Theo Vương Bác Nho, một công dân của Thành phố Thạch Gia Trang

[MINH HUỆ 15-1-2010] Tên tôi là Vương Bác Nho. Tôi 20 tuổi. Tôi sống tại số 165 đường Hòe Bắc, đơn vị 1, #304, Thành phố Thạch Gia Trang, Tỉnh Hà Bắc. Đó là cư xá của Bưu điện Tỉnh Hà Bắc.

Mẹ tôi Phùng Hiểu Mai là một học viên Pháp Luân Công. Sáng ngày 27 tháng 4 năm 2009, mẹ tôi bị bắt bởi đặc vụ từ văn phòng của bà tại Hãng thông tin Hà Bắc Tứ Phương. Sau đó bà bị gửi đến một trại lao động cưỡng bức. Bây giờ mẹ tôi đang bị bệnh ung thư hậu môn, nhưng Trại lao động nữ Hà Bắc từ chối thả mẹ tôi ra để trị bệnh. Tôi cực lực yêu cầu rằng trại lao động cho phép mẹ tôi đi trị bệnh bên ngoài trại lao động. Bà là người phụ mẫu duy nhất còn sống sót lại của tôi.

Sau 20 ngày khiếu nại trong lo lắng và vô hiệu quả, ngày 17 tháng 5 năm 2009, chúng tôi nhận được một bản “Tuyên bố quyết định của lao động cưỡng bức” từ Sở cảnh sát Cảo Thành. Mẹ tôi bị kết án 18 tháng lao động cưỡng bức, và bà đã bị gửi đi Trại lao động nữ Hà Bắc. Đây là một sự ngạc nhiên cho chúng tôi, vì trước khi đó, chúng tôi không nghe nói điều gì cả. Bây giờ tôi sống với bà tôi 70 tuổi và một người anh em họ 6 tuổi, Vương Thiên Hành.

Mẹ tôi đã ở trong trại lao động hơn sáu tháng nay. Cha tôi cũng là một nạn nhân của trại lao động vì đức tin của ông. Sau khi chịu đựng hai năm tra tấn tại Trại lao động Thạch Gia Trang, sức khỏe của ông xuống dốc mau lẹ, mà dẫn đến cái chết của ông. Tôi sẽ không bao giờ quên sự đau đớn hãi hùng của cha tôi trong khi ở trong trại lao động.

Cha tôi, Vương Hoành Bân, là một kỹ sư tại Hãng Thiết bị Điện thoại Hà Bắc. Ông bị gửi đi một trại lao động vì tập luyện Pháp Luân Công. Trong khi bị giam tại Nhóm thứ nhì Đội số 2, ông bị tra tấn và ngược đãi trầm trọng. Trưởng nhóm Biên Thụ Cường, lính canh Trương Lực và Đổng Tân bảo một số tù nhân hình sự tra tấn cha tôi. Ông không được phép ngủ trong nhiều ngày. Một ngày ông không còn có thể thức tỉnh và ngủ gục. Để đánh thức ông dậy, một tù nhân hình sự đốt các móng tay với bật lửa. Một lần khác, ông bị treo lên khỏi mặt đất, hai tay còng với một tay dơ lên khỏi đầu trong ba ngày và ba đêm không ngừng nghỉ. Đôi chân ông vừa chấm đất trong lúc đó. Các lính canh ra lệnh cho các tù nhân trông chừng ông, nếu ông cố đặt đôi chân ông trên bức tường để nghỉ, các tù nhân sẽ đánh vào mắt cá chân ông. Trại lao động cũng buộc ông làm việc như một nô lệ trong nhiều giờ gia tăng. Ông bị cản không được gặp gia đình ông trong nhiều tháng. Các vi phạm thể chất và tinh thần là hàng ngày. Sự bức hại dài lâu đã làm xuống dốc sức khoẻ thể chất và tinh thần của cha tôi. Ông bị ho trầm trọng, đổ mồ hôi và mất ngủ; ông sụt cân một cách nguy hiểm. Sau khi ông về nhà, tình trạng của ông không tiến triển. Trong vòng một năm, ông mất ngày 9 tháng 10 năm 2003. Ông 39 tuổi, tôi chỉ 13.

Tôi bây giờ rất lo cho mẹ tôi. Tôi biết và hiểu bà. Bà rất ngay chính và thiện lành; bà kiên định vào các nguyên lý; bà sẽ không bao giờ chịu thỏa hiệp. Gần đây, tôi được biết một số chi tiết về sự tra tấn thể chất mà bà đang chịu đựng và sự đau đớn của bà. Tin tức tệ nhất là về sức khoẻ xuống dốc của bà. Mẹ tôi đang bị giam tại Nhóm số 1. Dĩ nhiên bà từ chối ký tên các tờ tuyên bố thỏa hiệp. Nữ lính canh Lưu bảo các tù nhân hình sự Chu Lệ Anh, Lưu Tông Trân và Tề Tiểu Lộ buộc bà ngồi kiết già, và cột hai chân bà với giây thừng trong sáu tiếng đồng hồ. Cơn đau thật khó chịu đựng, cuối cùng mẹ tôi khóc lớn vì đau. Nhưng nữ lính canh Cốc Hồng vẫn bất động và mặc kệ sự đau đớn của mẹ tôi. Cô ta còn kêu các tù nhân đóng cửa lại, như vậy cô ta sẽ không bị làm phiền bởi tiếng khóc của mẹ tôi. Sau hình phạt tàn nhẫn này, các lính canh từ chối để cho mẹ tôi có thời gian hồi phục, và buộc bà đứng lên trong một thời gian lâu. Bà không được phép ngủ và dùng nhà vệ sinh. Hai chân của mẹ tôi bị sưng trong nhiều tháng; bà bước đi khó khăn. Lúc bấy giờ, mẹ tôi bắt đầu đi tiểu ra máu. Triệu chứng này tiếp tục trong nhiều tháng. Trại lao động từ chối gửi bà đi một bệnh viện, và cả các người gia đình cũng bị từ chối cho đi thăm. Bà phải tiếp tục làm lao động nô lệ theo tỷ số lượng chỉ định cho mọi người không có giảm xuống.

Sau nhiều lần yêu cầu, chúng tôi cuối cùng được gặp bà một lần. Bà vô cùng yếu và xanh xao. Sự xuất huyết của bà đã diễn ra trong sáu tháng. Sự chữa trị duy nhất mà trại lao động cho bà là một số viên thuốc haemostatic và đôi lúc kiểm tra áp huyết. Họ từ chối cho phép mọi sự kiểm tra chi tiết sức khoẻ và chữa trị thích hợp. Một số bác sĩ nói với chúng tôi đó có thể là các triệu chứng của ung thư hậu môn. Cả nhà chúng tôi bây giờ rất lo lắng.

Tôi được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc. Nhưng khi tôi 10 tuổi, vào một buổi sáng mùa hè kinh hoàng, cha mẹ tôi bị mang đi mất và tôi bị bỏ lại nhà một mình. Ngày đó là ngày 20 tháng 7 năm 1999. Cha tôi được thả ra sau ba tháng bị giam cầm bí mật. Trong mười năm qua từ ngày đó, gia đình chúng tôi không bao giờ được có một ngày bình yên. Ba người đã bị mất mạng.

Cha tôi Vương Hoành Bân qua đời năm 2003.

Dì hai của tôi, Phùng Hiểu Mẫn, cũng là một học viên, bị bức hại và bị buộc đi trốn. Bà chết năm 2004 trong khi cố tránh cảnh sát quấy nhiễu. Con trai của bà, người anh em họ của tôi Vương Thiên Hành chỉ mới có 22 tháng khi nó trở nên mồ côi. Mẹ tôi nuôi dưỡng nó.

Các cảnh sát viên địa phương và các nhân công cư xá thường đến quấy nhiễu chúng tôi. Chúng tôi không biết ai sẽ là người bị bắt kế tiếp. Cảm thấy như là mọi sự đều có thể xảy ra cho chúng tôi bất kỳ lúc nào. Chúng tôi không có cảm giác an ninh hoặc an toàn chút nào. Ông tôi run lên ghê gớm mỗi khi ông nghe tiếng gõ cửa. Cuối cùng ông không còn chịu nổi cuộc sống trong sợ hãi như vậy, và ông đã qua đời năm 2005.

Dượng tôi (Cha của Vương Thiên Hành) bị mất tích. Cảnh sát vẫn thường đến nhà chúng tôi để truy tìm ông ta. Tôi rất rõ rằng nếu ông trở về nhà bất cứ lúc nào, thì ông sẽ bị bắt.

Mẹ tôi là một kỹ sư trưởng tài năng. Bà luôn nhận được sự khen tặng và ủng hộ từ các bạn đồng nghiệp và quản lý. Bà rất chuyên cần, có tài, và đã đăng một số bài viết chất lượng cao. Các sản phẩm mà bà thiết kế đã khiến cho hãng của bà được khá nhiều lợi ích. Nhưng bây giờ, ngưòi đàn bà tài năng đó phải đi làm lao động nô lệ trong những điều kiện ghê tởm, và cả không được đi trị bệnh.

Với mẹ trong tù, gia đình chúng tôi không có thu nhập. Với một người già và một trẻ em tại nhà và không có tiền bạc, tôi phải ngưng đi học và tức thời tìm việc làm. Bà tôi không khỏe; bà nhớ mẹ tôi, dì tôi và ông tôi nhiều lắm, và thường khóc luôn. Người em họ của tôi học lớp hai, và nó thật sự cần sự giúp đỡ nhiều thứ. Tôi, một thanh niên 20 tuổi, không có bằng cấp đại học, phải đối diện với sự cạnh tranh khắt khe trên thị trường công việc. Tôi rất lo lắng là tôi có thể không đủ sức cung cấp các nhu cầu cho gia đình tôi.

Sau khi bị mất người cha yêu dấu của tôi, tôi không thể cho phép lại mất đi bà mẹ tôi. Bà tôi bị mất chồng bà, và bà không thể mất đứa con gái duy nhất còn sống sót của bà! Người em họ Vương Thiên Hành trở nên một cô nhi vào tuổi còn non nớt, và nó không thể cho phép bị mất người dì thân yêu của nó mà đã nuôi nó như chính con trai của bà trong suốt cuộc đời của nó.

Sau khi đã chịu đựng ngược đãi lâu như vậy trong trại lao động cưỡng bức, mẹ tôi Phùng Hiểu Mai, bây giờ sức khỏe rất kém. Tôi không chịu đựng được thậm chí khi nghĩ về điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Tất cả người trong gia đình tôi đều rất lo lắng. Tôi khiếu nại đến chính phủ và dân chúng, xin hãy cho phép mẹ tôi đi chữa bệnh bên ngoài. Xin hãy giúp tôi giữ lại được mẹ tôi.

Bài viết liên quan: “Cha mẹ già khóc cái chết của con họ, Bà Lữ Thục Cầm yêu cầu thả con gái bà ra

Viết ngày 14 tháng 1 năm 2010


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/15/216310.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/29/114215.html
Đăng ngày 19-04-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share