 ngày nữa.

Ngày 20 tháng 4 năm 2000, ông Trịnh, cha mẹ ông, và một người dì đã đến Bắc Kinh cùng nhau. Họ bị bắt ở Quảng trường Thiên An Môn. Cảnh sát còng tay ông vào một ống lò sưởi và không cho ông ngủ và ăn. Sau đó ông bị buộc trở về thôn, ông bị trói và bị làm nhục nơi công cộng trong một cuộc diễu hành. Cha mẹ ông và dì cũng bị giam 7 ngày. Trịnh Phương Quân sau đó bị gửi đến Trại lao động cưỡng bức Đại Yển huyện Tư Dương trong một năm.

Khốn khổ trong trại lao động

Cảnh sát thành phố Thành Đô đã bắt ông Trịnh ngày 9 tháng 4 năm 2002. Ông bị thẩm vấn và tra tấn khi ở trong Trung tâm giam giữ huyện Bì. Cảnh sát buộc ông chịu 2 năm lao động cưỡng bức. Ông thực hiện thời hạn tại Trại lao động cưỡng bức Tân Hoa, nơi ông bị đau khổ về thể chất và tinh thần. Phó đội Phó Vệ Đông đã ra lệnh các tù nhân tội ác trói chặt ông và ghim ông xuống sàn. Chúng đập và bước đi trên mặt ông. Đội trưởng Đồng Hải Ba, đội phó Phó Vệ Đông và cai ngục Lý Trường Không đấm, đá, và sốc ông cùng một lúc, đến khi các dùi cui hết điện. Trịnh Phương Quân bị buộc đứng quay mặt vào tường nhiều ngày từ sáng đến nửa đêm, ngoại trừ lúc ăn. Ông chống lại cuộc bức hại. Một lần ông hô, “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trong một cuộc họp. Kết quả là thời hạn lao động cưỡng bức của ông bị kéo dài thêm 6 tháng.

Cảnh sát không thông báo cho gia đình ông rằng thời hạn 2.5 năm lao động cưỡng bức đã hết. Thay vào đó, các viên chức trấn Phân Thủy là Nghiêm Xương Toàn và Lữ Trường Lâm đã đưa ông ra. Lữ Trường Lâm tịch thu 90 nhân dân tệ (tất cả tiền tiết kiệm của Trịnh) cho hắn. Trên xe buýt về nhà. Nghiêm và Lữ nghĩ Trịnh đang ngủ và thảo luận một âm mưu tống tiền từ ông Trịnh: họ sẽ nhốt ông ở Toại Trữ và bảo gia đình ông mang nhiều ngàn nhân dân tệ cho việc thả ông. Nếu họ không trả, ông sẽ bị gửi trả về trại lao động. Khi chúng cuối cùng đưa ông Trịnh đến nơi tạm thời giam giữ, 2 nhân viên cảnh sát đã ra ngoài ăn. Ông Trịnh trốn thoát trong thời gian này. Không một xu dính túi ông Trịnh đi hơn 30 km trong đêm đến một nhà bà con ở trấn Thông Hiền in huyện An Nhạc. Sau hơn một tháng lẩn tránh, cuối cùng ông về nhà.

Bị ép trở thành vô gia cư

Tháng 7 năm 2005, một đêm lúc 9 giờ tối, các nhân viên Nghiêm Xương Toàn và Lữ Trường Lâm, một người từ ủy ban tư pháp và chính trị địa phương, cảnh sát Vương, và một vài người, dẫn đầu là bí thư đảng thôn Văn Thắng Hợp, đã theo cách của họ vào nhà ông Trịnh và bắt ông. Trên đường đến nơi giam giữ, ông xoay sở nhảy xuống một con sông và trốn thoát. Bốn năm sau đó, ông không thể về nhà và phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Vào năm mới 2008, ông bí mật về nhà và ở một đêm. Ông rời nhà sớm vào buổi sáng ngày đầu năm, nhưng cảnh sát đã phát hiện. Không thể bắt ông Trịnh, các nhân viên cảnh sát giận dữ từ trấn Phân Thủy đã bắt cha ông và giam ông ấy trong Trung tâm giam giữ Vĩnh Hưng. Họ bảo gia đình trả 5000 nhân dân tệ tiền chuộc, nhưng gia đình không đồng ý. Cuối cùng, cha ông Trịnh đã thoát từ trung tâm giam giữ.

Từ năm 2000, nhà gia đình ông Trịnh bị lục soát 5 lần. Ngăn kéo bàn làm việc và tủ bị mở ra, sách Pháp Luân Công bị lấy cắp, và các vật dụng cá nhân khác, như là đầu máy CD và đầu ghi, bị tịch thu.


Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/26/218823.html
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/8/115212.html
Đăng ngày: 09–04–2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên bản.

Share